Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội, Quân đội Ukraine đã sử dụng 3 UAV cảm tử (FPV) để tấn công xe hỗ trợ xe tăng BMPT Terminator của Nga, gần khu vực Avdiivka thuộc Donetsk, miền đông Ukraine. Những chiếc FPV của Ukraine đã kiên trì tìm cơ hội, tấn công vào phía sau xe hỗ trợ xe tăng; sau khi đạn chống tăng xuyên thủng lớp giáp, đã làm nổ tung động cơ và đốt cháy nhiên liệu, khiến chiếc xe hỗ trợ tăng đắt tiền này bốc cháy. Đây là đoạn video được blogger có tên Sergey Sternenko chia sẻ ngày 26/12, cho thấy Quân đội Ukraine sử dụng máy bay không người lái FPV trị giá vài trăm USD để tiêu diệt chiếc BMPT trị giá 2 triệu USD của
Quân đội Nga.Xe hỗ trợ xe tăng là loại phương tiện chiến đấu mới do Nga tiên phong phát triển; ý tưởng phát triển sớm nhất xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi Cục thiết kế GSKB-2 của Nhà máy máy kéo Chelyabinsk phát triển BMPT trên cơ sở xe chiến đấu chủ lực T-72. Vào cuối thập niên 1990, từ cuộc xung đột Chechnya, Nga đã đẩy mạnh phát triển mẫu BMPT. Cục Thiết kế và sản xuất phương tiện vận tải Ural đã phát triển nguyên mẫu BMPT đầu tiên, sau đó thay thế khung gầm xe tăng T-72, bằng khung gầm xe tăng T-90 tiên tiến hơn. BMPT Terminator có tính cơ động và khả năng phòng thủ tương đương xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Tháp pháo được trang bị 2 súng máy 30 mm 2A42, 4 tên lửa chống tăng 9M120, 2 súng máy 7,62 mm và 2 súng phóng lựu liên thanh 30 mm AG-17D. Súng phóng lựu liên thanh 30 mm AG-17D được mô tả như một con "nhím lửa". Một loạt đạn có thể đảm bảo tiêu diệt cùng lúc ba mục tiêu ở khoảng cách tối đa tới 1.700 mét, với chiều rộng vượt quá đội hình hai trung đội bộ binh.BMPT Terminator không chỉ có thể tiêu diệt bộ binh của đối phương, mà còn có thể tiêu diệt các phương tiện bọc thép và các điểm hỏa lực cố định của đối phương. Do góc nâng của pháo đạt tới 45 độ, nên nó còn có thể tấn công các mục tiêu trên không bay thấp.Quân đội Nga chủ yếu sử dụng BMPT Terminator chiến đấu trong đô thị, như trong các trận đánh ở Mariupol, Bakhmut. Họ cũng sử dụng BMPT Terminator là phương tiện hỗ trợ hỏa lực trên tiền tuyến, có nhiệm vụ chống tăng và chống bộ binh mạnh mẽ cho bộ binh chiến đấu.Tuy nhiên ở mặt trận Avdiivka, một chiếc BMPT Terminator có giáp lồng chống UAV tự sát ở tháp pháo, đang lao đi trên chiến trường đổ nát, sau đó dừng cạnh bức tường thấp để ẩn nấp. Lúc này, UAV của Ukraine đã phát hiện chiếc BMPT Terminator.Sau đó, chiếc FPV đầu tiên bay mang theo đầu đạn chống tăng RPG (Việt Nam gọi là đạn B-41) và chọn vị trí tấn công là ở phía trước xe. Tuy nhiên, mặt trước của BMPT Terminator có lớp giáp bảo vệ hạng nặng, tương tự xe tăng T-90A, nên đầu đạn PRG không thể xuyên thủng lớp giáp.Khi phát hiện mối đe dọa từ FPV của Ukraine, kíp xe BMPT bắt đầu rút lui, nhưng lúc này điểm yếu của chiếc xe đã lộ rõ trước FPV. Chiếc FPV thứ hai đã xuất hiện ngay lập tức, lái xe BMPT tăng tốc độ lên là 50 đến 60 km/giờ, nhưng chiếc FPV có thể đạt tốc độ tới hàng trăm km/giờ, nhanh hơn nhiều so với chiếc BMPT. Chiếc FPV thứ hai mang theo đầu đạn PRG lao vào đuôi xe BMPT Terminator đang chạy trốn. Do xe BMPT cũng đang di chuyển với tốc độ cao, nên điểm va chạm của FPV bị lệch và lẽ ra phải trúng tháp pháo.Tuy nhiên, tháp pháo của chiếc BMPT có mái che chống UAV tự sát và lớp giáp tương đối dày, điều quan trọng nhất là xe sử dụng tháp pháo không người lái trên cao, dù tháp pháo có bị phá hủy cũng không gây tổn hại cho xe và các thành viên tổ lái. Vì vậy, chiếc Terminator không dừng lại sau vụ nổ mà vẫn rút lui với