Giống như nhiều nước Đông Âu khác, ngành công nghiệp quốc phòng của Serbia cũng chịu ảnh hưởng một phần từ Liên Xô, nhưng họ cũng có những hướng đi của riêng mình. Và một trong số đó có thể kể tới mẫu pháo tự hành Nora B-52 155mm. Nó được phát triển dựa trên mẫu lựu pháo M84 Nora-A 152mm vốn là biến thể nội địa hóa của pháo D-20 152mm do Liên Xô phát triển. Trong ảnh là biến thể Nora B-52K1.Lịch sử phát triển pháo tự hành Nora B-52 được bắt đầu từ thời Liên Bang Nam Tư và Serbia là một phần của nhà nước này. Như đã nói ở trên Nora B-52 được phát triển từ nền tảng của Nora-A nhưng cỡ nòng của nó được tăng lên 155mm thay vì 152mm thay đổi này giúp tăng tầm bắn của Nora B-52. Tuy nhiên tác động của lịch sử thế giới sau Chiến tranh Lạnh khiến Nam Tư không thể hoàn thành Nora B-52.Đến tận đầu những năm 2000, Serbia mới tiếp tục phát triển Nora B-52 dựa trên những gì Nam Tư đã thực hiện trước đó và với nền tảng công nghiệp quốc phòng sẵn có của mình Serbia nhanh chóng hoàn thiện Nora B-52 tiến tới đưa nó vào sản xuất hàng loạt trong năm 2006.Về thiết kế của "pháo đài mặt đất" B-52, toàn bộ bệ pháo 155mm cải tiến từ M84 được đặt trên một khung gầm xe tải hạng nặng bánh lốp 8x8. Trên khung gầm này được tích hợp sẵn các tính năng giúp Nora B-52 tác chiến hiệu quả hơn so với các dòng pháo cùng loại. Trong ảnh là một trong những biến thể đầu tiên của Nora B-52 nó được đặt trên khung gầm Kamaz của Nga.Đạn pháo 155mm trên Nora B-52 đều theo tiêu chuẩn của NATO, mỗi hệ thống pháo tự hành này có thể mang theo tối đa 36 viên trong đó có sẵn 12 viên trong máy nạp đạn tự động. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian triển khai lẫn thu hồi của Nora B-52 trước khi đối phương kịp phản pháo.Trong các biến thể đầu tiên, tháp pháo phía sau của Nora B-52 hoàn toàn không được trang bị giáp bảo vệ nhưng sau đó điều này dẫn thay đổi với các biến thể hiện đại hóa của mẫu pháo này không chỉ tháp pháo mà còn cả cabin của nó.Khi hành quân, tháp pháo của Nora B-52 được quay về phía trước cabin và nòng được cố định bởi một giá đỡ. Khi được triển khai bốn giá đỡ thủy lực của nó sẽ được hạ xuống còn tháp pháo quay về phía sau. Toàn bộ trọng lượng của Nora B-52 là 28 tấn và nó có thể được vận chuyển bằng các loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng.Với các loại đạn pháo 155mm thông thường, tầm bắn tối đa của Nora B-52 là 20km và đạn tăng tầm là 41km. Với hệ thống nạp tự động, mẫu pháo này có tốc độ bắn có thể đạt ba viên trong 20 giây hoặc 6 viên/phút. Ở biến thể Nora B-52K1, nó còn được trang bị thêm một tổ hợp vũ khí điều khiển tự động trang bị súng máy 12.7mm.Giống như nhiều mẫu pháo tự hành thế hệ mới khác, Nora B-52 cũng được tích hợp sẵn các hệ thống trang thiết bị điện tử hỗ trợ tác chiến như máy tính đường đạn, hệ thống định vị. Còn riêng với biến thể Nora B-52K1 nó còn được trang bị cả hệ thống phòng vệ NBC và giáp bảo vệ có thể chịu được một vụ nổ bởi 6kg TNT.Hiện tại Serbia đã sản xuất được hơn 100 đơn vị Nora B-52 với nhiều biến thể khác nhau, trong đó Quân đội Serbia sở hữu 30 hệ thống còn lại dành cho xuất khẩu. Trong những nước sở hữu Nora B-52 có cả một quốc gia Đông Nam Á là Myanmar với 36 hệ thống.
