Cơ quan thông tấn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây tiết lộ 3 hình ảnh đầu tiên trên thế giới về hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf trong biên chế lực lượng phòng không nước này. Nguồn ảnh: China MilitaryCác hình ảnh ghi lại hoạt động diễn tập huấn luyện triển khai hệ thống S-400. Trong ảnh, các binh sĩ Trung Quốc đang luyện tập việc nạp các ống phóng tên lửa lên bệ phóng tự hành đặt trên khung gầm xe việt dã BAZ. Nguồn ảnh: China MilitaryTheo nguồn tin phương tiện truyền thông Nga, tới thời điểm đầu năm 2019, lực lượng phòng không Trung Quốc đã hai lần tiến hành bắn thử S-400 Triumf. Lần gần đây nhất vào cuối tháng 12/2018, "đạn tên lửa 48N6E đã đánh chặn thành công mục tiêu khí động học bay tốc độ 600m/s cách đến 250km". Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu phòng không Trung Quốc đã hoàn thành việc huấn luyện và đưa vào triển khai chiến đấu S-400 hay chưa? Nguồn ảnh: China MilitaryTrung Quốc hiện được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu thành công các hệ thống tên lửa S-400 hiện đại. Theo các nguồn tin, họ đã ký thỏa thuận trị gia khoảng 3 tỷ USD mua 2 trung đoàn S-400. Nguồn ảnh: Sputnik InternationalViệc chuyển giao các hệ thống S-400 bắt đầu được Nga thực hiện vào khoảng tháng 1/2018. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu Nga đã hoàn thành việc này hay chưa bởi ít nhất một chuyến tàu hàng gặp thời tiết xấu dẫn tới việc Nga phải phá hủy toàn bộ và chế tạo lại mới cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Defence TalkTheo giới phân tích, với hệ thống S-400, Trung Quốc có thể khống chế vùng không phận cực kỳ rộng lớn, nếu đặt Triumf ở Phúc Kiến họ có thể "nắm trong tay" cả không phận đảo Đài Loan, còn nếu đặt ở tỉnh Sơn Đông có thể bao phủ cả quần đảo Điều Ngư (Nhật gọi là Senkaku). Nguồn ảnh: Russian Defense PolicyTheo các tính toán, một tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600km. Còn một lữ đoàn (6 tiểu đoàn) có thể khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này.Một tiểu đoàn S-400 thông thường có 12 xe phóng tự hành với 48 quả đạn (mỗi xe lắp 4 quả) hoặc lên tới 192 quả nếu dùng đạn nhỏ kiểu 9M96; thường kèm theo sẽ là đài điều khiển hỏa lực 92N6E và radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6. Trong ảnh là đài điều khiển 92N6E của S-400 có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminTrong ảnh là đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6 với tầm quét 300km có khả năng bắt mục tiêu bay ở độ cao cực thấp, mục tiêu tàng hình... Việt Nam cũng mua loại radar này trang bị cho các tổ hợp S-300PMU-1. Nguồn ảnh: WikipediaS-400 được trang bị nhiều loại đạn tên lửa với tầm bắn từ ngắn tới xa, từ thấp đến cao gồm: 9M96E (tầm bắn 40km); 9M96E2 (120km); 48N6E2/E3 (200-250km); 48N6DM (250km) và đặc biệt là 40N6 có tầm bắn 400km. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu Nga có bán 40N6 cho Trung Quốc hay không, có nguồn tin cho rằng hiện Moscow còn chưa thử nghiệm xong loại đạn này. Nguồn ảnh: Vitaly KuzminMời độc giả xem video tên lửa S-400 khai hỏa. Nguồn: RT
Cơ quan thông tấn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây tiết lộ 3 hình ảnh đầu tiên trên thế giới về hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf trong biên chế lực lượng phòng không nước này. Nguồn ảnh: China Military
Các hình ảnh ghi lại hoạt động diễn tập huấn luyện triển khai hệ thống S-400. Trong ảnh, các binh sĩ Trung Quốc đang luyện tập việc nạp các ống phóng tên lửa lên bệ phóng tự hành đặt trên khung gầm xe việt dã BAZ. Nguồn ảnh: China Military
Theo nguồn tin phương tiện truyền thông Nga, tới thời điểm đầu năm 2019, lực lượng phòng không Trung Quốc đã hai lần tiến hành bắn thử S-400 Triumf. Lần gần đây nhất vào cuối tháng 12/2018, "đạn tên lửa 48N6E đã đánh chặn thành công mục tiêu khí động học bay tốc độ 600m/s cách đến 250km". Tuy vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu phòng không Trung Quốc đã hoàn thành việc huấn luyện và đưa vào triển khai chiến đấu S-400 hay chưa? Nguồn ảnh: China Military
Trung Quốc hiện được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu thành công các hệ thống tên lửa S-400 hiện đại. Theo các nguồn tin, họ đã ký thỏa thuận trị gia khoảng 3 tỷ USD mua 2 trung đoàn S-400. Nguồn ảnh: Sputnik International
Việc chuyển giao các hệ thống S-400 bắt đầu được Nga thực hiện vào khoảng tháng 1/2018. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu Nga đã hoàn thành việc này hay chưa bởi ít nhất một chuyến tàu hàng gặp thời tiết xấu dẫn tới việc Nga phải phá hủy toàn bộ và chế tạo lại mới cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Defence Talk
Theo giới phân tích, với hệ thống S-400, Trung Quốc có thể khống chế vùng không phận cực kỳ rộng lớn, nếu đặt Triumf ở Phúc Kiến họ có thể "nắm trong tay" cả không phận đảo Đài Loan, còn nếu đặt ở tỉnh Sơn Đông có thể bao phủ cả quần đảo Điều Ngư (Nhật gọi là Senkaku). Nguồn ảnh: Russian Defense Policy
Theo các tính toán, một tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600km. Còn một lữ đoàn (6 tiểu đoàn) có thể khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này.
Một tiểu đoàn S-400 thông thường có 12 xe phóng tự hành với 48 quả đạn (mỗi xe lắp 4 quả) hoặc lên tới 192 quả nếu dùng đạn nhỏ kiểu 9M96; thường kèm theo sẽ là đài điều khiển hỏa lực 92N6E và radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6. Trong ảnh là đài điều khiển 92N6E của S-400 có nhiệm vụ theo dõi mục tiêu, phân loại các mục tiêu, tính toán tên lửa cần phải phóng và hướng dẫn cho tên lửa định vị mục tiêu. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Trong ảnh là đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6 với tầm quét 300km có khả năng bắt mục tiêu bay ở độ cao cực thấp, mục tiêu tàng hình... Việt Nam cũng mua loại radar này trang bị cho các tổ hợp S-300PMU-1. Nguồn ảnh: Wikipedia
S-400 được trang bị nhiều loại đạn tên lửa với tầm bắn từ ngắn tới xa, từ thấp đến cao gồm: 9M96E (tầm bắn 40km); 9M96E2 (120km); 48N6E2/E3 (200-250km); 48N6DM (250km) và đặc biệt là 40N6 có tầm bắn 400km. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu Nga có bán 40N6 cho Trung Quốc hay không, có nguồn tin cho rằng hiện Moscow còn chưa thử nghiệm xong loại đạn này. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin
Mời độc giả xem video tên lửa S-400 khai hỏa. Nguồn: RT