tốc độ cao, với hy vọng rút về vị trí của mình. Sau khi hai chiếc máy bay không người lái FPV đầu tiên không tấn công được, chiếc FPV thứ ba lại xuất hiện. Lúc này, người điều khiển chiếc FPV thứ ba có vẻ rất kiên nhẫn, anh ta liên tục bay cùng chiếc BMPT mà không vội vã tấn công. Sau đó, xe BMPT chạy dưới gầm cầu đường cao tốc hai làn, chiếc FPV thậm chí còn bay qua cầu nhưng không thấy chiếc BMPT ra ngoài. Chiếc FPV quay lại khe hở cầu, hạ độ cao quan sát thì phát hiện xe BMPT đang ẩn nấp dưới khe hở cầu. Sai lầm là người lái xe BMPT đã dừng xe, tạo cơ hội cho cho chiếc FPV tận dụng lợi thế đánh trúng vào khoang động cơ, chỉ được bảo vệ bởi lớp giáp yếu phía sau thân xe.Đòn đánh của chiếc FPV thứ ba gần như lao thẳng, khiến lớp giáp lồng bảo vệ ở tháp pháo mất tác dụng bảo vệ, làm quả đạn chống tăng gắn dưới bụng chiếc FPV đã xuyên thủng giáp phía cuối xe, làm phá hủy động cơ, đốt cháy nhiên liệu và đốt cháy hoàn toàn chiếc BMPT. Từ cuộc tấn công này, chúng ta có thể thấy rằng, UAV tự sát với đầu đạn xuyên giáp RPG đã thay đổi tình hình trên chiến trường một cách sâu sắc, quân đội các nước không được coi thường. Nếu không thức tỉnh trước những thay đổi này, thì khi cuộc chiến tiếp theo nổ ra, bên chủ quan chắc chắn sẽ là bên gánh chịu thiệt hại.Vậy làm thế nào để đối phó với những chiếc FPV này là một vấn đề mà quân đội của mọi quốc gia phải bắt đầu nghiên cứu và tìm các biện pháp đối phó nghiêm túc; khi trên chiến trường tương lai, sẽ có một số lượng đáng kinh ngạc các UAV nhỏ tốc độ cao tham gia chiến đấu.Ba chiếc FPV của Ukraine săn chiếc BMPT Terminator của Nga. Nguồn: Telegram.
Theo các video được đăng tải trên mạng xã hội, Quân đội Ukraine đã sử dụng 3 UAV cảm tử (FPV) để tấn công xe hỗ trợ xe tăng BMPT Terminator của Nga, gần khu vực Avdiivka thuộc Donetsk, miền đông Ukraine.
Những chiếc FPV của Ukraine đã kiên trì tìm cơ hội, tấn công vào phía sau xe hỗ trợ xe tăng; sau khi đạn chống tăng xuyên thủng lớp giáp, đã làm nổ tung động cơ và đốt cháy nhiên liệu, khiến chiếc xe hỗ trợ tăng đắt tiền này bốc cháy.
Đây là đoạn video được blogger có tên Sergey Sternenko chia sẻ ngày 26/12, cho thấy Quân đội Ukraine sử dụng máy bay không người lái FPV trị giá vài trăm USD để tiêu diệt chiếc BMPT trị giá 2 triệu USD của
Quân đội Nga.
Xe hỗ trợ xe tăng là loại phương tiện chiến đấu mới do Nga tiên phong phát triển; ý tưởng phát triển sớm nhất xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi Cục thiết kế GSKB-2 của Nhà máy máy kéo Chelyabinsk phát triển BMPT trên cơ sở xe chiến đấu chủ lực T-72.
Vào cuối thập niên 1990, từ cuộc xung đột Chechnya, Nga đã đẩy mạnh phát triển mẫu BMPT. Cục Thiết kế và sản xuất phương tiện vận tải Ural đã phát triển nguyên mẫu BMPT đầu tiên, sau đó thay thế khung gầm xe tăng T-72, bằng khung gầm xe tăng T-90 tiên tiến hơn.
BMPT Terminator có tính cơ động và khả năng phòng thủ tương đương xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Tháp pháo được trang bị 2 súng máy 30 mm 2A42, 4 tên lửa chống tăng 9M120, 2 súng máy 7,62 mm và 2 súng phóng lựu liên thanh 30 mm AG-17D.
Súng phóng lựu liên thanh 30 mm AG-17D được mô tả như một con "nhím lửa". Một loạt đạn có thể đảm bảo tiêu diệt cùng lúc ba mục tiêu ở khoảng cách tối đa tới 1.700 mét, với chiều rộng vượt quá đội hình hai trung đội bộ binh.
BMPT Terminator không chỉ có thể tiêu diệt bộ binh của đối phương, mà còn có thể tiêu diệt các phương tiện bọc thép và các điểm hỏa lực cố định của đối phương. Do góc nâng của pháo đạt tới 45 độ, nên nó còn có thể tấn công các mục tiêu trên không bay thấp.
