Được phát triển trong gần 10 năm từ năm 1978 tới năm 1985, súng chống tăng Panzerfaust 3 của Đức và là loại súng chống tăng dùng một lần hiệu quả nhất nhất châu Âu hiện nay. Nguồn ảnh: Glove.Được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ của Liên Xô bao gồm loại T-72 và T-80, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại súng Panzerfaust 3 vẫn mang trên mình sức mạnh đủ khả năng xuyên được giáp của các loại xe tăng hiện đại sau này. Nguồn ảnh: Wiki.Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của súng chống tăng Panzerfaust 3 được hoàn thiện và bắn thử từ năm 1980. Tuy nhiên không hiệu quả và cần tới 5 năm nữa để cải tiến. Tới năm 1985, Panzerfaust 3 chính thức được hoàn thiện tuy nhiên phải tới năm 1987, nó mới được sản xuất một cách cầm chừng. Nguồn ảnh: Flickr.Phải tới năm 1988, Panzerfaust 3 mới được sản xuất một cách nhanh chóng trên những dây chuyền hiện đại và trở thành loại vũ khí đời mới thay thế cho các mẫu súng chống tăng cũ của Tây Đức. Chỉ trong vòng hơn một năm ngắn ngủi, Panzerfaust 3 đã trở thành vũ khí chống tăng tiêu chuẩn phổ biến nhất trong Quân đội Tây Đức và bắt đầu tìm đường xuất khẩu sang nước ngoài với khách hàng đầu tiên là Nhật Bản năm 1989 và Thuỵ Sĩ năm 1991. Nguồn ảnh: Flickr.Về mặt kỹ thuật, Panzerfaust 3 có chiều dài 1,35 mét, nặng 12,9 kg trong đó trọng lượng đầu đạn là 3,9 kg. Loại súng chống tăng này có cỡ nòng 110 mm, sử dụng đầu đạn HEAT, tầm bắn hiệu quả với mục tiêu di động là 300 mét và với mục tiêu đứng yên là 400 mét. Nguồn ảnh: Faust.Trên lý thuyết, Panzerfaust 3 có khả năng bắn xuyên qua 800 mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 300 mét. Đây là mức độ xuyên giáp thuộc vào dạng lớn nhất thời bấy giờ và hoàn toàn có khả năng triệt hạ mọi loại phương tiện thiết giáp trên thế giới thời kỳ đó. Nguồn ảnh: Japanesetimes.Mặc dù vậy, điểm yếu lớn nhất của súng chống tăng không giật Panzerfaust 3 đó là nó tỏ ra kém hiệu quả khi phải đối đầu với các phương tiện thiết giáp được bọc giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù được xếp vào loại vũ khí dùng một lần, tuy nhiên ống phóng của Panzerfaust 3 có thể tái sử dụng được nhiều lần. Sau mỗi lần khai hoả, xạ thủ có thể tiếp tục sử dụng ống phóng Panzerfaust 3 thêm tối đa 5 lần nữa. Trong khi đó, con số khuyến cáo được nhà sản xuất và quân đội Đức đưa ra là tối ba 3 lần cho một ống phóng. Nguồn ảnh: 500photo.Mặc dù sử dụng cơ chế phản lực, tuy nhiên lượng thuốc phóng của Panzerfaust 3 lại được thiết kế cực kỳ đặc biệt, cho phép xạ thủ có thể sử dụng loại vũ khí này trong không gian hẹp chỉ 12 mét vuông mà không sợ luồng khí phản lực gây sát thương cho người sử dụng. Ngoài ra khi sử dụng, cần khoảng trống tối thiểu 2 mét phía sau ống phóng để luồng khí phản lực được giải phóng hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ đều đã có giấy phép sản xuất Panzerfaust 3 và trang bị đại trà loại vũ khí này cho lực lượng quân đội của mình. Mặc dù các loại xe tăng hiện tại đều đã được trang bị giáp phản ứng nổ ERA - điểm yếu chí tử của Panzerfaust 3 tuy nhiên vì nhiều lý do, loại vũ khí này vẫn tiếp tục được sử dụng và phổ biến. Nguồn ảnh: Japanesetimes. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh binh lính Đức khai hoả loại súng chống tăng dùng một lần hiệu quả nhất thế giới.
