Được giới thiệu từ năm 1974, tiêm kích F-14 Tomcat là loại máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi với khả năng chiến đấu và sử dụng như một máy bay do thám trên không cực kỳ vượt trội. Tổng cộng đã có 712 chiếc máy bay loại này được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1972 tới 2006. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.Trong thời gian mối quan hệ giữa Mỹ và Vương quốc Iran còn đang tốt đẹp, phía Mỹ đã chào mời Iran mua các loại máy bay F-14 hoặc F-15 của nước này để ngăn chặn các máy bay MiG-25 của Liên Xô lúc bấy giờ hay thực hiện các phi vụ xâm nhập vào vùng trời Vương Quốc Iran để thu thập thông tin do thám. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.Đến năm 1974, phía Iran đã đặt hàng Mỹ tổng cộng 80 chiếc máy bay F-14 Tomcat và những chiếc máy bay hoàn thiện đầu tiên đã được chuyển giao cho phía Iran trong năm 1976. Những chiếc đầu tiên này bị cắt giảm đi một vài thiết bị điện tử, cảm biến hiện đại nhưng lại sở hữu động cơ TF-30-414 hiện đại hơn các phiên bản F-14 trước đó. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.Đến năm 1979, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Iran trở nên cực kỳ căng thẳng với việc Iran lật đổ vua Shah và chuyển sang xây dựng một nhà nước Hồi giáo kèm theo đó là vụ việc các sinh viên Iran tấn công, bắt giữ hơn 60 nhân viên bên trong Đại Sứ Quán Mỹ khiến Mỹ ngay lập tức đặt lệnh trừng phạt và cấm vận lên quốc gia này. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.Tính đến thời điểm đó, phía Mỹ đã chuyển giao cho Iran 79 chiếc F-14 trong tổng số 80 chiếc của đơn hàng, một số lượng lớn F-14 của Không quân Hoàng gia Iran đã bị phá hủy trong cuộc đảo chính, tuy nhiên số còn lại vẫn nằm trong trạng thái rất tốt và sau đó đã được đưa sang Liên Xô để phía Liên Xô nghiên cứu, chế tạo phụ tùng thay thế và hỗ trợ phía Iran trong quá trình bảo dưỡng loại tiêm kích hiện đại này của Mỹ (phía Nga và Iran vẫn chưa bao giờ công nhận hoặc phủ nhận thông tin Iran đưa F-14 sang Liên Xô). Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), các chiến đấu cơ F-14 của Không quân Iran đã bắn hạ rất nhiều máy bay chiến đấu của Iraq, chứng tỏ vị thế chiếm lĩnh bầu trời của Không lực Iran thời kỳ đó với khoảng 50 chiếc còn hoạt động tốt. Đến thời điểm hiện tại, phía Iran vẫn còn khoảng 44 chiếc tiêm kích đánh chặn F-14 trong biên chế của lực lượng Không quân. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.F-14 là một trong số ít những chiếc tiêm kích đánh chặn được trang bị hệ thống cánh cụp cánh xòe. Sải cánh của nó khi xòe đạt độ rộng tối đa 19,55 mét , khi cụp hết cỡ đạt 11,58 mét. Máy bay có chiều dài 19,1 mét và có phi hành đoàn 2 người. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.F-14 được trang bị hai động cơ GE F110-GE-400 cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 74 tấn. vận tốc tối đa chiếc tiêm kích này có thể đạt được vào khoảng Mach 2,34 tương đương với 2.485 km/h ở độ cao lớn. Bán kính chiến đấu của F-14 đạt khoảng 926 km, tầm bay tối đa 2.960 km và trần bay đạt 15.200 mét. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.Sau khi Mỹ cho các máy bay F-14 cuối cùng trong biên chế Không quân nước này nghỉ hưu vào năm 2006 thì Iran hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới đang sở hữu loại máy bay này. Trớ trêu thay, kẻ thù chịu lệnh cấm vận hà khắc nhất của Mỹ lại đang sở hữu một trong những máy bay tiêm kích chiến đấu hiện đại nhất từng được Lầu Năm Góc sử dụng. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
