Trong những ngày qua, mặc dù những chiếc xe tăng Leopard-2 của Đức chưa kịp gửi đến được chiến trường Ukraine, nhưng đã tốn nhiều giấy mực của truyền thông quốc tế. Và trước khi những chiếc xe tăng Leopard tham chiến, thì Quân đội Nga đã sẵn sàng đón tiếp bằng loại robot chống tăng Marker 2 hoàn toàn tự động.Tại sao “màn chào đón” xe tăng NATO của Quân đội Nga không phải là tăng T-14 Armata mà lại là những robot chiến đấu khiêm tốn, chưa một lần thực chiến? Câu trả lời là Quân đội Nga cũng không quá lo lắng với những chiếc xe tăng Leopard-2; hơn nữa, họ dường như rất coi trọng vai trò của robot chiến đấu và đã đưa loại vũ khí này vào thử nghiệm.Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ điều khiển và trí tuệ nhân tạo (AI), máy bay không người lái (UAV) đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp quốc phongf. Nếu UAV thuộc về không quân, thì lục quân và hải quân có thiết bị chiến đấu không người lái? Câu trả lời là có.Các phương tiện chiến đấu không người lái của lục quân và tàu không người lái của hải quân, là trọng tâm phát triển vũ khí của các cường quốc quân sự. Mặc dù Nga còn kém Mỹ và Israel về công nghệ UAV, nhưng Moskva rất coi trọng việc phát triển robot chiến đấu không người lái và cho đến nay đã có một số mẫu ra đời.So với xe tăng có người lái, ưu điểm lớn nhất của robot chiến đấu không người lái, là có thể tránh được thương vong một cách hiệu quả. Trước đây, các phương tiện chiến đấu không người lái chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực rà phá bom mìn và chúng có thể dễ dàng xử lý một số chất nổ.Sau đó, Nga đã cố gắng lắp đặt vũ khí cỡ nòng nhỏ, chẳng hạn như súng máy hay súng phóng lựu liên thanh, lên trên các phương tiện không người lái; để những phương tiện không người lái này có khả năng tấn công nhất định.Tuy nhiên, những phương tiện không người lái đời đầu, không thể được gọi là robot chiến đấu, vì chúng cần được điều khiển bởi con người (thông qua điều khiển vô tuyến không dây hoặc có dây); vì vậy chúng chỉ có thể được gọi là vũ khí điều khiển từ xa. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các robot chiến đấu không người lái ngày nay đã có thể tự động điều hướng, tự động xác định mục tiêu và có thể tự xác định. liệu có phát động tấn công hay không.9. Hiện tại, việc ứng dụng trực tiếp công nghệ này, vào lĩnh vực quân sự, vẫn tồn tại những rủi ro nhất định, bởi một khi hệ thống nhận dạng bạn-thù gặp sự cố, các robot chiến đấu không người lái có thể nổ súng vào quân ta. Bởi vậy, loại vũ khí này còn cần rất nhiều khảo nghiệm, mới có thể yên tâm chiến đấu.Việc Nga sử dụng robot chiến đấu không người lái để đối phó với xe tăng NATO quả thực là khả thi; dù sao, robot chiến đấu có hỏa lực mạnh hơn, nên việc lắp đặt tên lửa chống tăng hoàn toàn không phải là vấn đề.Hơn nữa, robot chiến đấu không người lái tương đối nhỏ, càng có khả năng ẩn nấp tốt hơn; trong khi đó, xe tăng là mục tiêu càng lớn, nên càng dễ dàng bại lộ. Chỉ cần bị robot chiến đấu khóa lại, xe tăng địch sẽ gặp nguy hiểm. Xe tăng NATO thường yêu cầu tổ lái 4 người và họ chỉ có thể điều khiển một xe tăng; nhưng ở Nga, một người có thể điều khiển nhiều robot không người lái để chiến đấu; điều này đem lại lợi thế rất nhiều. Việc huấn luyện sử dụng robot chắc chắn đỡ tốn kém và nhẹ nhàng hơn nhiều so với huấn luyện một kíp xe tăng.Tuy nhiên, robot chiến đấu không người lái không phải là hoàn hảo và bảo mật thông tin là rất quan trọng. Bài học mà Iran đã dạy cho Mỹ trước đây, cũng rất đáng để Nga học hỏi; khi Iran có thể sử dụng các phương pháp tác chiến điện tử, để dụ UAV của Mỹ.Nếu Iran ép hạ cánh kỹ thuật được UAV hiện đại của Mỹ, thì Ukraine dưới sự giúp sức của phương Tây, cũng có thể sử dụng các phương pháp tương tự để giành quyền kiểm soát các robot chiến đấu không người lái của Nga. Điều này rất quan trọng, khiến Nga buộc phải cân nhắc. Video Nga thử nghiệm robot chiến đấu Marker 2
Trong những ngày qua, mặc dù những chiếc xe tăng Leopard-2 của Đức chưa kịp gửi đến được chiến trường Ukraine, nhưng đã tốn nhiều giấy mực của truyền thông quốc tế. Và trước khi những chiếc xe tăng Leopard tham chiến, thì Quân đội Nga đã sẵn sàng đón tiếp bằng loại robot chống tăng Marker 2 hoàn toàn tự động.
