Tuy vậy, ở mỗi nơi mỗi khác, các hệ thống vũ khí tham gia cuộc duyệt binh ngày chiến thắng sẽ có sự khác biệt so với cuộc duyệt binh ở Moscow ngày 9/5. Mạng xã hội VKontakte gần đây lưu truyền bộ ảnh của Pavel Lisitsyn's hoạt động sơ duyệt duyệt binh diễu hành kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại thị trấn Verkhnyaya Pyshma.Thay vì dàn vũ khí hiện đại, nơi đây lại tiến hành cuộc duyệt binh với toàn bộ vũ khí “khủng” thời chiến tranh thế giới thứ 2.Theo các nguồn tin, hầu hết vũ khí lấy từ trong bảo tàng và được công ty "Uralelectromed" khôi phục như mới.Đáng chú ý, trong cuộc duyệt binh, ngoài vũ khí Liên Xô từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 truyền thống thì còn bao gồm cả những loại vũ khí cực hiếm, không phải dễ tìm.Ví dụ trong ảnh là xe tăng hạng trung đa tháp pháo T-28 được Liên Xô sản xuất trước CTTG 2. Chiếc xe nặng 28 tấn, trang bị tới 5 tháp pháo gồm pháo 76,2mm nòng ngắn và 4 khẩu 7,62mm DT. Hiện nay, một chiếc T-28 còn chạy được là rất hiếm bởi đa phần chúng bị phá hủy sạch trong chiến tranh.Đặc biệt, cuộc duyệt binh còn có sự tham gia của xe tăng hạng nhẹ BT-7 – chủ lực của Hồng quân giai đoạn đầu cuộc chiến. Còn khá nhiều chiếc xe này được lưu giữ toàn Liên bang Nga.Tuy nhiên, chiếc xe tăng mà chạy chẳng cần bánh xích thì không phải còn nhiều. Đó là khả năng cực kỳ đặc biệt của BT-7, nghĩa là khi đứt xích, vứt sạch ra nó vẫn chạy bình thường. Một khả năng hiếm thấy vô cùng.Xe tăng hạng nhẹ T-70.Xe ô tô bọc thép kiểu siêu cổ thời CTTG 2.Xe tải lắp pháo 37mm.Xe tải gắn cùng lúc bốn súng máy Maxim cho nhiệm vụ phòng không.“Máy cày” kéo pháo hạng nặng thời CTTG 2.Xe vận tải chở đèn pha chiếu sáng để phòng không. Thời CTTG 2, để phát hiện máy bay ban đêm người ta phải dùng đèn chiếu bắt mục tiêu cho pháo binh khai hỏa.Xe tăng T-34-85 thì không hiếm nhưng chó ngồi trên tháp pháo thì không phải nơi nào cũng có.Xe ô tô lội nước “của hiếm” của Liên Xô thời CTTG 2 nay vẫn chạy ngon.Video diễn tập duyệt binh trên Quảng Trường Đỏ trong đêm. Nguồn: RT
Tuy vậy, ở mỗi nơi mỗi khác, các hệ thống vũ khí tham gia cuộc duyệt binh ngày chiến thắng sẽ có sự khác biệt so với cuộc duyệt binh ở Moscow ngày 9/5. Mạng xã hội VKontakte gần đây lưu truyền bộ ảnh của Pavel Lisitsyn's hoạt động sơ duyệt duyệt binh diễu hành kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại thị trấn Verkhnyaya Pyshma.
Thay vì dàn vũ khí hiện đại, nơi đây lại tiến hành cuộc duyệt binh với toàn bộ vũ khí “khủng” thời chiến tranh thế giới thứ 2.
Theo các nguồn tin, hầu hết vũ khí lấy từ trong bảo tàng và được công ty "Uralelectromed" khôi phục như mới.
Đáng chú ý, trong cuộc duyệt binh, ngoài vũ khí Liên Xô từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2 truyền thống thì còn bao gồm cả những loại vũ khí cực hiếm, không phải dễ tìm.
Ví dụ trong ảnh là xe tăng hạng trung đa tháp pháo T-28 được Liên Xô sản xuất trước CTTG 2. Chiếc xe nặng 28 tấn, trang bị tới 5 tháp pháo gồm pháo 76,2mm nòng ngắn và 4 khẩu 7,62mm DT. Hiện nay, một chiếc T-28 còn chạy được là rất hiếm bởi đa phần chúng bị phá hủy sạch trong chiến tranh.
Đặc biệt, cuộc duyệt binh còn có sự tham gia của xe tăng hạng nhẹ BT-7 – chủ lực của Hồng quân giai đoạn đầu cuộc chiến. Còn khá nhiều chiếc xe này được lưu giữ toàn Liên bang Nga.
Tuy nhiên, chiếc xe tăng mà chạy chẳng cần bánh xích thì không phải còn nhiều. Đó là khả năng cực kỳ đặc biệt của BT-7, nghĩa là khi đứt xích, vứt sạch ra nó vẫn chạy bình thường. Một khả năng hiếm thấy vô cùng.
Xe tăng hạng nhẹ T-70.
Xe ô tô bọc thép kiểu siêu cổ thời CTTG 2.
Xe tải lắp pháo 37mm.
Xe tải gắn cùng lúc bốn súng máy Maxim cho nhiệm vụ phòng không.
“Máy cày” kéo pháo hạng nặng thời CTTG 2.
Xe vận tải chở đèn pha chiếu sáng để phòng không. Thời CTTG 2, để phát hiện máy bay ban đêm người ta phải dùng đèn chiếu bắt mục tiêu cho pháo binh khai hỏa.
Xe tăng T-34-85 thì không hiếm nhưng chó ngồi trên tháp pháo thì không phải nơi nào cũng có.
Xe ô tô lội nước “của hiếm” của Liên Xô thời CTTG 2 nay vẫn chạy ngon.
Video diễn tập duyệt binh trên Quảng Trường Đỏ trong đêm. Nguồn: RT