Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ gọi việc tạm dừng các thương vụ vũ khí mà cựu Tổng thống Trump đã ký trước đây là "một hành động thường xuyên" cho phép chính phủ có thể xem xét vấn đề "một cách minh bạch và hiệu quả", cũng như đáp ứng các mục tiêu chiến lược của chính quyền tân Tổng thống Joe Biden.Các nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ký thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 23 tỷ USD với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào sáng 20-1-2021, chỉ một giờ trước khi Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.Những giao dịch mua bán với các nước vùng Vịnh Ba tư cùng với thỏa thuận được chính quyền Tổng thống Donald Trump thông qua phút cuối cho phép chuyển giao vũ khí cho Ai Cập và Philipines - đã vấp phải sự phản đối của các nhà lập pháp Mỹ.Thỏa thuận đạt được từ hè năm 2020, khi UAE đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel theo Hiệp ước Abraham. Hiệp ước này được ông Trump coi là một trong những thành tựu ngoại giao lớn nhất của mình và là một trong những nỗ lực chủ chốt để tập hợp các lực lượng đồng lòng đối phó với Iran.Ngoài bán vũ khí cho UAE, ông Trump cũng thuyết phục được Sudan tham gia bình thường hóa quan hệ với Israel bằng cách đồng ý rút nước này khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố.Việc chính quyền Tổng thống Biden dừng thương vụ vũ khí bán tiêm kích tàng hình F-35 cho UEA đã được các nhà dự doán đưa ra từ trước.Chính sách của chính quyền Tổng thống Biden được cho là sẽ đảo chiều hoàn toàn một số đường lối mà cựu Tổng thống Trump đã vạch ra trước đây.Mọi thương vụ bán vũ khí của Mỹ ở Trung Đông đều phải đáp ứng thỏa thuận với Israel rằng, khí tài do Washington sản xuất không làm suy yếu lợi thế quân sự của Tel Aviv, đảm bảo vũ khí họ cung cấp cho Israel có năng lực vượt trội so với vũ khí họ bán cho nước khác.Giới chức Israel từng nhiều lần bày tỏ lo ngại khả năng Mỹ bán tiêm kích tàng hình F-35 cho các nước Arab, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực.Trước động thái mới nhất từ Washington, Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef al-Otaiba viết trên Twitter: "UAE hiểu được việc chính quyền mới muốn tái xem xét các chính sách".Theo ông, hợp đồng F-35 "không đơn giản mang ý nghĩa bán thiết bị quân sự cho một đối tác". "Nó không chỉ đảm bảo sự tương kết [của Mỹ] với một đồng minh phòng thủ khu vực chủ chốt, mà còn cho phép UAE đảm nhận thêm các trọng trách về an ninh tập thể trong khu vực, giảm bớt gánh nặng của Mỹ trước các thách thức toàn cầu khác"."Với cùng các thiết bị và hoạt động huấn luyện", ông Otaiba nói, "quân đội Mỹ và UAE khi hợp tác với nhau sẽ trở nên hiệu quả hơn ở bất kỳ thời điểm và địa điểm nào".Việc tạm dừng thương vụ tỷ đô này khiến cho UAE đã vuột mất cơ hội có thể nhận tiêm kích F-35 đầu tiên vào năm 2027.F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm, một động cơ, tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng mang tên lửa không đối không và bom dẫn đường bằng laser với tầm hoạt động khoảng 2.200 km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương.F-35 có chiều dài: 15,37 m; sải cánh: 10,6 m; cao: 4,33 m; trọng lượng không tải: 12.000 kg; trọng lượng có tải: 20.100 kg; trọng lượng cất cánh lớn nhất: 27.200 kg; tốc độ lớn nhất: 1,6 Mach (1.930 km/h); bán kính chiến đấu: 1.100 km.Máy bay có ba phiên bản F-35A, F-35B và F-35C. Về tính năng, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường, F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn còn F-35C có thể triển khai trên các tàu sân bay. Phiên bản F-35B là chiến đấu cơ đắt nhất trong ba mẫu F-35.Máy bay được trang bị radar AN/APG-81 có thể phát hiện ra mục tiêu có diện tích 1m2 ở khoảng cách 150 km. AN/APG-81 có thể theo dõi 23 mục tiêu trong vòng 9 giây và radar này chỉ cần 2,4 giây để thông báo cho hệ thống vũ khí trang bị trên F-35 khai hỏa tiêu diệt 19 mục tiêu trong số đó.Ở chế độ “quái thú”, F-35 có thể mang theo 10 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa. Với tải trọng vũ khí này, chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã vượt xa cả Su-35 và Su-57 vốn chỉ có khả năng mang tối đa khoảng 8 tấn vũ khí. Đây là điều mà chưa tiêm kích đa năng một động cơ nào nào của Nga và Trung Quốc làm được.Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km. Với khả năng tàng hình, F-35 có thể tiêu diệt đối thủ trước khi đối phương kịp phát hiện ra chúng.Bên cạnh việc trang bị cho F-35 vũ khí và cảm biến hiện đại, Lầu Năm Góc còn áp dụng hệ thống dẫn đường và cảnh báo tầm xa cho siêu tiêm kích trong các hoạt động chiến đấu.F-35 có thể mang theo 14 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và 2 Sidewinder AIM-9X cho các hoạt động trên không hoặc 6 quả bom GBU-31 và 4 tên lửa không đối không.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ gọi việc tạm dừng các thương vụ vũ khí mà cựu Tổng thống Trump đã ký trước đây là "một hành động thường xuyên" cho phép chính phủ có thể xem xét vấn đề "một cách minh bạch và hiệu quả", cũng như đáp ứng các mục tiêu chiến lược của chính quyền tân Tổng thống Joe Biden.
