Tham mưu trưởng Không quân Mỹ trả lời hãng thông tấn Fox News cho biết, các máy bay ném bom B-52 đang được đặt trong tình trạng chiến đấu 24/7, sẵn sàng cất cánh tiêu diệt mục tiêu bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Boeing.Đây được coi là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh lạnh, máy bay ném bom chiến lược B-52 được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu 24/7. Nguồn ảnh: Wiki.Một thông tin khác được đăng tải trên trang Defenseone cũng cho biết, các máy bay ném bom B-52 đều có khả năng triển khai bom nguyên tử hoặc tên lửa hành trình chiến lược mang đầu đạn hạt nhân bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: National.Việc đặt "pháo đài bay" B-52 trong tình trạng trực chiến cũng đồng nghĩa với việc có một mối lo ngại về việc nổ ra chiến tranh tổng lực hay một cuộc xung đột lớn nào đó sắp xảy ra trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích Mỹ trong tương lai không xa. Nguồn ảnh: War.Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện tại khi mà căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ đang ngày càng gia tăng, các đòn trừng phạt của Mỹ dường như đã không có tác dụng tới Bình Nhưỡng dù chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã mạnh tay hơn nữa khi đánh vào nền kinh tế của nước này. Nguồn ảnh: Gear.Máy bay ném bom B-52 được thiết kế bởi hãng Boeing và được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1952 với tổng số lượng máy bay được chế tạo lên tới 744 chiếc. Nguồn ảnh: History.Đây là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, sử dụng 8 động cơ phản lực cho phép nó bay với tốc độ cận âm. Mỗi chiếc B-52 có thể mang theo tổng cộng 32 tấn bom các loại kể cả bom hạt nhân và có tầm bay lên tới 14.800 km liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Youtube.Với sự phát triển như vũ bão của khoa học quân sự, B-52 ngày nay không chỉ có thể mang bom mà còn thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình có tầm phóng đến vài nghìn km. Điều đó có nghĩa là B-52 sẽ tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ "đối phương" trong khi đang bay ngoài tấm với của hệ thống phòng không, bao gồm cả các tổ hợp tên lửa hiện đại nhất như S-400. Đây là một thách thức lớn với Triều Tiên. Nguồn ảnh: Wiki.Về kho vũ khí hạt nhân, hiện nay B-52 có khả năng triển khai các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân như AGM-86 và bom nguyên tử B61. Loại bom hủy diệt hàng loạt số 1 của Không quân Mỹ hiện nay. Loại bom này được thiết kế năm 1963, và được sản xuất hàng loạt từ 1968 với số lượng ước tính gần 3.200 quả. Nguồn ảnh: Wiki.Có trọng lượng khoảng 320 kg, mỗi quả bom nguyên tử B61 có chiều dài 3,56 mét, đường kính 33 cm và có lượng nổ tương đương với từ 0,3 tới 340 kilotons tùy phiên bản. Mặc dù sức công phá của bom nguyên tử nhìn chung là khỏi cần phải "dẫn đường thông minh", thế nhưng đáng chú ý là hiện Mỹ đã có phương án trang bị bộ "kit" dẫn đường chính xác cho B61 có khả năng ném trúng mọi mục tiêu với sai số cực thấp. Nguồn ảnh: Wiki.Bom hạt nhân B61 biến thế 12 được ra đời từ những năm 2000 nhằm thay thế cho các biến thể 3, 4 ,7 và 10 trước đây với số lượng ước tính khoảng 500 quả. B61-12 dự tính sẽ có thể được dự trữ trong vòng 20 năm và chương trình phát triển biến thể B61-12 này đã tốn tới 11 tỷ USD của Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Eura.Về mặt thông số kỹ thuật, B-52 có phi hành đoàn 5 người, dài 48,5 mét, sải cánh rộng 56,4 mét, tốc độ tối đa 1047 km/h, tốc độ hành trình 844 km/h, bán kính chiến đấu 7200 km, tầm bay 16000 km và trần bay lên tới 15000 mét. Nguồn ảnh: Aviation.Trải qua hơn nửa thế kỷ phục vụ trong Không quân Mỹ với vai trò như một cỗ máy chiến tranh hủy diệt đối phương, B-52 đã từng tham chiến ở rất nhiều mặt trận và chứng tỏ được sức mạnh của mình và việc đặt pháo đài bay B-52 trong tình trạng báo động cũng đủ đề Mỹ khiến nhiều quốc gia khác phải dè chừng. Nguồn ảnh: AP.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ trả lời hãng thông tấn Fox News cho biết, các máy bay ném bom B-52 đang được đặt trong tình trạng chiến đấu 24/7, sẵn sàng cất cánh tiêu diệt mục tiêu bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: Boeing.
