Ngày hôm qua là một ngày đau thương với Không quân Nga khi hai máy bay huấn luyện Yak-130 của nước này cùng gặp nạn ở hai địa điểm khác nhau. Trong ảnh là chiếc Yak-130 thuộc Trường Không quân ở Armavir gặp tai nạn. Rất may cả hai phi công trên máy bay may mắn sống sót. Nguồn ảnh: RussiaLQuan sát sơ bộ, có vẻ chiếc Yak-130 gặp phải tình huống đặc biệt khẩn cấp buộc phải hạ cánh xuống một đồng cỏ không thả càng bánh đánh. Vụ hạ cánh khiến nhiều phần mặt bụng máy bay bị móp méo. Nguồn ảnh: RussiaLCùng ngày, một chiếc máy bay Yak-130 thuộc đơn vị không quân ở Borisoglebsk cũng gặp nạn khi đang hạ cánh xuống đường băng. Theo một số nguồn tin ban đầu, chiếc Yak-130 này không thả được càng trước khiến phi công đưa ra quyết định hạ cánh mà không thả càng trước, rất may mọi việc suôn sẻ. Nguồn ảnh: RussiaLViệc cả hai máy bay cùng một dòng gặp sự cố cùng một ngày là điều hiếm thấy không chỉ trong Không quân Nga mà cả trên thế giới. Hiện giới chức Nga chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, rõ ràng chắc chắn Nga sẽ phải tìm hiểu kĩ càng nguyên nhân vụ việc bởi nó sẽ ảnh hưởng đáng kể tới doanh số bán hàng của dòng phi cơ huấn luyện tối tân nay. Nguồn ảnh: SinaYak-130 là máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi, tốc độ cận âm được phát triển bởi nhóm thiết kế Yakovlev và Aermacchi (Italy). Nguyên mẫu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 25/4/1996, chính thức ra mắt tháng 2/2010. Hiện nay đã có 115 chiếc được sản xuất cho Không quân Nga, Algeria, Bangladesh, Belarus và Myanmar. Việt Nam cũng được xem là khách hàng tiềm năng với loại máy bay này. Nguồn ảnh: Airlines.netVới khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo cho cả phi công máy bay tiêm kích thế hệ 4 và thế hệ 5, Yak-130 được đánh giá vào hàng máy bay huấn luyện tốt nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài vai trò huấn luyện phi công, Yak-130 còn có khả năng đảm nhiệm vai trò tiêm kích hạng nhẹ, máy bay cường kích hạng nhẹ và máy bay do thám. Trên thân - cánh máy bay có tới 9 điểm treo cho phép triển khai đến 3 tấn vũ khí các loại. Trong ảnh, Yak-130 mang 4 đạn không đối không R-73. Nguồn ảnh: Airlines.netKhi làm nhiệm vụ máy bay cường kích, Yak-130 mang được bom không điều khiển và có điều khiển, các loại rocket. Nguồn ảnh: Airlines.netMáy bay Yak-130 trang bị 2 động cơ turbofan AI-222-25 tích hợp hệ thống kiểm soát động cơ kỹ thuật số toàn phần (FADEC) cho tốc độ tối đa 1.060km/h, có thể bay ở tốc độ cực thấp 165km/h, bán kính chiến đấu 555km, trần bay 12,5km, tốc độ leo cao 65m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngày hôm qua là một ngày đau thương với Không quân Nga khi hai máy bay huấn luyện Yak-130 của nước này cùng gặp nạn ở hai địa điểm khác nhau. Trong ảnh là chiếc Yak-130 thuộc Trường Không quân ở Armavir gặp tai nạn. Rất may cả hai phi công trên máy bay may mắn sống sót. Nguồn ảnh: RussiaL
Quan sát sơ bộ, có vẻ chiếc Yak-130 gặp phải tình huống đặc biệt khẩn cấp buộc phải hạ cánh xuống một đồng cỏ không thả càng bánh đánh. Vụ hạ cánh khiến nhiều phần mặt bụng máy bay bị móp méo. Nguồn ảnh: RussiaL
Cùng ngày, một chiếc máy bay Yak-130 thuộc đơn vị không quân ở Borisoglebsk cũng gặp nạn khi đang hạ cánh xuống đường băng. Theo một số nguồn tin ban đầu, chiếc Yak-130 này không thả được càng trước khiến phi công đưa ra quyết định hạ cánh mà không thả càng trước, rất may mọi việc suôn sẻ. Nguồn ảnh: RussiaL
Việc cả hai máy bay cùng một dòng gặp sự cố cùng một ngày là điều hiếm thấy không chỉ trong Không quân Nga mà cả trên thế giới. Hiện giới chức Nga chưa đưa ra bình luận nào về vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, rõ ràng chắc chắn Nga sẽ phải tìm hiểu kĩ càng nguyên nhân vụ việc bởi nó sẽ ảnh hưởng đáng kể tới doanh số bán hàng của dòng phi cơ huấn luyện tối tân nay. Nguồn ảnh: Sina
Yak-130 là máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi, tốc độ cận âm được phát triển bởi nhóm thiết kế Yakovlev và Aermacchi (Italy). Nguyên mẫu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 25/4/1996, chính thức ra mắt tháng 2/2010. Hiện nay đã có 115 chiếc được sản xuất cho Không quân Nga, Algeria, Bangladesh, Belarus và Myanmar. Việt Nam cũng được xem là khách hàng tiềm năng với loại máy bay này. Nguồn ảnh: Airlines.net
Với khả năng đáp ứng yêu cầu đào tạo cho cả phi công máy bay tiêm kích thế hệ 4 và thế hệ 5, Yak-130 được đánh giá vào hàng máy bay huấn luyện tốt nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài vai trò huấn luyện phi công, Yak-130 còn có khả năng đảm nhiệm vai trò tiêm kích hạng nhẹ, máy bay cường kích hạng nhẹ và máy bay do thám. Trên thân - cánh máy bay có tới 9 điểm treo cho phép triển khai đến 3 tấn vũ khí các loại. Trong ảnh, Yak-130 mang 4 đạn không đối không R-73. Nguồn ảnh: Airlines.net
Khi làm nhiệm vụ máy bay cường kích, Yak-130 mang được bom không điều khiển và có điều khiển, các loại rocket. Nguồn ảnh: Airlines.net
Máy bay Yak-130 trang bị 2 động cơ turbofan AI-222-25 tích hợp hệ thống kiểm soát động cơ kỹ thuật số toàn phần (FADEC) cho tốc độ tối đa 1.060km/h, có thể bay ở tốc độ cực thấp 165km/h, bán kính chiến đấu 555km, trần bay 12,5km, tốc độ leo cao 65m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net