Theo tờ Sina của Trung Quốc, Tổng thống Ukraine Zelensky ban đầu hy vọng rằng, việc bổ sung các xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến của phương Tây như Leopard 2 sẽ giáng một đòn nặng nề vào quân đội Nga và tăng tốc độ phản công của quân đội Ukraine; thậm chí thay đổi cục diện chiến trường. Ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, sau khi được đưa vào thực chiến hơn 1 tháng, Leopard 2 đã không mang lại hiệu quả như mong đợi của quân đội Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga trong thông báo nêu rõ, quân đội Nga đã phá hủy nhiều xe tăng Leopard 2 trong các trận chiến ở vùng Donbass. Đồng thời, một số video và hình ảnh xe tăng Leopard 2, bị tên lửa Nga thiêu cháy đen đã được lan truyền trên Internet. Ảnh: DV.Với cường độ giao tranh ngày càng leo thang, nguy cơ bị tiêu diệt của Leopard 2 ngày càng cao. Trên bộ, Leopard 2 của Ukraine phải đối đầu với xe tăng và tên lửa chống tăng xách tay của Nga; trên không, những chiếc trực thăng vũ trang Ka-52 của Nga luôn theo sát Leopard 2 để “tìm diệt”. Ảnh: Pinterest.
Dưới sự "chăm sóc kỹ càng" của quân đội Nga, Leopard 2 của Ukraine còn chưa kịp khai hỏa viên đạn nào vào quân Nga, nhưng đã bị bắn cháy hàng loạt. Để có thể chống lại làn sóng tấn công của tên lửa Nga, quân đội Ukraine đã bắt đầu thực hiện những nâng cấp nhanh đối với Leopard 2, bằng cách bổ sung thêm lớp giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Vicker.Một bức ảnh lan truyền trên mạng cách đây vài ngày cho thấy, một chiếc Leopard 2 bị quân đội Nga hạ gục được bao phủ dày đặc bởi những mảnh kim loại nhỏ, những mảnh kim loại nhỏ này chính là lớp giáp phản ứng nổ. Ảnh: QQ.Theo các chuyên gia quân sự, giáp phản ứng nổ là loại trang bị thường được các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại sử dụng để nâng cao khả năng bảo vệ. Nguyên lý hoạt động của nó là khi xe tăng được trang bị giáp ERA, nếu trúng tên lửa chống tăng vào phần ERA, thì ERA sẽ lập tức nổ tung; Ảnh: Sina.Khi giáp ERA trúng đạn phát nổ, sẽ làm chệch thanh xuyên (với đạn xuyên giáp lõi cứng), hoặc làm phân tán luồng xuyên của đạn lõm; đồng thời tạo thành phản lực, từ đó triệt tiêu sức xuyên của tên lửa chống tăng với lớp giáp xe tăng. Giúp giảm bớt hiệu quả sát thương của tên lửa hoặc đạn xuyên giáp của đối phương. Ảnh: Sina.Tuy nhiên, ERA cũng có nhiều nhược điểm, chẳng hạn như sau khi xe tăng được bọc ERA bị tên lửa chống tăng của đối phương bắn trúng, nó sẽ tạo ra các mảnh nhỏ, gây sát thương thứ cấp cho bộ binh đi tháp tùng gần xe. Ảnh: Pinterest.Cùng với đó, những tấm ERA được ốp sát thân xe, khi bị kích nổ, sẽ ảnh hưởng lớn tới kíp xe ngồi bên trong. Do đó, Quân đội Nga phải quy định, khoảng cách an toàn giữa bộ binh và xe tăng lắp giáp phản ứng nổ khi chiến đấu. Ảnh: Forces.Khi trang bị giáp phản ứng nổ, cũng sẽ làm tăng trọng lượng của xe tăng hoặc xe bọc thép; điều này ảnh hưởng đến khả năng cơ động của xe tăng hoặc xe bọc thép được trang bị. Ngoài ra, việc mang giáp phản ứng nổ sẽ làm giảm hiệu suất tàng hình của xe tăng hoặc xe bọc thép. Ảnh: Pinterest.Chính vì điều này mà trong quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực sau này, xe tăng của các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Đức đã không áp dụng giáp phản ứng nổ và tìm công nghệ khác để cải thiện hiệu suất bảo vệ của xe tăng hoặc xe bọc thép. Ảnh: Pinterest.
