Theo thông tin được Sputnik đăng tải, từ hôm 18/5 vừa qua, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa vào sử dụng đội quân "Anh hùng bàn phím" bao gồm 13.000 tin tặc mũ trắng. Nguồn ảnh: Change.Theo đó, 13.000 tin tặc này đều được tuyển chọn từ những công ty, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực CNTT của Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra cũng có không ít tin tặc có "tên tuổi" trên thế giới mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được lời mời gia nhập vào tổ chức này. Nguồn ảnh: Wiki.Các tin tặc sẽ chia ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ có từ vài chục cho đến vài trăm người sẽ chịu trách nhiệm bao quát nhiều khu vực khác nhau trên môi trường mạng, trong đó quan trọng nhất là an ninh thông tin chính phủ và bảo vệ các trang web chính thức của nước này khỏi các tin tặc mũ đen. Nguồn ảnh: BI.Phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết, vụ tấn công mã hóa dữ liệu máy tính Wannacry có phạm vi trên toàn thế giới xảy ra trong tuần vừa rồi đã có đôi chút ảnh hưởng đến các tổ chức chính phủ của nước này. Nguồn ảnh: Reuters.Tuy nhiên nhờ có một quy trình vận hành công nghệ thông tin đúng cách với các quy định ngặt nghèo về sao lưu, bảo vệ dữ liệu máy chủ nên các hậu quả từ vụ tấn công Wannacry không ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan của nước này. Nguồn ảnh: BI.Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới xác nhận rằng họ có trong tay một đội quân tin tặc chuyên thực hiện các phi vụ tấn công mạng từ xa hoặc để truy tìm tung tích của những kẻ tin tặc mũ đen ngoài vòng pháp luật. Ảnh: Trung Quốc đào tạo lực lượng an ninh mạng quân đội của mình. Nguồn ảnh: Duffel.Thậm chí ngay cả Triều Tiên, một quốc gia không phổ cập internet và có lượng người sử dụng mạng cực kỳ hạn chế cũng có cho mình một đội quân tin tặc riêng. Đội quân này kín tiếng đến nỗi bất cứ phi vụ tấn công mạng lớn nào trên thế giới người ta cũng đổ lỗi cho Triều Tiên và Triều Tiên bất kể có làm hay không cũng không hề lên tiếng xác nhận hoặc phủ nhận. Nguồn ảnh: Easten.Cơ quan an ninh mạng hoạt động hiệu quả bậc nhất thế giới có lẽ là của Mỹ, cơ quan này nổi tiếng với khả năng thâm nhập, nghe lén điện thoại của các quan chức chính phủ cấp cao nước ngoài trong suốt một thời gian dài mà không hề bị phát hiện. Nguồn ảnh: Airforce.
Theo thông tin được Sputnik đăng tải, từ hôm 18/5 vừa qua, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa vào sử dụng đội quân "Anh hùng bàn phím" bao gồm 13.000 tin tặc mũ trắng. Nguồn ảnh: Change.
Theo đó, 13.000 tin tặc này đều được tuyển chọn từ những công ty, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực CNTT của Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra cũng có không ít tin tặc có "tên tuổi" trên thế giới mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được lời mời gia nhập vào tổ chức này. Nguồn ảnh: Wiki.
Các tin tặc sẽ chia ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ có từ vài chục cho đến vài trăm người sẽ chịu trách nhiệm bao quát nhiều khu vực khác nhau trên môi trường mạng, trong đó quan trọng nhất là an ninh thông tin chính phủ và bảo vệ các trang web chính thức của nước này khỏi các tin tặc mũ đen. Nguồn ảnh: BI.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết, vụ tấn công mã hóa dữ liệu máy tính Wannacry có phạm vi trên toàn thế giới xảy ra trong tuần vừa rồi đã có đôi chút ảnh hưởng đến các tổ chức chính phủ của nước này. Nguồn ảnh: Reuters.
Tuy nhiên nhờ có một quy trình vận hành công nghệ thông tin đúng cách với các quy định ngặt nghèo về sao lưu, bảo vệ dữ liệu máy chủ nên các hậu quả từ vụ tấn công Wannacry không ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan của nước này. Nguồn ảnh: BI.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới xác nhận rằng họ có trong tay một đội quân tin tặc chuyên thực hiện các phi vụ tấn công mạng từ xa hoặc để truy tìm tung tích của những kẻ tin tặc mũ đen ngoài vòng pháp luật. Ảnh: Trung Quốc đào tạo lực lượng an ninh mạng quân đội của mình. Nguồn ảnh: Duffel.
Thậm chí ngay cả Triều Tiên, một quốc gia không phổ cập internet và có lượng người sử dụng mạng cực kỳ hạn chế cũng có cho mình một đội quân tin tặc riêng. Đội quân này kín tiếng đến nỗi bất cứ phi vụ tấn công mạng lớn nào trên thế giới người ta cũng đổ lỗi cho Triều Tiên và Triều Tiên bất kể có làm hay không cũng không hề lên tiếng xác nhận hoặc phủ nhận. Nguồn ảnh: Easten.
Cơ quan an ninh mạng hoạt động hiệu quả bậc nhất thế giới có lẽ là của Mỹ, cơ quan này nổi tiếng với khả năng thâm nhập, nghe lén điện thoại của các quan chức chính phủ cấp cao nước ngoài trong suốt một thời gian dài mà không hề bị phát hiện. Nguồn ảnh: Airforce.