Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có duy nhất Trường Sĩ quan Không quân (Nha Trang, Khánh Hòa) là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện các sĩ quan lái máy bay cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Đơn vị này hiện được trang bị hai loại máy bay Iak-52 (Trung đoàn 920) và L-39 (Trung đoàn 910) - bất kỳ phi công nào muốn bước lên Su-30 đều phải trải qua hai loại máy bay này.Như chúng ta đã biết, để trở thành “cánh chim bảo vệ đất mẹ Việt Nam anh hùng”, mọi thanh niên trai tráng ưu tú của đất nước đều phải trải qua nhiều năm học hành lý thuyết và nhất là thực hành với tỉ lệ cả nghìn người chọn 1. Thậm chí tới khi ra trường, số người có thể ngồi trên cabin Su-27/30 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ảnh: Hà TrangSau các phần học lý thuyết, các học viện phi công đầu tiên phải trải qua thử thách trên máy bay huấn luyện quân sự Iak-52. Đây là máy bay động cơ cánh quạt giúp phi công trải nghiệm cảm giác bay đầu tiên, có vượt qua Iak-52, họ mới tới được máy bay phản lực hiện đại. “Tạch” ở Iak-52, cánh cửa lên trời coi như khép lại. Ảnh: Hà TrangIak-52 là máy bay huấn luyện sơ cấp do hãng Aerostar (Romania) sản xuất theo giấy phép loại Yakovlev Yak-52 của Liên Xô (cũ). Máy bay có chiều dài 7,7m, sải cánh 9,3m, cao 2,7m, trọng lượng rỗng hơn 1 tấn. Ảnh: Hà TrangIak-52 trang bị động cơ 9 xilanh M-14P với cánh quạt hai lá cho tốc độ bay tối đa 285km/h, tầm bay 550km, trần bay 4.000m, tốc độ leo cao 5m/s. Ảnh: Hà TrangCận cảnh cabin lái Iak-52 của KQND Việt Nam. Ảnh: Hà TrangCánh chim Iak-52 trên bầu trời nước Việt. Loại máy bay được giới quân sự quốc tế đánh giá có khả năng nhào lộn tốt, có thể phục vụ các bài bay biểu diễn. Ảnh: Hà TrangĐáng lưu ý, chiếc máy bay quân sự gặp nạn ở Khánh Hòa sáng nay (14/6) nhiều khả năng là Iak-52. Nguồn ảnh: JetphotosVượt qua “thử thách Iak-52”, các học viên phi công sẽ tiếp tục bước vào “cuộc chinh phục” máy bay huấn luyện chiến đấu động cơ phản lực L-39 Albatros. Đây hiện là máy bay huấn luyện phi công chuyên dụng dùng động cơ phản lực duy nhất của không quân ta. Nguồn ảnh: JetphotosL-39 Albatros do hãng Aero Vodochody (Tiệp Khắc) sản xuất từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Ước tích 2.800 chiếc L-39 đã được sản xuất và trang bị cho lực lượng không quân 30 nước trên thế giới. Kỷ lục này đưa L-39 trở thành một trong máy bay huấn luyện phổ biến nhất thế giới tới tận hôm nay. Nguồn ảnh: JetphotosL-39 giúp học viên phi công trải nghiệm tốc độ phản lực nhanh thế nào. Với động cơ turbofan Ivchenko AI-25TL, L-39 đạt tốc độ tối đa 750km/h, tầm bay 1.100km, thời gian bay liên tục 2h30 phút, trần bay tới 11.000m. Nguồn ảnh: JetphotosVượt qua L-39, các học viên phi công chính thức tốt nghiệp, nhưng để thực sự làm chủ “cánh bay” Sukhoi, họ sẽ tiếp tục một chặng đường rèn luyện vất vả hơn thế ở các trung đoàn không quân. Nguồn ảnh: Airliners.netVideo Phi công trẻ làm chủ Su-30MK. Nguồn: Kênh QPVN
Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có duy nhất Trường Sĩ quan Không quân (Nha Trang, Khánh Hòa) là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện các sĩ quan lái máy bay cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Đơn vị này hiện được trang bị hai loại máy bay Iak-52 (Trung đoàn 920) và L-39 (Trung đoàn 910) - bất kỳ phi công nào muốn bước lên Su-30 đều phải trải qua hai loại máy bay này.