Giống như nhiều nước Đông Âu khác, ngành công nghiệp quốc phòng của Serbia cũng chịu ảnh hưởng một phần từ Liên Xô, nhưng họ cũng có những hướng đi của riêng mình. Và một trong số đó có thể kể tới mẫu pháo tự hành Nora B-52 155mm. Nó được phát triển dựa trên mẫu lựu pháo M84 Nora-A 152mm vốn là biến thể nội địa hóa của pháo D-20 152mm do Liên Xô phát triển. Trong ảnh là biến thể Nora B-52K1.
Lịch sử phát triển pháo tự hành Nora B-52 được bắt đầu từ thời Liên Bang Nam Tư và Serbia là một phần của nhà nước này. Như đã nói ở trên Nora B-52 được phát triển từ nền tảng của Nora-A nhưng cỡ nòng của nó được tăng lên 155mm thay vì 152mm thay đổi này giúp tăng tầm bắn của Nora B-52. Tuy nhiên tác động của lịch sử thế giới sau Chiến tranh Lạnh khiến Nam Tư không thể hoàn thành Nora B-52.
Đến tận đầu những năm 2000, Serbia mới tiếp tục phát triển Nora B-52 dựa trên những gì Nam Tư đã thực hiện trước đó và với nền tảng công nghiệp quốc phòng sẵn có của mình Serbia nhanh chóng hoàn thiện Nora B-52 tiến tới đưa nó vào sản xuất hàng loạt trong năm 2006.
Về thiết kế của "pháo đài mặt đất" B-52, toàn bộ bệ pháo 155mm cải tiến từ M84 được đặt trên một khung gầm xe tải hạng nặng bánh lốp 8x8. Trên khung gầm này được tích hợp sẵn các tính năng giúp Nora B-52 tác chiến hiệu quả hơn so với các dòng pháo cùng loại. Trong ảnh là một trong những biến thể đầu tiên của Nora B-52 nó được đặt trên khung gầm Kamaz của Nga.
Đạn pháo 155mm trên Nora B-52 đều theo tiêu chuẩn của NATO, mỗi hệ thống pháo tự hành này có thể mang theo tối đa 36 viên trong đó có sẵn 12 viên trong máy nạp đạn tự động. Điều này giúp giảm đáng kể thời gian triển khai lẫn thu hồi của Nora B-52 trước khi đối phương kịp phản pháo.
Trong các biến thể đầu tiên, tháp pháo phía sau của Nora B-52 hoàn toàn không được trang bị giáp bảo vệ nhưng sau đó điều này dẫn thay đổi với các biến thể hiện đại hóa của mẫu pháo này không chỉ tháp pháo mà còn cả cabin của nó.
Khi hành quân, tháp pháo của Nora B-52 được quay về phía trước cabin và nòng được cố định bởi một giá đỡ. Khi được triển khai bốn giá đỡ thủy lực của nó sẽ được hạ xuống còn tháp pháo quay về phía sau. Toàn bộ trọng lượng của Nora B-52 là 28 tấn và nó có thể được vận chuyển bằng các loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng.
Với các loại đạn pháo 155mm thông thường, tầm bắn tối đa của Nora B-52 là 20km và đạn tăng tầm là 41km. Với hệ thống nạp tự động, mẫu pháo này có tốc độ bắn có thể đạt ba viên trong 20 giây hoặc 6 viên/phút. Ở biến thể Nora B-52K1, nó còn được trang bị thêm một tổ hợp vũ khí điều khiển tự động trang bị súng máy 12.7mm.
Giống như nhiều mẫu pháo tự hành thế hệ mới khác, Nora B-52 cũng được tích hợp sẵn các hệ thống trang thiết bị điện tử hỗ trợ tác chiến như máy tính đường đạn, hệ thống định vị. Còn riêng với biến thể Nora B-52K1 nó còn được trang bị cả hệ thống phòng vệ NBC và giáp bảo vệ có thể chịu được một vụ nổ bởi 6kg TNT.
Hiện tại Serbia đã sản xuất được hơn 100 đơn vị Nora B-52 với nhiều biến thể khác nhau, trong đó Quân đội Serbia sở hữu 30 hệ thống còn lại dành cho xuất khẩu. Trong những nước sở hữu Nora B-52 có cả một quốc gia Đông Nam Á là Myanmar với 36 hệ thống.