Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, các loại pháo tự hành với cỡ nòng lớn luôn là mục đích nghiên cứu của mọi phe tham chiến và Quân đội Mỹ không phải là ngoại lệ với dàn pháo tự hành cực khủng của mình. Nguồn ảnh: Wiki.Một trong số đó là khẩu pháo tự hành cỡ nòng 155 mm mang tên 155mm Gun Motor Carriage M12. Đây là loại pháo tự hành được phát triển từ năm 1941 và được thử nghiệm vào đầu năm 1942. Nguồn ảnh: Change.Ban đầu, quân đội Mỹ cho rằng với khả năng hậu cần và vận tải của họ, họ có thể mang được bất cứ khẩu pháo kéo nào vào thẳng chiến trường chứ không cần tới pháo tự hành nên M12 được đánh giá là "quá thừa thãi". Nguồn ảnh: Wiki.Được xây dựng dựa trên khung gầm của xe tăng M3 Lee, khẩu pháo tự hành cỡ nòng 155 mm của quân đội Mỹ này có trọng lượng 27 tấn, dài 6,73 mét, rộng 2,67 mét và cao 2,88 mét. Nguồn ảnh: Overload.Kíp chiến đấu tiêu chuẩn của khẩu pháo này bao gồm 6 người, trong đó bao gồm một xa trưởng, một lái xe và 4 pháo thủ. Ngoài ra, M12 còn thường được tác chiến với bộ binh tùng thiết khoảng một tiểu đội. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù là khẩu pháo tự hành được thiết kế theo kiểu "mui trần", tuy nhiên pháo tự hành M12 vẫn được bọc giáp dày từ 13 tới 51mm ở phía trước và quanh thân. Đây là thông số giáp tương đương với xe tăng M3 Lee. Nguồn ảnh: WW2.Sử dụng khẩu pháo chính cỡ nòng 155mm các phiên bản M1917, M1918 hoặc M1918M1, pháo tự hành M12 chỉ có cơ số đạn dự phòng 10 viên. Vậy nên, khi tác chiến nó thường phải có xe tải chở đạn đi cùng. Nguồn ảnh: WW2.Khẩu pháo tự hành này được trang bị một động cơ Wraight R975 C1. Động cơ này chỉ có công suất 350 mã lực, tương ứng với tỉ số sức kéo cho mỗi tấn là 13,06 mã lực, giúp cỗ máy này di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 39 km/h trên đường bằng. Nguồn ảnh: Jeck.Thực tế thì M12 có khả năng di chuyển rất hạn chế, nó chỉ di chuyển được khoảng 21 km/h trên đoạn đường tốt và có tầm hoạt động tối đa chỉ 230 km. Nguồn ảnh: WW2.Khi thiết kế ra khẩu pháo này, quân đội Mỹ mới chỉ tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương - điều đó khiến cho M12 rõ ràng là thừa thãi vì Hải quân Mỹ thừa sức mạnh pháo binh để yểm trợ cho Thủy quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Jeck.Vậy nên ban đầu, những khẩu M12 ra đời chỉ để huấn luyện cho lục quân, nhưng lục quân Mỹ lại tới tận mùa hè năm 1944 mới tham chiến ở châu Âu. Khi này, quân đội Mỹ cũng không sử dụng hỏa lực pháo binh nhiều mà thường sử dụng hỏa lực của không quân và các loại pháo tự hành cỡ nòng chỉ 105mm để tiện cho việc cơ động. Nguồn ảnh: Jeck.Tổng cộng đã có 100 khẩu pháo tự hành M12 từng được sản xuất từ năm 1942 tới năm 1943. Tuy nhiên, số lượng những khẩu M12 từng tham chiến ở châu Âu chỉ đếm trên đầu ngón tay do nó có hỏa lực hơi "thừa" và độ cơ động quá kém, không phù hợp với lối tác chiến tiến công nhanh của lục quân Mỹ lúc này. Nguồn ảnh: Jeck. Mời độc giả xem Video: Khẩu pháo tự hành M12 hiếm hoi của quân đội Mỹ tác chiến trên đất Pháp năm 1944. Nguồn: Criticalpast.
Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, các loại pháo tự hành với cỡ nòng lớn luôn là mục đích nghiên cứu của mọi phe tham chiến và Quân đội Mỹ không phải là ngoại lệ với dàn pháo tự hành cực khủng của mình. Nguồn ảnh: Wiki.
Một trong số đó là khẩu pháo tự hành cỡ nòng 155 mm mang tên 155mm Gun Motor Carriage M12. Đây là loại pháo tự hành được phát triển từ năm 1941 và được thử nghiệm vào đầu năm 1942. Nguồn ảnh: Change.
Ban đầu, quân đội Mỹ cho rằng với khả năng hậu cần và vận tải của họ, họ có thể mang được bất cứ khẩu pháo kéo nào vào thẳng chiến trường chứ không cần tới pháo tự hành nên M12 được đánh giá là "quá thừa thãi". Nguồn ảnh: Wiki.
Được xây dựng dựa trên khung gầm của xe tăng M3 Lee, khẩu pháo tự hành cỡ nòng 155 mm của quân đội Mỹ này có trọng lượng 27 tấn, dài 6,73 mét, rộng 2,67 mét và cao 2,88 mét. Nguồn ảnh: Overload.
Kíp chiến đấu tiêu chuẩn của khẩu pháo này bao gồm 6 người, trong đó bao gồm một xa trưởng, một lái xe và 4 pháo thủ. Ngoài ra, M12 còn thường được tác chiến với bộ binh tùng thiết khoảng một tiểu đội. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù là khẩu pháo tự hành được thiết kế theo kiểu "mui trần", tuy nhiên pháo tự hành M12 vẫn được bọc giáp dày từ 13 tới 51mm ở phía trước và quanh thân. Đây là thông số giáp tương đương với xe tăng M3 Lee. Nguồn ảnh: WW2.
Sử dụng khẩu pháo chính cỡ nòng 155mm các phiên bản M1917, M1918 hoặc M1918M1, pháo tự hành M12 chỉ có cơ số đạn dự phòng 10 viên. Vậy nên, khi tác chiến nó thường phải có xe tải chở đạn đi cùng. Nguồn ảnh: WW2.
Khẩu pháo tự hành này được trang bị một động cơ Wraight R975 C1. Động cơ này chỉ có công suất 350 mã lực, tương ứng với tỉ số sức kéo cho mỗi tấn là 13,06 mã lực, giúp cỗ máy này di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 39 km/h trên đường bằng. Nguồn ảnh: Jeck.
Thực tế thì M12 có khả năng di chuyển rất hạn chế, nó chỉ di chuyển được khoảng 21 km/h trên đoạn đường tốt và có tầm hoạt động tối đa chỉ 230 km. Nguồn ảnh: WW2.
Khi thiết kế ra khẩu pháo này, quân đội Mỹ mới chỉ tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương - điều đó khiến cho M12 rõ ràng là thừa thãi vì Hải quân Mỹ thừa sức mạnh pháo binh để yểm trợ cho Thủy quân Lục chiến. Nguồn ảnh: Jeck.
Vậy nên ban đầu, những khẩu M12 ra đời chỉ để huấn luyện cho lục quân, nhưng lục quân Mỹ lại tới tận mùa hè năm 1944 mới tham chiến ở châu Âu. Khi này, quân đội Mỹ cũng không sử dụng hỏa lực pháo binh nhiều mà thường sử dụng hỏa lực của không quân và các loại pháo tự hành cỡ nòng chỉ 105mm để tiện cho việc cơ động. Nguồn ảnh: Jeck.
Tổng cộng đã có 100 khẩu pháo tự hành M12 từng được sản xuất từ năm 1942 tới năm 1943. Tuy nhiên, số lượng những khẩu M12 từng tham chiến ở châu Âu chỉ đếm trên đầu ngón tay do nó có hỏa lực hơi "thừa" và độ cơ động quá kém, không phù hợp với lối tác chiến tiến công nhanh của lục quân Mỹ lúc này. Nguồn ảnh: Jeck.
Mời độc giả xem Video: Khẩu pháo tự hành M12 hiếm hoi của quân đội Mỹ tác chiến trên đất Pháp năm 1944. Nguồn: Criticalpast.