Như chúng ta đã biết, để trở thành “cánh chim bảo vệ đất mẹ Việt Nam anh hùng”, mọi thanh niên trai tráng ưu tú của đất nước đều phải trải qua nhiều năm học hành lý thuyết và nhất là thực hành với tỉ lệ cả nghìn người chọn 1. Thậm chí tới khi ra trường, số người có thể ngồi trên cabin Su-27/30 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ảnh: Hà Trang
Sau các phần học lý thuyết, các học viện phi công đầu tiên phải trải qua thử thách trên máy bay huấn luyện quân sự Iak-52. Đây là máy bay động cơ cánh quạt giúp phi công trải nghiệm cảm giác bay đầu tiên, có vượt qua Iak-52, họ mới tới được máy bay phản lực hiện đại. “Tạch” ở Iak-52, cánh cửa lên trời coi như khép lại. Ảnh: Hà Trang
Iak-52 là máy bay huấn luyện sơ cấp do hãng Aerostar (Romania) sản xuất theo giấy phép loại Yakovlev Yak-52 của Liên Xô (cũ). Máy bay có chiều dài 7,7m, sải cánh 9,3m, cao 2,7m, trọng lượng rỗng hơn 1 tấn. Ảnh: Hà Trang
Iak-52 trang bị động cơ 9 xilanh M-14P với cánh quạt hai lá cho tốc độ bay tối đa 285km/h, tầm bay 550km, trần bay 4.000m, tốc độ leo cao 5m/s. Ảnh: Hà Trang
Cận cảnh cabin lái Iak-52 của KQND Việt Nam. Ảnh: Hà Trang
Cánh chim Iak-52 trên bầu trời nước Việt. Loại máy bay được giới quân sự quốc tế đánh giá có khả năng nhào lộn tốt, có thể phục vụ các bài bay biểu diễn. Ảnh: Hà Trang
Đáng lưu ý, chiếc máy bay quân sự gặp nạn ở Khánh Hòa sáng nay (14/6) nhiều khả năng là Iak-52. Nguồn ảnh: Jetphotos
Vượt qua “thử thách Iak-52”, các học viên phi công sẽ tiếp tục bước vào “cuộc chinh phục” máy bay huấn luyện chiến đấu động cơ phản lực L-39 Albatros. Đây hiện là máy bay huấn luyện phi công chuyên dụng dùng động cơ phản lực duy nhất của không quân ta. Nguồn ảnh: Jetphotos
L-39 Albatros do hãng Aero Vodochody (Tiệp Khắc) sản xuất từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Ước tích 2.800 chiếc L-39 đã được sản xuất và trang bị cho lực lượng không quân 30 nước trên thế giới. Kỷ lục này đưa L-39 trở thành một trong máy bay huấn luyện phổ biến nhất thế giới tới tận hôm nay. Nguồn ảnh: Jetphotos
L-39 giúp học viên phi công trải nghiệm tốc độ phản lực nhanh thế nào. Với động cơ turbofan Ivchenko AI-25TL, L-39 đạt tốc độ tối đa 750km/h, tầm bay 1.100km, thời gian bay liên tục 2h30 phút, trần bay tới 11.000m. Nguồn ảnh: Jetphotos
Vượt qua L-39, các học viên phi công chính thức tốt nghiệp, nhưng để thực sự làm chủ “cánh bay” Sukhoi, họ sẽ tiếp tục một chặng đường rèn luyện vất vả hơn thế ở các trung đoàn không quân. Nguồn ảnh: Airliners.net
Video Phi công trẻ làm chủ Su-30MK. Nguồn: Kênh QPVN