Quân đội Nga chủ yếu sử dụng BMPT Terminator chiến đấu trong đô thị, như trong các trận đánh ở Mariupol, Bakhmut. Họ cũng sử dụng BMPT Terminator là phương tiện hỗ trợ hỏa lực trên tiền tuyến, có nhiệm vụ chống tăng và chống bộ binh mạnh mẽ cho bộ binh chiến đấu.
Tuy nhiên ở mặt trận Avdiivka, một chiếc BMPT Terminator có giáp lồng chống UAV tự sát ở tháp pháo, đang lao đi trên chiến trường đổ nát, sau đó dừng cạnh bức tường thấp để ẩn nấp. Lúc này, UAV của Ukraine đã phát hiện chiếc BMPT Terminator.
Sau đó, chiếc FPV đầu tiên bay mang theo đầu đạn chống tăng RPG (Việt Nam gọi là đạn B-41) và chọn vị trí tấn công là ở phía trước xe. Tuy nhiên, mặt trước của BMPT Terminator có lớp giáp bảo vệ hạng nặng, tương tự xe tăng T-90A, nên đầu đạn PRG không thể xuyên thủng lớp giáp.
Khi phát hiện mối đe dọa từ FPV của Ukraine, kíp xe BMPT bắt đầu rút lui, nhưng lúc này điểm yếu của chiếc xe đã lộ rõ trước FPV. Chiếc FPV thứ hai đã xuất hiện ngay lập tức, lái xe BMPT tăng tốc độ lên là 50 đến 60 km/giờ, nhưng chiếc FPV có thể đạt tốc độ tới hàng trăm km/giờ, nhanh hơn nhiều so với chiếc BMPT.
Chiếc FPV thứ hai mang theo đầu đạn PRG lao vào đuôi xe BMPT Terminator đang chạy trốn. Do xe BMPT cũng đang di chuyển với tốc độ cao, nên điểm va chạm của FPV bị lệch và lẽ ra phải trúng tháp pháo.
Tuy nhiên, tháp pháo của chiếc BMPT có mái che chống UAV tự sát và lớp giáp tương đối dày, điều quan trọng nhất là xe sử dụng tháp pháo không người lái trên cao, dù tháp pháo có bị phá hủy cũng không gây tổn hại cho xe và các thành viên tổ lái.
Vì vậy, chiếc Terminator không dừng lại sau vụ nổ mà vẫn rút lui với tốc độ cao, với hy vọng rút về vị trí của mình. Sau khi hai chiếc máy bay không người lái FPV đầu tiên không tấn công được, chiếc FPV thứ ba lại xuất hiện.
Lúc này, người điều khiển chiếc FPV thứ ba có vẻ rất kiên nhẫn, anh ta liên tục bay cùng chiếc BMPT mà không vội vã tấn công. Sau đó, xe BMPT chạy dưới gầm cầu đường cao tốc hai làn, chiếc FPV thậm chí còn bay qua cầu nhưng không thấy chiếc BMPT ra ngoài.
Chiếc FPV quay lại khe hở cầu, hạ độ cao quan sát thì phát hiện xe BMPT đang ẩn nấp dưới khe hở cầu. Sai lầm là người lái xe BMPT đã dừng xe, tạo cơ hội cho cho chiếc FPV tận dụng lợi thế đánh trúng vào khoang động cơ, chỉ được bảo vệ bởi lớp giáp yếu phía sau thân xe.
Đòn đánh của chiếc FPV thứ ba gần như lao thẳng, khiến lớp giáp lồng bảo vệ ở tháp pháo mất tác dụng bảo vệ, làm quả đạn chống tăng gắn dưới bụng chiếc FPV đã xuyên thủng giáp phía cuối xe, làm phá hủy động cơ, đốt cháy nhiên liệu và đốt cháy hoàn toàn chiếc BMPT.
Từ cuộc tấn công này, chúng ta có thể thấy rằng, UAV tự sát với đầu đạn xuyên giáp RPG đã thay đổi tình hình trên chiến trường một cách sâu sắc, quân đội các nước không được coi thường. Nếu không thức tỉnh trước những thay đổi này, thì khi cuộc chiến tiếp theo nổ ra, bên chủ quan chắc chắn sẽ là bên gánh chịu thiệt hại.
Vậy làm thế nào để đối phó với những chiếc FPV này là một vấn đề mà quân đội của mọi quốc gia phải bắt đầu nghiên cứu và tìm các biện pháp đối phó nghiêm túc; khi trên chiến trường tương lai, sẽ có một số lượng đáng kinh ngạc các UAV nhỏ tốc độ cao tham gia chiến đấu.
Ba chiếc FPV của Ukraine săn chiếc BMPT Terminator của Nga. Nguồn: Telegram.