F-35 được thiết kế như một phiên bản nhẹ và rẻ hơn của máy bay chiến đấu hai động cơ hạng nặng tàng hình F-22 Raptor. F-22 chỉ được sử dụng trong Không quân Mỹ, nhưng F-35 có thể được xuất khẩu rộng rãi.Với việc mở rộng hơn nữa dây chuyền sản xuất F-35, chi phí của chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này sẽ giảm xuống, giúp nó có thể bỏ xa mọi đối thủ. Dự kiến trong vài năm tới, một số khách hàng mới sẽ đặt hàng F-35. Dưới đây là năm khách hàng tiềm năng của F-35.Rất lâu trước khi F-35A đi vào hoạt động trong Không quân Mỹ, UAE đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua loại máy bay này. Quốc gia vùng Vịnh này là quốc gia thứ hai trên thế giới (sau Nhật Bản), triển khai tiêm kích F-16 trang bị radar mảng pha điện tử chủ động, đó là tiêm kích F-16E/F thế hệ 4 ++.Vẫn còn tranh cãi về việc liệu Mỹ có nên cung cấp tiêm kích F-35 cho các nước Ả Rập hay không, mặc dù xuất khẩu có thể làm tăng doanh số bán vũ khí và khiến việc bán vũ khí trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng Mỹ cũng phải chịu áp lực từ Israel, quốc gia kiên quyết phản đối việc Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu tàng hình cho các nước Ả Rập.Tuy nhiên máy bay chiến đấu F-35 cực kỳ phụ thuộc vào mạng lưới lấy Mỹ làm trung tâm và yêu cầu bảo trì cao của nó; có nghĩa là nếu UAE cố gắng sử dụng các máy bay chiến đấu này theo cách đi ngược lại lợi ích của Mỹ, Mỹ sẽ dễ dàng hạ những chiếc F-35 của UAE.Ngoài ra, sau khi UAE được trang bị F-35, nó cũng sẽ bị giảm cấu hình phần mềm để xoa dịu Israel; đồng thời sẽ được triển khai gần Iran. Bằng cách này, các cảm biến của F-35 có thể thu thập được nhiều thông tin tình báo giá trị; điều này cũng sẽ xóa tan lo ngại của Israel.Mỹ là quốc gia bán máy bay chiến đấu chính cho Đài Loan, vừa qua Đài Loan đã mua 66 chiếc F-16 mới từ Mỹ. Không dừng lại ở đó, dự kiến Đài Loan sẽ tiếp tục tìm cách mua phiên bản F-35A và F-35B với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng, đặc biệt có giá trị đối với quân đội Đài Loan.Với chuyến bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Mỹ, công nghệ của F-35 đã trở nên kém "hot" hơn; vì vậy khả năng Mỹ bán F-35 cho Đài Loan sẽ tăng lên. Sau khi hợp đồng bán F-16 cho Đài Loan được thực hiện, thì khả năng xuất khẩu F-35 cho Đài Loan là rất lớn.Mặc dù là quốc gia trung lập, diện tích lãnh thổ không lớn, nhưng Không quân Thụy Sĩ hiện đang có kế hoạch mua máy bay chiến đấu của Mỹ, và F-35A được coi là đối thủ cạnh tranh chính của máy bay chiến đấu Typhoon và Rafale của châu Âu.Giá cùng chi phí bảo dưỡng và vận hành của F-35 cao hơn nhiều so với F/A-18 hay F-5; tuy nhiên với một quốc gia giàu có như Thụy Sĩ, việc họ có mua F-35 hay không chỉ phụ thuộc vào vấn đề chính trị, còn tiền không thành vấn đề.Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia có thể trở thành khách hàng thứ hai ở khu vực này (sau Singapore), có cơ hội sở hữu F-35. Trước đó Mỹ đã gây sức ép đáng kể với Indonesia, để hủy hợp đồng mua 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.Sau khi Australia và Singapore mua máy bay chiến đấu F-35, nếu Indonesia mua F-35, điều này sẽ làm tổn hại đến tính độc lập của Không quân Indonesia, vì so với các quốc gia láng giềng như Australia và New Zealand, những quốc gia có quan hệ thân thiết hơn với Mỹ, F-35 mà Indonesia mua được, cũng có thể là một phiên bản bị "cắt xén" tính năng.Trên thực tế, trong thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa Indonesia và Australia vào thập niên 1990, Mỹ đã ngăn cản việc cung cấp các bộ phận và linh kiện, khiến phi đội F-16 của Indonesia không thể "bay" được.Tại Trung Đông, Qatar là quốc gia Ả Rập thứ hai chính thức bày tỏ sự quan tâm đến F-35. Trước đó, Qatar đã mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, Typhoon của châu Âu và máy bay chiến đấu F-15QA của Mỹ.Qatar được coi là đối tác chính của phương Tây ở Trung Đông, từng là nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ và có một số lượng lớn các cơ sở quân sự của Mỹ. Do đó việc F-35 trong tay nước này, rất khó xảy ra phương hại đến lợi ích của các nước phương Tây trong khu vực, đặc biệt Qatar đang cực kỳ phụ thuộc vào Mỹ về an ninh.Tuy nhiên việc bán máy bay F-35 cho Qatar, có thể làm tăng sự quan tâm đối với máy bay từ các quốc gia vùng Vịnh khác (như Saudi Arabia và Kuwait), vốn đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vào năm 2017. Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN
F-35 được thiết kế như một phiên bản nhẹ và rẻ hơn của máy bay chiến đấu hai động cơ hạng nặng tàng hình F-22 Raptor. F-22 chỉ được sử dụng trong Không quân Mỹ, nhưng F-35 có thể được xuất khẩu rộng rãi.
