Được mệnh danh là cuộc chiến tranh chiến hào, chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tổng cộng 40.233km đường hào "tiêu chuẩn". Cụ thể, đường hào được xếp vào hàng tiêu chuẩn trong CTTG 1 sẽ rộng khoảng 1-2 mét và sâu 3 mét, được bọc gỗ xung quanh đường hào để tránh sạt lở. Nguồn ảnh: Kids.Cuộc sống dưới những đoạn chiến hào này cực kỳ khó khăn và khổ sở, không gian chật chội, gió mát không thổi xuống được, nước ngập lênh lãng không có chỗ thoát,... Những người lính sống trong chiến hào còn gọi đôi chân của mình là "đôi chân chiến hào" khi tất cả chân của họ đều bị bợt ra do ngâm nước quá lâu. Nguồn ảnh: BBC.Phần lớn các binh lính trong chiến tranh thế giới thứ nhất của tất cả các bên đều dành phần lớn thời gian sống ở dưới những chiến hào ẩm thấp, bẩn thỉu và hôi hám này, họ không dám thò ra ngoài vì sợ bị kẻ địch bắn tỉa. Nguồn ảnh: Greatwar.Chính vì vậy nên mọi sinh hoạt, từ ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi vệ sinh đều được thực hiện ở dưới chiến hào, điều đó đồng nghĩa với việc trong chiến hào này sẽ có đủ phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, thậm chí cả bệnh viện và... khu chăn nuôi gà vịt. Nguồn ảnh: ABC.Những chiến hào trong chiến tranh thế giới thứ nhất đều được làm rất kiên cố với bao cát, gỗ lót nền rất dày. Nguồn ảnh: Iowa.Một bệnh viện dã chiến ngay dưới chiến hào nơi các bác sỹ thăm khám cho những "đôi chân chiến hào" của binh lính. Nguồn ảnh: Sites.Dưới chiến hào có hẳn một chuồng gà. Nguồn ảnh: Dig.Những phòng ngủ được đào sâu vào phần hông chiến hào, cho phép một người lính nằm gọn bên trong. Nguồn ảnh: Pinterest.Những "phòng ngủ" tý hon này sẽ giúp người lính ngủ gọn gàng mà không nằm bừa ra chiến hào và tránh được các mảnh bom rơi. Nguồn ảnh: Twitt.Một trong những thứ đặc sản nhất bên trong chiến hào chính là chuột. Loại động vật ưa chui rúc này sẵn sàng gặm đứt ngón chân cái của người lính nếu anh ta chót cởi giày ra trong khi ngủ. Nguồn ảnh: BBC.Sau hơn 100 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, những đoạn chiến hào kỳ vĩ vẫn trường tồn với thời gian ở châu Âu cho thấy sự bền bỉ của mình. Nguồn ảnh: BBC.Dù có phải nằm phơi mưa phơi nắng, những đoạn chiến hào này vẫn giữ được hình dáng ban đầu và nếu chẳng may ngay bây giờ châu Âu lại có một cuộc chiến tranh nữa thì những chiến hào này chắc chắn là hoàn toàn có thể sử dụng được. Nguồn ảnh: Culture.Chiến thuật chiến tranh chiến hào quy mô lớn này chỉ xuất hiện trong đúng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và vĩnh viễn bị xóa bỏ sau này do chiến thuật này kém hiệu quả và sự phát triển của các loại vũ khí hiện đại sau này. Nguồn ảnh: Coflein.
Được mệnh danh là cuộc chiến tranh chiến hào, chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tổng cộng 40.233km đường hào "tiêu chuẩn". Cụ thể, đường hào được xếp vào hàng tiêu chuẩn trong CTTG 1 sẽ rộng khoảng 1-2 mét và sâu 3 mét, được bọc gỗ xung quanh đường hào để tránh sạt lở. Nguồn ảnh: Kids.
Cuộc sống dưới những đoạn chiến hào này cực kỳ khó khăn và khổ sở, không gian chật chội, gió mát không thổi xuống được, nước ngập lênh lãng không có chỗ thoát,... Những người lính sống trong chiến hào còn gọi đôi chân của mình là "đôi chân chiến hào" khi tất cả chân của họ đều bị bợt ra do ngâm nước quá lâu. Nguồn ảnh: BBC.
Phần lớn các binh lính trong chiến tranh thế giới thứ nhất của tất cả các bên đều dành phần lớn thời gian sống ở dưới những chiến hào ẩm thấp, bẩn thỉu và hôi hám này, họ không dám thò ra ngoài vì sợ bị kẻ địch bắn tỉa. Nguồn ảnh: Greatwar.
Chính vì vậy nên mọi sinh hoạt, từ ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi vệ sinh đều được thực hiện ở dưới chiến hào, điều đó đồng nghĩa với việc trong chiến hào này sẽ có đủ phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, thậm chí cả bệnh viện và... khu chăn nuôi gà vịt. Nguồn ảnh: ABC.
Những chiến hào trong chiến tranh thế giới thứ nhất đều được làm rất kiên cố với bao cát, gỗ lót nền rất dày. Nguồn ảnh: Iowa.
Một bệnh viện dã chiến ngay dưới chiến hào nơi các bác sỹ thăm khám cho những "đôi chân chiến hào" của binh lính. Nguồn ảnh: Sites.
Dưới chiến hào có hẳn một chuồng gà. Nguồn ảnh: Dig.
Những phòng ngủ được đào sâu vào phần hông chiến hào, cho phép một người lính nằm gọn bên trong. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những "phòng ngủ" tý hon này sẽ giúp người lính ngủ gọn gàng mà không nằm bừa ra chiến hào và tránh được các mảnh bom rơi. Nguồn ảnh: Twitt.
Một trong những thứ đặc sản nhất bên trong chiến hào chính là chuột. Loại động vật ưa chui rúc này sẵn sàng gặm đứt ngón chân cái của người lính nếu anh ta chót cởi giày ra trong khi ngủ. Nguồn ảnh: BBC.
Sau hơn 100 năm kể từ khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, những đoạn chiến hào kỳ vĩ vẫn trường tồn với thời gian ở châu Âu cho thấy sự bền bỉ của mình. Nguồn ảnh: BBC.
Dù có phải nằm phơi mưa phơi nắng, những đoạn chiến hào này vẫn giữ được hình dáng ban đầu và nếu chẳng may ngay bây giờ châu Âu lại có một cuộc chiến tranh nữa thì những chiến hào này chắc chắn là hoàn toàn có thể sử dụng được. Nguồn ảnh: Culture.
Chiến thuật chiến tranh chiến hào quy mô lớn này chỉ xuất hiện trong đúng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và vĩnh viễn bị xóa bỏ sau này do chiến thuật này kém hiệu quả và sự phát triển của các loại vũ khí hiện đại sau này. Nguồn ảnh: Coflein.