Tại sao “màn chào đón” xe tăng NATO của Quân đội Nga không phải là tăng T-14 Armata mà lại là những robot chiến đấu khiêm tốn, chưa một lần thực chiến? Câu trả lời là Quân đội Nga cũng không quá lo lắng với những chiếc xe tăng Leopard-2; hơn nữa, họ dường như rất coi trọng vai trò của robot chiến đấu và đã đưa loại vũ khí này vào thử nghiệm.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, công nghệ điều khiển và trí tuệ nhân tạo (AI), máy bay không người lái (UAV) đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp quốc phongf. Nếu UAV thuộc về không quân, thì lục quân và hải quân có thiết bị chiến đấu không người lái? Câu trả lời là có.
Các phương tiện chiến đấu không người lái của lục quân và tàu không người lái của hải quân, là trọng tâm phát triển vũ khí của các cường quốc quân sự. Mặc dù Nga còn kém Mỹ và Israel về công nghệ UAV, nhưng Moskva rất coi trọng việc phát triển robot chiến đấu không người lái và cho đến nay đã có một số mẫu ra đời.
So với xe tăng có người lái, ưu điểm lớn nhất của robot chiến đấu không người lái, là có thể tránh được thương vong một cách hiệu quả. Trước đây, các phương tiện chiến đấu không người lái chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực rà phá bom mìn và chúng có thể dễ dàng xử lý một số chất nổ.
Sau đó, Nga đã cố gắng lắp đặt vũ khí cỡ nòng nhỏ, chẳng hạn như súng máy hay súng phóng lựu liên thanh, lên trên các phương tiện không người lái; để những phương tiện không người lái này có khả năng tấn công nhất định.
Tuy nhiên, những phương tiện không người lái đời đầu, không thể được gọi là robot chiến đấu, vì chúng cần được điều khiển bởi con người (thông qua điều khiển vô tuyến không dây hoặc có dây); vì vậy chúng chỉ có thể được gọi là vũ khí điều khiển từ xa.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các robot chiến đấu không người lái ngày nay đã có thể tự động điều hướng, tự động xác định mục tiêu và có thể tự xác định. liệu có phát động tấn công hay không.
9. Hiện tại, việc ứng dụng trực tiếp công nghệ này, vào lĩnh vực quân sự, vẫn tồn tại những rủi ro nhất định, bởi một khi hệ thống nhận dạng bạn-thù gặp sự cố, các robot chiến đấu không người lái có thể nổ súng vào quân ta. Bởi vậy, loại vũ khí này còn cần rất nhiều khảo nghiệm, mới có thể yên tâm chiến đấu.
Việc Nga sử dụng robot chiến đấu không người lái để đối phó với xe tăng NATO quả thực là khả thi; dù sao, robot chiến đấu có hỏa lực mạnh hơn, nên việc lắp đặt tên lửa chống tăng hoàn toàn không phải là vấn đề.
Hơn nữa, robot chiến đấu không người lái tương đối nhỏ, càng có khả năng ẩn nấp tốt hơn; trong khi đó, xe tăng là mục tiêu càng lớn, nên càng dễ dàng bại lộ. Chỉ cần bị robot chiến đấu khóa lại, xe tăng địch sẽ gặp nguy hiểm.
Xe tăng NATO thường yêu cầu tổ lái 4 người và họ chỉ có thể điều khiển một xe tăng; nhưng ở Nga, một người có thể điều khiển nhiều robot không người lái để chiến đấu; điều này đem lại lợi thế rất nhiều. Việc huấn luyện sử dụng robot chắc chắn đỡ tốn kém và nhẹ nhàng hơn nhiều so với huấn luyện một kíp xe tăng.
Tuy nhiên, robot chiến đấu không người lái không phải là hoàn hảo và bảo mật thông tin là rất quan trọng. Bài học mà Iran đã dạy cho Mỹ trước đây, cũng rất đáng để Nga học hỏi; khi Iran có thể sử dụng các phương pháp tác chiến điện tử, để dụ UAV của Mỹ.
Nếu Iran ép hạ cánh kỹ thuật được UAV hiện đại của Mỹ, thì Ukraine dưới sự giúp sức của phương Tây, cũng có thể sử dụng các phương pháp tương tự để giành quyền kiểm soát các robot chiến đấu không người lái của Nga. Điều này rất quan trọng, khiến Nga buộc phải cân nhắc.
Video Nga thử nghiệm robot chiến đấu Marker 2