Hồi trung tuần tháng 6 vừa qua, lực lượng Không quân Hàn Quốc đã cử khoảng 50 nhân viên, phi công cùng hàng chục máy bay F-16 của nước này sang Alaska, Mỹ để tham gia cuộc huấn luyện, tập trận chung hiệp đồng tác chiến giữa Không quân Hàn Quốc và Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Buổi tập trận được coi là cơ hội rất tốt để lực lượng phi công lão làng giữa hai quốc gia có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau và đặc biệt tăng cường thêm khả năng hiệp đồng tác chiến đa quốc gia trên không trong những phi vụ hành quân hoặc tấn công. Nguồn ảnh: Sina.Các phi công Hàn Quốc được huấn luyện và sử dụng trang bị giống hệt theo chuẩn Mỹ, rào cản duy nhất trong việc hiệp đồng tác chiến của họ đó là rào cản về mặt ngôn ngữ, người Hàn Quốc phát âm tiếng Anh không chuẩn và dễ dẫn đến hiểu lầm trong việc hiệp đồng tác chiến đa quốc gia nhất là khi âm thanh truyền qua bộ đàm thường không có độ sắc nét tốt, khiến các phi công Mỹ khó hiểu được ý của các phi công Hàn Quốc nhất là trong những trường hợp khẩn cấp. Nguồn ảnh: Sina.Chuẩn bị bom cho cuộc tấn công. Các máy bay chiến đấu Hàn Quốc chỉ việc "đi người không" sang Alaska, còn lại toàn bộ khí tài và dụng cụ bảo dưỡng, vũ khí,... đều có thể được phía Mỹ chuẩn bị đầy đủ vì Hàn Quốc mang tới Alaska lần này toàn các máy bay F-16 vốn có xuất xứ từ Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Lực lượng Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ tại Alaska hồi trung tuần tháng 6 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.Các máy bay F-16 của Mỹ được chuyển giao công nghệ cho phía Hàn Quốc để nước này có thể tự chủ động lắp ráp, bảo dưỡng và sản xuất với số lượng lớn trong tương lai mà không cần phỉa phụ thuộc quá nhiều vào phía Mỹ. Các hãng tham gia quá trình lắp ráp máy bay F-16 tại Hàn Quốc bao gồm cả Samsung và LG. Nguồn ảnh: Sina.Trong đó, Samsung chịu tránh nhiệm lắp ráp động cơ và một vài thiết bị cảm biến của chiếc F-16 còn LG lại chịu trách nhiệm sản xuất các thiết bị dẫn đường, điều phối và hệ thống radar trên chiếc máy bay. Samsung và LG cũng là hai hãng công nghệ nổi tiếng có đóng góp rất lớn vào ngành công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc với khả năng sản xuất, lắp ráp được rất nhiều loại vũ khí tinh vi, hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.Trước tình hình bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang trở nên ngày càng căng thẳng theo thời gian, trong tương lai sắp tới, rất có thể các cuộc tập trận chung với quy mô lớn hơn nữa sẽ thường xuyên được tổ chức ở nước ngoài để tránh việc tạo thêm lý do khiến Bình Nhưỡng có cớ để leo thang thêm căng thẳng. Nguồn ảnh: Sina.
Hồi trung tuần tháng 6 vừa qua, lực lượng Không quân Hàn Quốc đã cử khoảng 50 nhân viên, phi công cùng hàng chục máy bay F-16 của nước này sang Alaska, Mỹ để tham gia cuộc huấn luyện, tập trận chung hiệp đồng tác chiến giữa Không quân Hàn Quốc và Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Buổi tập trận được coi là cơ hội rất tốt để lực lượng phi công lão làng giữa hai quốc gia có thêm cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau và đặc biệt tăng cường thêm khả năng hiệp đồng tác chiến đa quốc gia trên không trong những phi vụ hành quân hoặc tấn công. Nguồn ảnh: Sina.
Các phi công Hàn Quốc được huấn luyện và sử dụng trang bị giống hệt theo chuẩn Mỹ, rào cản duy nhất trong việc hiệp đồng tác chiến của họ đó là rào cản về mặt ngôn ngữ, người Hàn Quốc phát âm tiếng Anh không chuẩn và dễ dẫn đến hiểu lầm trong việc hiệp đồng tác chiến đa quốc gia nhất là khi âm thanh truyền qua bộ đàm thường không có độ sắc nét tốt, khiến các phi công Mỹ khó hiểu được ý của các phi công Hàn Quốc nhất là trong những trường hợp khẩn cấp. Nguồn ảnh: Sina.
Chuẩn bị bom cho cuộc tấn công. Các máy bay chiến đấu Hàn Quốc chỉ việc "đi người không" sang Alaska, còn lại toàn bộ khí tài và dụng cụ bảo dưỡng, vũ khí,... đều có thể được phía Mỹ chuẩn bị đầy đủ vì Hàn Quốc mang tới Alaska lần này toàn các máy bay F-16 vốn có xuất xứ từ Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Lực lượng Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ tại Alaska hồi trung tuần tháng 6 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.
Các máy bay F-16 của Mỹ được chuyển giao công nghệ cho phía Hàn Quốc để nước này có thể tự chủ động lắp ráp, bảo dưỡng và sản xuất với số lượng lớn trong tương lai mà không cần phỉa phụ thuộc quá nhiều vào phía Mỹ. Các hãng tham gia quá trình lắp ráp máy bay F-16 tại Hàn Quốc bao gồm cả Samsung và LG. Nguồn ảnh: Sina.
Trong đó, Samsung chịu tránh nhiệm lắp ráp động cơ và một vài thiết bị cảm biến của chiếc F-16 còn LG lại chịu trách nhiệm sản xuất các thiết bị dẫn đường, điều phối và hệ thống radar trên chiếc máy bay. Samsung và LG cũng là hai hãng công nghệ nổi tiếng có đóng góp rất lớn vào ngành công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc với khả năng sản xuất, lắp ráp được rất nhiều loại vũ khí tinh vi, hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Trước tình hình bối cảnh bán đảo Triều Tiên đang trở nên ngày càng căng thẳng theo thời gian, trong tương lai sắp tới, rất có thể các cuộc tập trận chung với quy mô lớn hơn nữa sẽ thường xuyên được tổ chức ở nước ngoài để tránh việc tạo thêm lý do khiến Bình Nhưỡng có cớ để leo thang thêm căng thẳng. Nguồn ảnh: Sina.