MiG-31 là chiếc tiêm kích đánh chặn tầm xa có tốc độ lớn nhất thế giới, mặc dù ra đời đã lâu nhưng nó được đánh giá vẫn đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện hiện nay nếu được hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.Nhận thức được tình hình và cũng là để tạm thời lấp lỗ hổng tiêm kích đánh chặn trong giai đoạn trước mắt, Không quân Nga đã lựa chọn giải pháp phục hồi rất nhiều khung thân MiG-31 có từ thời Liên Xô đang trong tình trạng niêm cất bảo quản. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.Ngoài số lượng nhỏ MiG-31 còn nằm trong kho lưu trữ của các nhà máy hay các khung thân chưa hoàn thiện dưới thời Liên Xô thì một lượng rất lớn khác sẽ được lấy về từ các “nghĩa địa máy bay” ngoài trời. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.Trên lãnh thổ Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay có khá nhiều bãi tập kết máy bay cũ tương tự như căn cứ Davis-Monthan tại sa mạc bang Arizona của Hoa Kỳ, đây là nơi lưu trữ các chiến đấu cơ cũ chờ xử lý. Nguồn ảnh: Alexander Popov.Những máy bay nào đã quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng nhiều được xếp vào dạng tháo dỡ bán phế liệu, trong khi số còn lại may mắn hơn vẫn được nằm chờ ngày tái sinh, khí hậu nước Nga cho phép bảo quản kim loại một cách tuyệt vời mà hiếm nơi nào có được. Nguồn ảnh: Alexander Popov.Các khung thân MiG-31 cũ khi mới mang về từ kho lưu trữ sẽ đòi hỏi phải được xử lý tương đối nhiều, có thể là tháo dỡ hoàn toàn và gia cố lại, đây là việc làm tốn kém nhưng chẳng còn cách nào khác vì dây chuyền sản xuất MiG-31 của Nga không còn hoạt động để cung cấp cấu kiện mới. Nguồn ảnh: Alexander Popov.Dự kiến sau khi đưa trở lại trạng thái “Zero Hours” thì các máy bay MiG-31 này sẽ phục vụ thêm được khoảng 2.000 giờ bay, tương đươg với khoảng 15 - 20 năm phục vụ, hoặc chỉ 10 năm nếu khai thác với cường độ cao. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.Không chỉ phục hồi tính năng bay, số MiG-31 này còn được hiện đại hóa lên chuẩn MiG-31BM với khả năng đánh đất được bổ sung cũng như trang bị các khí tài điện tử hàng không thế hệ mới. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.Ước tính con số MiG-31BM mà lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga tiếp nhận trong giai đoạn trước mắt có thể lên tới cả trăm chiếc, khiến họ đủ sức tung lực lượng tới nhiều điểm nóng trên thế giới mà vẫn không lo ngại có lỗ hổng ở các đơn vị quê nhà. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.Điều này cũng đồng thời gây ra sự lo ngại cho các quốc gia NATO xung quanh khi Không quân Nga “gọi tái ngũ” số lượng lớn một trong những loại chiến đấu cơ đáng sợ nhất thế giới. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.Mời độc giả xem video: Siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 tung hoành trên bầu trời nước Nga. (Nguồn Mparovios3000)
MiG-31 là chiếc tiêm kích đánh chặn tầm xa có tốc độ lớn nhất thế giới, mặc dù ra đời đã lâu nhưng nó được đánh giá vẫn đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện hiện nay nếu được hiện đại hóa. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.
Nhận thức được tình hình và cũng là để tạm thời lấp lỗ hổng tiêm kích đánh chặn trong giai đoạn trước mắt, Không quân Nga đã lựa chọn giải pháp phục hồi rất nhiều khung thân MiG-31 có từ thời Liên Xô đang trong tình trạng niêm cất bảo quản. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.
Ngoài số lượng nhỏ MiG-31 còn nằm trong kho lưu trữ của các nhà máy hay các khung thân chưa hoàn thiện dưới thời Liên Xô thì một lượng rất lớn khác sẽ được lấy về từ các “nghĩa địa máy bay” ngoài trời. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.
Trên lãnh thổ Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay có khá nhiều bãi tập kết máy bay cũ tương tự như căn cứ Davis-Monthan tại sa mạc bang Arizona của Hoa Kỳ, đây là nơi lưu trữ các chiến đấu cơ cũ chờ xử lý. Nguồn ảnh: Alexander Popov.
Những máy bay nào đã quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng nhiều được xếp vào dạng tháo dỡ bán phế liệu, trong khi số còn lại may mắn hơn vẫn được nằm chờ ngày tái sinh, khí hậu nước Nga cho phép bảo quản kim loại một cách tuyệt vời mà hiếm nơi nào có được. Nguồn ảnh: Alexander Popov.
Các khung thân MiG-31 cũ khi mới mang về từ kho lưu trữ sẽ đòi hỏi phải được xử lý tương đối nhiều, có thể là tháo dỡ hoàn toàn và gia cố lại, đây là việc làm tốn kém nhưng chẳng còn cách nào khác vì dây chuyền sản xuất MiG-31 của Nga không còn hoạt động để cung cấp cấu kiện mới. Nguồn ảnh: Alexander Popov.
Dự kiến sau khi đưa trở lại trạng thái “Zero Hours” thì các máy bay MiG-31 này sẽ phục vụ thêm được khoảng 2.000 giờ bay, tương đươg với khoảng 15 - 20 năm phục vụ, hoặc chỉ 10 năm nếu khai thác với cường độ cao. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.
Không chỉ phục hồi tính năng bay, số MiG-31 này còn được hiện đại hóa lên chuẩn MiG-31BM với khả năng đánh đất được bổ sung cũng như trang bị các khí tài điện tử hàng không thế hệ mới. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.
Ước tính con số MiG-31BM mà lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga tiếp nhận trong giai đoạn trước mắt có thể lên tới cả trăm chiếc, khiến họ đủ sức tung lực lượng tới nhiều điểm nóng trên thế giới mà vẫn không lo ngại có lỗ hổng ở các đơn vị quê nhà. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.
Điều này cũng đồng thời gây ra sự lo ngại cho các quốc gia NATO xung quanh khi Không quân Nga “gọi tái ngũ” số lượng lớn một trong những loại chiến đấu cơ đáng sợ nhất thế giới. Nguồn ảnh: Marina Lystseva.
Mời độc giả xem video: Siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 tung hoành trên bầu trời nước Nga. (Nguồn Mparovios3000)