Với việc mở rộng hơn nữa dây chuyền sản xuất F-35, chi phí của chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này sẽ giảm xuống, giúp nó có thể bỏ xa mọi đối thủ. Dự kiến trong vài năm tới, một số khách hàng mới sẽ đặt hàng F-35. Dưới đây là năm khách hàng tiềm năng của F-35.
Rất lâu trước khi F-35A đi vào hoạt động trong Không quân Mỹ, UAE đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua loại máy bay này. Quốc gia vùng Vịnh này là quốc gia thứ hai trên thế giới (sau Nhật Bản), triển khai tiêm kích F-16 trang bị radar mảng pha điện tử chủ động, đó là tiêm kích F-16E/F thế hệ 4 ++.
Vẫn còn tranh cãi về việc liệu Mỹ có nên cung cấp tiêm kích F-35 cho các nước Ả Rập hay không, mặc dù xuất khẩu có thể làm tăng doanh số bán vũ khí và khiến việc bán vũ khí trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng Mỹ cũng phải chịu áp lực từ Israel, quốc gia kiên quyết phản đối việc Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu tàng hình cho các nước Ả Rập.
Tuy nhiên máy bay chiến đấu F-35 cực kỳ phụ thuộc vào mạng lưới lấy Mỹ làm trung tâm và yêu cầu bảo trì cao của nó; có nghĩa là nếu UAE cố gắng sử dụng các máy bay chiến đấu này theo cách đi ngược lại lợi ích của Mỹ, Mỹ sẽ dễ dàng hạ những chiếc F-35 của UAE.
Ngoài ra, sau khi UAE được trang bị F-35, nó cũng sẽ bị giảm cấu hình phần mềm để xoa dịu Israel; đồng thời sẽ được triển khai gần Iran. Bằng cách này, các cảm biến của F-35 có thể thu thập được nhiều thông tin tình báo giá trị; điều này cũng sẽ xóa tan lo ngại của Israel.
Mỹ là quốc gia bán máy bay chiến đấu chính cho Đài Loan, vừa qua Đài Loan đã mua 66 chiếc F-16 mới từ Mỹ. Không dừng lại ở đó, dự kiến Đài Loan sẽ tiếp tục tìm cách mua phiên bản F-35A và F-35B với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng, đặc biệt có giá trị đối với quân đội Đài Loan.
Với chuyến bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Mỹ, công nghệ của F-35 đã trở nên kém "hot" hơn; vì vậy khả năng Mỹ bán F-35 cho Đài Loan sẽ tăng lên. Sau khi hợp đồng bán F-16 cho Đài Loan được thực hiện, thì khả năng xuất khẩu F-35 cho Đài Loan là rất lớn.
Mặc dù là quốc gia trung lập, diện tích lãnh thổ không lớn, nhưng Không quân Thụy Sĩ hiện đang có kế hoạch mua máy bay chiến đấu của Mỹ, và F-35A được coi là đối thủ cạnh tranh chính của máy bay chiến đấu Typhoon và Rafale của châu Âu.
Giá cùng chi phí bảo dưỡng và vận hành của F-35 cao hơn nhiều so với F/A-18 hay F-5; tuy nhiên với một quốc gia giàu có như Thụy Sĩ, việc họ có mua F-35 hay không chỉ phụ thuộc vào vấn đề chính trị, còn tiền không thành vấn đề.
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia có thể trở thành khách hàng thứ hai ở khu vực này (sau Singapore), có cơ hội sở hữu F-35. Trước đó Mỹ đã gây sức ép đáng kể với Indonesia, để hủy hợp đồng mua 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Sau khi Australia và Singapore mua máy bay chiến đấu F-35, nếu Indonesia mua F-35, điều này sẽ làm tổn hại đến tính độc lập của Không quân Indonesia, vì so với các quốc gia láng giềng như Australia và New Zealand, những quốc gia có quan hệ thân thiết hơn với Mỹ, F-35 mà Indonesia mua được, cũng có thể là một phiên bản bị "cắt xén" tính năng.
Trên thực tế, trong thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa Indonesia và Australia vào thập niên 1990, Mỹ đã ngăn cản việc cung cấp các bộ phận và linh kiện, khiến phi đội F-16 của Indonesia không thể "bay" được.
Tại Trung Đông, Qatar là quốc gia Ả Rập thứ hai chính thức bày tỏ sự quan tâm đến F-35. Trước đó, Qatar đã mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, Typhoon của châu Âu và máy bay chiến đấu F-15QA của Mỹ.
Qatar được coi là đối tác chính của phương Tây ở Trung Đông, từng là nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ và có một số lượng lớn các cơ sở quân sự của Mỹ. Do đó việc F-35 trong tay nước này, rất khó xảy ra phương hại đến lợi ích của các nước phương Tây trong khu vực, đặc biệt Qatar đang cực kỳ phụ thuộc vào Mỹ về an ninh.
Tuy nhiên việc bán máy bay F-35 cho Qatar, có thể làm tăng sự quan tâm đối với máy bay từ các quốc gia vùng Vịnh khác (như Saudi Arabia và Kuwait), vốn đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vào năm 2017.
Video F-35: Dự án máy bay đục khoét ngân sách khủng khiếp - Nguồn: QPVN