Được bay thử lần đầu tiên vào năm 2010, sau một vài chỉnh sửa nhỏ trong thiết kế, các máy bay vận tải quân sự chiến thuật Kawasaki C-2 của Nhật Bản chính thức được nằm trong biên chế của Không quân nước này và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2016 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.Có giá thành vào khoảng 136 triệu USD cho mỗi chiếc, cao gấp 3 lần so với người tiền nhiệm Kawasaki C-1 trước đây của Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản, những gì mà vận tải cơ Kawasaki C-2 mang lại được đánh giá ngắn gọn là "đáng đồng tiền bát gạo". Nguồn ảnh: Sina.Được thiết kế dựa trên những điểm ưu việt nhất của vận tải cơ C-130, C-17 và Airbus A400M, vận tải cơ Kawasaki C-2 của Nhật Bản thực sự là một con mãnh thú trên bầu trời. Chưa kể tới việc, Kawasaki C-2 còn ra đời trong bối cảnh Nhật Bản nới lỏng các đạo luật trong hiến pháp, cho phép chế tạo máy bay với tầm bay xa hơn, trọng tải lớn hơn nhiều so với thời của Kawasaki C-1. Nguồn ảnh: Wiki.Cụ thể, so với trọng tải 8 tấn của Kawasaki C-1 thì trọng tải của C-2 là gấp gần 5 lần. C-2 có khả năng mang theo tối đa tới 37,6 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Defence.Mặc dù có tải trọng lớn hơn nhiều lần, đường băng cất cánh mà chiếc máy bay quân sựvận tải chiến thuật đòi hỏi lại không nhiều, vẫn gần như tương tự so với yêu cầu của chiếc Kawasaki C-1. Cụ thẻ, Kawasaki C-2 cần đường băng tối thiểu 500 mét để cất cánh với tải trọng 26 tấn và đường băng dài 2300 mét để cất cánh với 37,6 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Defence.Kawasaki C-2 cũng có phi hành đoàn 3 người giống với Kawasaki C-1 trong đó có hai phi công và một kỹ sư "xếp hàng". Kawasaki C-2 dài tới 43,9 mét, sải cánh rộng 44,4 mét, gần gấp rưỡi so với chiều dài 29 mét và sải cánh rộng 30,6 mét của chiếc Kawasaki C-1. Nguồn ảnh: Airliners.Trọng lượng rỗng của Kawasaki C-2 lên tới 60,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa vào khoảng 141 tấn. Trong khi đó trọng lượng rỗng của Kawasaki C-1 chỉ khoảng 23 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa của Kawasaki C-1 chỉ khoảng 38,7 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.Trước đây, Kawasaki C-1 bị giới hạn bởi hiến pháp Nhật, không cho phép nước này triển khai quân đội ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản nên chiếc C-1 buộc bị cắt giảm tầm bay, chỉ còn 3300 km. Tuy nhiên Kawasaki C-2 đã không còn bị giới hạn bởi điều luật này và được phép mở rộng tầm bay lên tới 7600 km. Nguồn ảnh: Warhistory.Trần bay của Kawasaki C-2 vào khoảng 9.800 mét, tốc độ tối đa Mach 0,82 và có tốc độ hành trình Mach 0,8 tương đương với khoảng 890 km/h. Rõ ràng, việc nới lỏng các giới hạn của hiến pháp Nhật trong lĩnh vực quân sự đã giúp nước này phát triển những loại phương tiện, vũ khí một cách vượt bậc. Nguồn ảnh: Pakistan.
Được bay thử lần đầu tiên vào năm 2010, sau một vài chỉnh sửa nhỏ trong thiết kế, các máy bay vận tải quân sự chiến thuật Kawasaki C-2 của Nhật Bản chính thức được nằm trong biên chế của Không quân nước này và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2016 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.
Có giá thành vào khoảng 136 triệu USD cho mỗi chiếc, cao gấp 3 lần so với người tiền nhiệm Kawasaki C-1 trước đây của Lực lượng Phòng vệ Trên Không Nhật Bản, những gì mà vận tải cơ Kawasaki C-2 mang lại được đánh giá ngắn gọn là "đáng đồng tiền bát gạo". Nguồn ảnh: Sina.
Được thiết kế dựa trên những điểm ưu việt nhất của vận tải cơ C-130, C-17 và Airbus A400M, vận tải cơ Kawasaki C-2 của Nhật Bản thực sự là một con mãnh thú trên bầu trời. Chưa kể tới việc, Kawasaki C-2 còn ra đời trong bối cảnh Nhật Bản nới lỏng các đạo luật trong hiến pháp, cho phép chế tạo máy bay với tầm bay xa hơn, trọng tải lớn hơn nhiều so với thời của Kawasaki C-1. Nguồn ảnh: Wiki.
Cụ thể, so với trọng tải 8 tấn của Kawasaki C-1 thì trọng tải của C-2 là gấp gần 5 lần. C-2 có khả năng mang theo tối đa tới 37,6 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Defence.
Mặc dù có tải trọng lớn hơn nhiều lần, đường băng cất cánh mà chiếc máy bay quân sựvận tải chiến thuật đòi hỏi lại không nhiều, vẫn gần như tương tự so với yêu cầu của chiếc Kawasaki C-1. Cụ thẻ, Kawasaki C-2 cần đường băng tối thiểu 500 mét để cất cánh với tải trọng 26 tấn và đường băng dài 2300 mét để cất cánh với 37,6 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Defence.
Kawasaki C-2 cũng có phi hành đoàn 3 người giống với Kawasaki C-1 trong đó có hai phi công và một kỹ sư "xếp hàng". Kawasaki C-2 dài tới 43,9 mét, sải cánh rộng 44,4 mét, gần gấp rưỡi so với chiều dài 29 mét và sải cánh rộng 30,6 mét của chiếc Kawasaki C-1. Nguồn ảnh: Airliners.
Trọng lượng rỗng của Kawasaki C-2 lên tới 60,8 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa vào khoảng 141 tấn. Trong khi đó trọng lượng rỗng của Kawasaki C-1 chỉ khoảng 23 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa của Kawasaki C-1 chỉ khoảng 38,7 tấn. Nguồn ảnh: Airliners.
Trước đây, Kawasaki C-1 bị giới hạn bởi hiến pháp Nhật, không cho phép nước này triển khai quân đội ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản nên chiếc C-1 buộc bị cắt giảm tầm bay, chỉ còn 3300 km. Tuy nhiên Kawasaki C-2 đã không còn bị giới hạn bởi điều luật này và được phép mở rộng tầm bay lên tới 7600 km. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trần bay của Kawasaki C-2 vào khoảng 9.800 mét, tốc độ tối đa Mach 0,82 và có tốc độ hành trình Mach 0,8 tương đương với khoảng 890 km/h. Rõ ràng, việc nới lỏng các giới hạn của hiến pháp Nhật trong lĩnh vực quân sự đã giúp nước này phát triển những loại phương tiện, vũ khí một cách vượt bậc. Nguồn ảnh: Pakistan.