Đây được coi là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh lạnh, máy bay ném bom chiến lược B-52 được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu 24/7. Nguồn ảnh: Wiki.
Một thông tin khác được đăng tải trên trang Defenseone cũng cho biết, các máy bay ném bom B-52 đều có khả năng triển khai bom nguyên tử hoặc tên lửa hành trình chiến lược mang đầu đạn hạt nhân bất cứ lúc nào. Nguồn ảnh: National.
Việc đặt "pháo đài bay" B-52 trong tình trạng trực chiến cũng đồng nghĩa với việc có một mối lo ngại về việc nổ ra chiến tranh tổng lực hay một cuộc xung đột lớn nào đó sắp xảy ra trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích Mỹ trong tương lai không xa. Nguồn ảnh: War.
Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện tại khi mà căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ đang ngày càng gia tăng, các đòn trừng phạt của Mỹ dường như đã không có tác dụng tới Bình Nhưỡng dù chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã mạnh tay hơn nữa khi đánh vào nền kinh tế của nước này. Nguồn ảnh: Gear.
Máy bay ném bom B-52 được thiết kế bởi hãng Boeing và được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1952 với tổng số lượng máy bay được chế tạo lên tới 744 chiếc. Nguồn ảnh: History.
Đây là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, sử dụng 8 động cơ phản lực cho phép nó bay với tốc độ cận âm. Mỗi chiếc B-52 có thể mang theo tổng cộng 32 tấn bom các loại kể cả bom hạt nhân và có tầm bay lên tới 14.800 km liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Youtube.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học quân sự, B-52 ngày nay không chỉ có thể mang bom mà còn thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình có tầm phóng đến vài nghìn km. Điều đó có nghĩa là B-52 sẽ tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ "đối phương" trong khi đang bay ngoài tấm với của hệ thống phòng không, bao gồm cả các tổ hợp tên lửa hiện đại nhất như S-400. Đây là một thách thức lớn với Triều Tiên. Nguồn ảnh: Wiki.
Về kho vũ khí hạt nhân, hiện nay B-52 có khả năng triển khai các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân như AGM-86 và bom nguyên tử B61. Loại bom hủy diệt hàng loạt số 1 của Không quân Mỹ hiện nay. Loại bom này được thiết kế năm 1963, và được sản xuất hàng loạt từ 1968 với số lượng ước tính gần 3.200 quả. Nguồn ảnh: Wiki.
Có trọng lượng khoảng 320 kg, mỗi quả bom nguyên tử B61 có chiều dài 3,56 mét, đường kính 33 cm và có lượng nổ tương đương với từ 0,3 tới 340 kilotons tùy phiên bản. Mặc dù sức công phá của bom nguyên tử nhìn chung là khỏi cần phải "dẫn đường thông minh", thế nhưng đáng chú ý là hiện Mỹ đã có phương án trang bị bộ "kit" dẫn đường chính xác cho B61 có khả năng ném trúng mọi mục tiêu với sai số cực thấp. Nguồn ảnh: Wiki.
Bom hạt nhân B61 biến thế 12 được ra đời từ những năm 2000 nhằm thay thế cho các biến thể 3, 4 ,7 và 10 trước đây với số lượng ước tính khoảng 500 quả. B61-12 dự tính sẽ có thể được dự trữ trong vòng 20 năm và chương trình phát triển biến thể B61-12 này đã tốn tới 11 tỷ USD của Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Eura.
Về mặt thông số kỹ thuật, B-52 có phi hành đoàn 5 người, dài 48,5 mét, sải cánh rộng 56,4 mét, tốc độ tối đa 1047 km/h, tốc độ hành trình 844 km/h, bán kính chiến đấu 7200 km, tầm bay 16000 km và trần bay lên tới 15000 mét. Nguồn ảnh: Aviation.
Trải qua hơn nửa thế kỷ phục vụ trong Không quân Mỹ với vai trò như một cỗ máy chiến tranh hủy diệt đối phương, B-52 đã từng tham chiến ở rất nhiều mặt trận và chứng tỏ được sức mạnh của mình và việc đặt pháo đài bay B-52 trong tình trạng báo động cũng đủ đề Mỹ khiến nhiều quốc gia khác phải dè chừng. Nguồn ảnh: AP.