Được giới thiệu từ năm 1974, tiêm kích F-14 Tomcat là loại máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xòe 2 động cơ 2 chỗ ngồi với khả năng chiến đấu và sử dụng như một máy bay do thám trên không cực kỳ vượt trội. Tổng cộng đã có 712 chiếc máy bay loại này được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1972 tới 2006. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
Trong thời gian mối quan hệ giữa Mỹ và Vương quốc Iran còn đang tốt đẹp, phía Mỹ đã chào mời Iran mua các loại máy bay F-14 hoặc F-15 của nước này để ngăn chặn các máy bay MiG-25 của Liên Xô lúc bấy giờ hay thực hiện các phi vụ xâm nhập vào vùng trời Vương Quốc Iran để thu thập thông tin do thám. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
Đến năm 1974, phía Iran đã đặt hàng Mỹ tổng cộng 80 chiếc máy bay F-14 Tomcat và những chiếc máy bay hoàn thiện đầu tiên đã được chuyển giao cho phía Iran trong năm 1976. Những chiếc đầu tiên này bị cắt giảm đi một vài thiết bị điện tử, cảm biến hiện đại nhưng lại sở hữu động cơ TF-30-414 hiện đại hơn các phiên bản F-14 trước đó. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
Đến năm 1979, mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Iran trở nên cực kỳ căng thẳng với việc Iran lật đổ vua Shah và chuyển sang xây dựng một nhà nước Hồi giáo kèm theo đó là vụ việc các sinh viên Iran tấn công, bắt giữ hơn 60 nhân viên bên trong Đại Sứ Quán Mỹ khiến Mỹ ngay lập tức đặt lệnh trừng phạt và cấm vận lên quốc gia này. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
Tính đến thời điểm đó, phía Mỹ đã chuyển giao cho Iran 79 chiếc F-14 trong tổng số 80 chiếc của đơn hàng, một số lượng lớn F-14 của Không quân Hoàng gia Iran đã bị phá hủy trong cuộc đảo chính, tuy nhiên số còn lại vẫn nằm trong trạng thái rất tốt và sau đó đã được đưa sang Liên Xô để phía Liên Xô nghiên cứu, chế tạo phụ tùng thay thế và hỗ trợ phía Iran trong quá trình bảo dưỡng loại tiêm kích hiện đại này của Mỹ (phía Nga và Iran vẫn chưa bao giờ công nhận hoặc phủ nhận thông tin Iran đưa F-14 sang Liên Xô). Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), các chiến đấu cơ F-14 của Không quân Iran đã bắn hạ rất nhiều máy bay chiến đấu của Iraq, chứng tỏ vị thế chiếm lĩnh bầu trời của Không lực Iran thời kỳ đó với khoảng 50 chiếc còn hoạt động tốt. Đến thời điểm hiện tại, phía Iran vẫn còn khoảng 44 chiếc tiêm kích đánh chặn F-14 trong biên chế của lực lượng Không quân. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
F-14 là một trong số ít những chiếc tiêm kích đánh chặn được trang bị hệ thống cánh cụp cánh xòe. Sải cánh của nó khi xòe đạt độ rộng tối đa 19,55 mét , khi cụp hết cỡ đạt 11,58 mét. Máy bay có chiều dài 19,1 mét và có phi hành đoàn 2 người. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
F-14 được trang bị hai động cơ GE F110-GE-400 cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 74 tấn. vận tốc tối đa chiếc tiêm kích này có thể đạt được vào khoảng Mach 2,34 tương đương với 2.485 km/h ở độ cao lớn. Bán kính chiến đấu của F-14 đạt khoảng 926 km, tầm bay tối đa 2.960 km và trần bay đạt 15.200 mét. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.
Sau khi Mỹ cho các máy bay F-14 cuối cùng trong biên chế Không quân nước này nghỉ hưu vào năm 2006 thì Iran hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới đang sở hữu loại máy bay này. Trớ trêu thay, kẻ thù chịu lệnh cấm vận hà khắc nhất của Mỹ lại đang sở hữu một trong những máy bay tiêm kích chiến đấu hiện đại nhất từng được Lầu Năm Góc sử dụng. Nguồn ảnh: Abbas Pustinduz.