Hệ thống định vị toàn cầu bao gồm một hệ thống gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ cao 20.200 km. Những hệ thống định vị toàn cầu này, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, liên tục suốt 24 giờ và hoàn toàn miễn phí đối với một số dịch vụ.Các vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu, bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác, tính ra chính xác vị trí của người dùng.Bản chất của hệ thống định vị toàn cầu là so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Độ sai lệch thời gian cho biết máy thu tín hiệu cách vệ tinh bao xa, với nhiều quãng đường đo được tới nhiều vệ tinh, thì máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.Để tính ra được vị trí 2 chiều (kinh độ và vĩ độ) thì máy thu phải nhận được tín hiệu ít nhất là 3 vệ tinh, với ít nhất 4 vệ tinh thì có thể tính được vị trí 3 chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được, thì máy thu tín hiệu có thể tính các thông tin khác như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình,...Hiện nay trên thế giới có các hệ thống định vị toàn cầu hoàn chỉnh là GPS của Mỹ, Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc, GLONASS của Nga và Galileo của châu Âu. Trong đó hệ thống GPS của Mỹ có lịch sử lâu đời và hoạt động tin cậy nhất. Giờ đây, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc cũng đã chính thức cung cấp dịch vụ toàn cầu. Vậy khoảng cách trình độ giữa hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc và GPS của Mỹ lớn đến mức nào?Theo thông tin của tờ Sina, vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc đã chính thức cung cấp dịch vụ toàn cầu từ năm 2020. So với hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc có số lượng vệ tinh lớn hơn, tính đến ngày 23/6/2020, Trung Quốc đã phóng tổng cộng 55 vệ tinh Bắc Đẩu lên vũ trụ, hoàn thành hệ thống Bắc Đẩu.Ngoài số lượng vệ tinh nhiều hơn hệ thống GPS của Mỹ, dữ liệu đo tốc độ chính xác của hệ thống Bắc Đẩu theo giới thiệu của Trung Quốc cũng rất tốt, chỉ 0,2 mét / giây. Mặc dù vậy, sai số vẫn nhiều gấp đôi so với hệ thống GPS của Mỹ, nhưng so với các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu khác, kết quả này là rất tốt.Mặc dù theo tự đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc là hệ thống định vị Bắc Đẩu của họ rất tốt; nhưng không thể phủ nhận rằng, so với GPS của Mỹ, Bắc Đẩu vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Không xét đến các khía cạnh khác, mà chỉ xét về mức độ ổn định, Bắc Đẩu của Trung Quốc không bằng GPS của Mỹ.Hệ thống GPS ở Mỹ ra đời rất sớm, sau nhiều năm thử nghiệm và cải tiến thì GPS của Mỹ sẽ ổn định hơn và ít bị sai lệch hơn trong quá trình sử dụng. Thậm chí khi nhắc đến định vị toàn cầu, người ta thường nghĩ ngay đến “GPS” vì nó được sử dụng phổ biến nhất và rất nhiều lầm tưởng, đó là hệ thống vệ tinh toàn cầu duy nhất trên thế giới.Đánh giá một cách chính xác, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc đã không chính thức mở các dịch vụ toàn cầu cho đến năm 2020, và các lỗi đo lường có khả năng tiếp tục xảy ra trong quá trình sử dụng tiếp theo. Cũng cần nhắc lại rằng, dù hệ thống Bắc Đẩu đã được mở ra toàn cầu, nhưng mức độ quảng bá của nó cũng không quá cao. Nếu Trung Quốc muốn đưa Bắc Đẩu trở thành hệ thống định vị và dẫn đường vệ tinh toàn cầu ngang tầm với GPS của Mỹ thì Trung Quốc vẫn cần phải tiếp tục đầu tư công nghệ để hoàn thiện. Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu, ban đầu chỉ được sử dụng ở khu vực nội địa nhưng nay đã phát triển rộng rãi ra hệ thống toàn cầu. Hệ thống Bắc Đẩu thường được sử dụng trong việc định vị giao thông, khu vực biển, dự báo thời tiết, thiên tai, thuỷ điện và trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc.Hệ thống định vị Bắc Đẩu sử dụng một loạt các vệ tinh để cung cấp cho người dùng định vị chính xác với sai số khoảng 5 - 10m. Hầu hết chip điện thoại thông minh đã bán trên toàn cầu đều tương thích với Bắc Đẩu.