Ví dụ, khi thiết kế thân xe, họ chú ý tăng cường bảo vệ các bộ phận dễ bị tên lửa chống tăng tấn công, nhất là phía trước và hai bên sườn. Những nơi này, sử dụng thép cường độ cao cho vật liệu thân xe, tăng độ dày của lớp giáp bảo vệ một cách thích hợp và một số phương pháp bảo vệ chủ động. Ảnh: Pinterest.Việc áp dụng những công nghệ này thực sự đã làm cho các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây trông “đẹp” hơn và thoải mái hơn, không giống như vẻ ngoài của các xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô/Nga, hơi lộn xộn và cồng kềnh; ví dụ với T-72, điều đó rất rõ ràng.Ảnh: Pinterest.Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã “chế giễu” rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực có giáp phản ứng nổ do Nga sản xuất là "lạc hậu", không đẹp và dễ sử dụng như xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây?Ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, xét về hành vi "cải tổ thần kỳ" của quân đội Ukraine, công nghệ giáp phản ứng nổ không hề lạc hậu; đặc biệt là khi chống đạn nổ lõm.Ảnh: Sina.Trên thực tế, không chỉ xe tăng chiến đấu chủ lực, trong quá trình phát triển nhiều loại vũ khí trang bị, phương Tây và Nga đã đi những con đường khác nhau, muốn nói trong hai con đường này con đường nào tốt hơn thì thực ra rất khó đánh giá ưu nhược điểm riêng. Do vậy việc học hỏi lẫn nhau là lựa chọn đúng đắn nhất. Ảnh: Pinterest.
Theo tờ Sina của Trung Quốc, Tổng thống Ukraine Zelensky ban đầu hy vọng rằng, việc bổ sung các xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến của phương Tây như Leopard 2 sẽ giáng một đòn nặng nề vào quân đội Nga và tăng tốc độ phản công của quân đội Ukraine; thậm chí thay đổi cục diện chiến trường. Ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, sau khi được đưa vào thực chiến hơn 1 tháng, Leopard 2 đã không mang lại hiệu quả như mong đợi của quân đội Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga trong thông báo nêu rõ, quân đội Nga đã phá hủy nhiều xe tăng Leopard 2 trong các trận chiến ở vùng Donbass. Đồng thời, một số video và hình ảnh xe tăng Leopard 2, bị tên lửa Nga thiêu cháy đen đã được lan truyền trên Internet. Ảnh: DV.
Với cường độ giao tranh ngày càng leo thang, nguy cơ bị tiêu diệt của Leopard 2 ngày càng cao. Trên bộ, Leopard 2 của Ukraine phải đối đầu với xe tăng và tên lửa chống tăng xách tay của Nga; trên không, những chiếc trực thăng vũ trang Ka-52 của Nga luôn theo sát Leopard 2 để “tìm diệt”. Ảnh: Pinterest.
Dưới sự "chăm sóc kỹ càng" của quân đội Nga, Leopard 2 của Ukraine còn chưa kịp khai hỏa viên đạn nào vào quân Nga, nhưng đã bị bắn cháy hàng loạt. Để có thể chống lại làn sóng tấn công của tên lửa Nga, quân đội Ukraine đã bắt đầu thực hiện những nâng cấp nhanh đối với Leopard 2, bằng cách bổ sung thêm lớp giáp phản ứng nổ (ERA). Ảnh: Vicker.
Một bức ảnh lan truyền trên mạng cách đây vài ngày cho thấy, một chiếc Leopard 2 bị quân đội Nga hạ gục được bao phủ dày đặc bởi những mảnh kim loại nhỏ, những mảnh kim loại nhỏ này chính là lớp giáp phản ứng nổ. Ảnh: QQ.