Được phát triển trong gần 10 năm từ năm 1978 tới năm 1985, súng chống tăng Panzerfaust 3 của Đức và là loại súng chống tăng dùng một lần hiệu quả nhất nhất châu Âu hiện nay. Nguồn ảnh: Glove.
Được thiết kế để tiêu diệt các loại xe tăng mạnh nhất thời bấy giờ của Liên Xô bao gồm loại T-72 và T-80, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại súng Panzerfaust 3 vẫn mang trên mình sức mạnh đủ khả năng xuyên được giáp của các loại xe tăng hiện đại sau này. Nguồn ảnh: Wiki.
Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của súng chống tăng Panzerfaust 3 được hoàn thiện và bắn thử từ năm 1980. Tuy nhiên không hiệu quả và cần tới 5 năm nữa để cải tiến. Tới năm 1985, Panzerfaust 3 chính thức được hoàn thiện tuy nhiên phải tới năm 1987, nó mới được sản xuất một cách cầm chừng. Nguồn ảnh: Flickr.
Phải tới năm 1988, Panzerfaust 3 mới được sản xuất một cách nhanh chóng trên những dây chuyền hiện đại và trở thành loại vũ khí đời mới thay thế cho các mẫu súng chống tăng cũ của Tây Đức. Chỉ trong vòng hơn một năm ngắn ngủi, Panzerfaust 3 đã trở thành vũ khí chống tăng tiêu chuẩn phổ biến nhất trong Quân đội Tây Đức và bắt đầu tìm đường xuất khẩu sang nước ngoài với khách hàng đầu tiên là Nhật Bản năm 1989 và Thuỵ Sĩ năm 1991. Nguồn ảnh: Flickr.
Về mặt kỹ thuật, Panzerfaust 3 có chiều dài 1,35 mét, nặng 12,9 kg trong đó trọng lượng đầu đạn là 3,9 kg. Loại súng chống tăng này có cỡ nòng 110 mm, sử dụng đầu đạn HEAT, tầm bắn hiệu quả với mục tiêu di động là 300 mét và với mục tiêu đứng yên là 400 mét. Nguồn ảnh: Faust.
Trên lý thuyết, Panzerfaust 3 có khả năng bắn xuyên qua 800 mm thép cán đồng nhất ở khoảng cách 300 mét. Đây là mức độ xuyên giáp thuộc vào dạng lớn nhất thời bấy giờ và hoàn toàn có khả năng triệt hạ mọi loại phương tiện thiết giáp trên thế giới thời kỳ đó. Nguồn ảnh: Japanesetimes.
Mặc dù vậy, điểm yếu lớn nhất của súng chống tăng không giật Panzerfaust 3 đó là nó tỏ ra kém hiệu quả khi phải đối đầu với các phương tiện thiết giáp được bọc giáp phản ứng nổ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù được xếp vào loại vũ khí dùng một lần, tuy nhiên ống phóng của Panzerfaust 3 có thể tái sử dụng được nhiều lần. Sau mỗi lần khai hoả, xạ thủ có thể tiếp tục sử dụng ống phóng Panzerfaust 3 thêm tối đa 5 lần nữa. Trong khi đó, con số khuyến cáo được nhà sản xuất và quân đội Đức đưa ra là tối ba 3 lần cho một ống phóng. Nguồn ảnh: 500photo.
Mặc dù sử dụng cơ chế phản lực, tuy nhiên lượng thuốc phóng của Panzerfaust 3 lại được thiết kế cực kỳ đặc biệt, cho phép xạ thủ có thể sử dụng loại vũ khí này trong không gian hẹp chỉ 12 mét vuông mà không sợ luồng khí phản lực gây sát thương cho người sử dụng. Ngoài ra khi sử dụng, cần khoảng trống tối thiểu 2 mét phía sau ống phóng để luồng khí phản lực được giải phóng hoàn toàn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Nhật Bản và Thuỵ Sĩ đều đã có giấy phép sản xuất Panzerfaust 3 và trang bị đại trà loại vũ khí này cho lực lượng quân đội của mình. Mặc dù các loại xe tăng hiện tại đều đã được trang bị giáp phản ứng nổ ERA - điểm yếu chí tử của Panzerfaust 3 tuy nhiên vì nhiều lý do, loại vũ khí này vẫn tiếp tục được sử dụng và phổ biến. Nguồn ảnh: Japanesetimes.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh binh lính Đức khai hoả loại súng chống tăng dùng một lần hiệu quả nhất thế giới.