Hệ thống định vị toàn cầu bao gồm một hệ thống gồm nhiều vệ tinh bay trên quỹ đạo phía trên trái đất ở độ cao 20.200 km. Những hệ thống định vị toàn cầu này, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, liên tục suốt 24 giờ và hoàn toàn miễn phí đối với một số dịch vụ.
Các vệ tinh của hệ thống định vị toàn cầu, bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác, tính ra chính xác vị trí của người dùng.
Bản chất của hệ thống định vị toàn cầu là so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Độ sai lệch thời gian cho biết máy thu tín hiệu cách vệ tinh bao xa, với nhiều quãng đường đo được tới nhiều vệ tinh, thì máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Để tính ra được vị trí 2 chiều (kinh độ và vĩ độ) thì máy thu phải nhận được tín hiệu ít nhất là 3 vệ tinh, với ít nhất 4 vệ tinh thì có thể tính được vị trí 3 chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được, thì máy thu tín hiệu có thể tính các thông tin khác như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình,...
Hiện nay trên thế giới có các hệ thống định vị toàn cầu hoàn chỉnh là GPS của Mỹ, Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc, GLONASS của Nga và Galileo của châu Âu. Trong đó hệ thống GPS của Mỹ có lịch sử lâu đời và hoạt động tin cậy nhất.
Giờ đây, hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc cũng đã chính thức cung cấp dịch vụ toàn cầu. Vậy khoảng cách trình độ giữa hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc và GPS của Mỹ lớn đến mức nào?
Theo thông tin của tờ Sina, vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc đã chính thức cung cấp dịch vụ toàn cầu từ năm 2020. So với hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc có số lượng vệ tinh lớn hơn, tính đến ngày 23/6/2020, Trung Quốc đã phóng tổng cộng 55 vệ tinh Bắc Đẩu lên vũ trụ, hoàn thành hệ thống Bắc Đẩu.
Ngoài số lượng vệ tinh nhiều hơn hệ thống GPS của Mỹ, dữ liệu đo tốc độ chính xác của hệ thống Bắc Đẩu theo giới thiệu của Trung Quốc cũng rất tốt, chỉ 0,2 mét / giây. Mặc dù vậy, sai số vẫn nhiều gấp đôi so với hệ thống GPS của Mỹ, nhưng so với các hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu khác, kết quả này là rất tốt.
Mặc dù theo tự đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc là hệ thống định vị Bắc Đẩu của họ rất tốt; nhưng không thể phủ nhận rằng, so với GPS của Mỹ, Bắc Đẩu vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Không xét đến các khía cạnh khác, mà chỉ xét về mức độ ổn định, Bắc Đẩu của Trung Quốc không bằng GPS của Mỹ.
Hệ thống GPS ở Mỹ ra đời rất sớm, sau nhiều năm thử nghiệm và cải tiến thì GPS của Mỹ sẽ ổn định hơn và ít bị sai lệch hơn trong quá trình sử dụng. Thậm chí khi nhắc đến định vị toàn cầu, người ta thường nghĩ ngay đến “GPS” vì nó được sử dụng phổ biến nhất và rất nhiều lầm tưởng, đó là hệ thống vệ tinh toàn cầu duy nhất trên thế giới.
Đánh giá một cách chính xác, hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc đã không chính thức mở các dịch vụ toàn cầu cho đến năm 2020, và các lỗi đo lường có khả năng tiếp tục xảy ra trong quá trình sử dụng tiếp theo.
Cũng cần nhắc lại rằng, dù hệ thống Bắc Đẩu đã được mở ra toàn cầu, nhưng mức độ quảng bá của nó cũng không quá cao. Nếu Trung Quốc muốn đưa Bắc Đẩu trở thành hệ thống định vị và dẫn đường vệ tinh toàn cầu ngang tầm với GPS của Mỹ thì Trung Quốc vẫn cần phải tiếp tục đầu tư công nghệ để hoàn thiện.
Hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu, ban đầu chỉ được sử dụng ở khu vực nội địa nhưng nay đã phát triển rộng rãi ra hệ thống toàn cầu. Hệ thống Bắc Đẩu thường được sử dụng trong việc định vị giao thông, khu vực biển, dự báo thời tiết, thiên tai, thuỷ điện và trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc.
Hệ thống định vị Bắc Đẩu sử dụng một loạt các vệ tinh để cung cấp cho người dùng định vị chính xác với sai số khoảng 5 - 10m. Hầu hết chip điện thoại thông minh đã bán trên toàn cầu đều tương thích với Bắc Đẩu.