Theo các chuyên gia quân sự, giáp phản ứng nổ là loại trang bị thường được các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại sử dụng để nâng cao khả năng bảo vệ. Nguyên lý hoạt động của nó là khi xe tăng được trang bị giáp ERA, nếu trúng tên lửa chống tăng vào phần ERA, thì ERA sẽ lập tức nổ tung; Ảnh: Sina.
Khi giáp ERA trúng đạn phát nổ, sẽ làm chệch thanh xuyên (với đạn xuyên giáp lõi cứng), hoặc làm phân tán luồng xuyên của đạn lõm; đồng thời tạo thành phản lực, từ đó triệt tiêu sức xuyên của tên lửa chống tăng với lớp giáp xe tăng. Giúp giảm bớt hiệu quả sát thương của tên lửa hoặc đạn xuyên giáp của đối phương. Ảnh: Sina.
Tuy nhiên, ERA cũng có nhiều nhược điểm, chẳng hạn như sau khi xe tăng được bọc ERA bị tên lửa chống tăng của đối phương bắn trúng, nó sẽ tạo ra các mảnh nhỏ, gây sát thương thứ cấp cho bộ binh đi tháp tùng gần xe. Ảnh: Pinterest.
Cùng với đó, những tấm ERA được ốp sát thân xe, khi bị kích nổ, sẽ ảnh hưởng lớn tới kíp xe ngồi bên trong. Do đó, Quân đội Nga phải quy định, khoảng cách an toàn giữa bộ binh và xe tăng lắp giáp phản ứng nổ khi chiến đấu. Ảnh: Forces.
Khi trang bị giáp phản ứng nổ, cũng sẽ làm tăng trọng lượng của xe tăng hoặc xe bọc thép; điều này ảnh hưởng đến khả năng cơ động của xe tăng hoặc xe bọc thép được trang bị. Ngoài ra, việc mang giáp phản ứng nổ sẽ làm giảm hiệu suất tàng hình của xe tăng hoặc xe bọc thép. Ảnh: Pinterest.
Chính vì điều này mà trong quá trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực sau này, xe tăng của các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Đức đã không áp dụng giáp phản ứng nổ và tìm công nghệ khác để cải thiện hiệu suất bảo vệ của xe tăng hoặc xe bọc thép. Ảnh: Pinterest.
Ví dụ, khi thiết kế thân xe, họ chú ý tăng cường bảo vệ các bộ phận dễ bị tên lửa chống tăng tấn công, nhất là phía trước và hai bên sườn. Những nơi này, sử dụng thép cường độ cao cho vật liệu thân xe, tăng độ dày của lớp giáp bảo vệ một cách thích hợp và một số phương pháp bảo vệ chủ động. Ảnh: Pinterest.
Việc áp dụng những công nghệ này thực sự đã làm cho các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây trông “đẹp” hơn và thoải mái hơn, không giống như vẻ ngoài của các xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô/Nga, hơi lộn xộn và cồng kềnh; ví dụ với T-72, điều đó rất rõ ràng.Ảnh: Pinterest.
Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đã “chế giễu” rằng, xe tăng chiến đấu chủ lực có giáp phản ứng nổ do Nga sản xuất là "lạc hậu", không đẹp và dễ sử dụng như xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây?Ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, xét về hành vi "cải tổ thần kỳ" của quân đội Ukraine, công nghệ giáp phản ứng nổ không hề lạc hậu; đặc biệt là khi chống đạn nổ lõm.Ảnh: Sina.
Trên thực tế, không chỉ xe tăng chiến đấu chủ lực, trong quá trình phát triển nhiều loại vũ khí trang bị, phương Tây và Nga đã đi những con đường khác nhau, muốn nói trong hai con đường này con đường nào tốt hơn thì thực ra rất khó đánh giá ưu nhược điểm riêng. Do vậy việc học hỏi lẫn nhau là lựa chọn đúng đắn nhất. Ảnh: Pinterest.