Các nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ký thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 23 tỷ USD với Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào sáng 20-1-2021, chỉ một giờ trước khi Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.
Những giao dịch mua bán với các nước vùng Vịnh Ba tư cùng với thỏa thuận được chính quyền Tổng thống Donald Trump thông qua phút cuối cho phép chuyển giao vũ khí cho Ai Cập và Philipines - đã vấp phải sự phản đối của các nhà lập pháp Mỹ.
Thỏa thuận đạt được từ hè năm 2020, khi UAE đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel theo Hiệp ước Abraham. Hiệp ước này được ông Trump coi là một trong những thành tựu ngoại giao lớn nhất của mình và là một trong những nỗ lực chủ chốt để tập hợp các lực lượng đồng lòng đối phó với Iran.
Ngoài bán vũ khí cho UAE, ông Trump cũng thuyết phục được Sudan tham gia bình thường hóa quan hệ với Israel bằng cách đồng ý rút nước này khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố.
Việc chính quyền Tổng thống Biden dừng thương vụ vũ khí bán tiêm kích tàng hình F-35 cho UEA đã được các nhà dự doán đưa ra từ trước.
Chính sách của chính quyền Tổng thống Biden được cho là sẽ đảo chiều hoàn toàn một số đường lối mà cựu Tổng thống Trump đã vạch ra trước đây.
Mọi thương vụ bán vũ khí của Mỹ ở Trung Đông đều phải đáp ứng thỏa thuận với Israel rằng, khí tài do Washington sản xuất không làm suy yếu lợi thế quân sự của Tel Aviv, đảm bảo vũ khí họ cung cấp cho Israel có năng lực vượt trội so với vũ khí họ bán cho nước khác.
Giới chức Israel từng nhiều lần bày tỏ lo ngại khả năng Mỹ bán tiêm kích tàng hình F-35 cho các nước Arab, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực.
Trước động thái mới nhất từ Washington, Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef al-Otaiba viết trên Twitter: "UAE hiểu được việc chính quyền mới muốn tái xem xét các chính sách".
Theo ông, hợp đồng F-35 "không đơn giản mang ý nghĩa bán thiết bị quân sự cho một đối tác". "Nó không chỉ đảm bảo sự tương kết [của Mỹ] với một đồng minh phòng thủ khu vực chủ chốt, mà còn cho phép UAE đảm nhận thêm các trọng trách về an ninh tập thể trong khu vực, giảm bớt gánh nặng của Mỹ trước các thách thức toàn cầu khác".
"Với cùng các thiết bị và hoạt động huấn luyện", ông Otaiba nói, "quân đội Mỹ và UAE khi hợp tác với nhau sẽ trở nên hiệu quả hơn ở bất kỳ thời điểm và địa điểm nào".
Việc tạm dừng thương vụ tỷ đô này khiến cho UAE đã vuột mất cơ hội có thể nhận tiêm kích F-35 đầu tiên vào năm 2027.
F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm, một động cơ, tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng mang tên lửa không đối không và bom dẫn đường bằng laser với tầm hoạt động khoảng 2.200 km và có thể đánh lừa hệ thống radar của đối phương.
F-35 có chiều dài: 15,37 m; sải cánh: 10,6 m; cao: 4,33 m; trọng lượng không tải: 12.000 kg; trọng lượng có tải: 20.100 kg; trọng lượng cất cánh lớn nhất: 27.200 kg; tốc độ lớn nhất: 1,6 Mach (1.930 km/h); bán kính chiến đấu: 1.100 km.
Máy bay có ba phiên bản F-35A, F-35B và F-35C. Về tính năng, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường, F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn còn F-35C có thể triển khai trên các tàu sân bay. Phiên bản F-35B là chiến đấu cơ đắt nhất trong ba mẫu F-35.
Máy bay được trang bị radar AN/APG-81 có thể phát hiện ra mục tiêu có diện tích 1m2 ở khoảng cách 150 km. AN/APG-81 có thể theo dõi 23 mục tiêu trong vòng 9 giây và radar này chỉ cần 2,4 giây để thông báo cho hệ thống vũ khí trang bị trên F-35 khai hỏa tiêu diệt 19 mục tiêu trong số đó.
Ở chế độ “quái thú”, F-35 có thể mang theo 10 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa. Với tải trọng vũ khí này, chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã vượt xa cả Su-35 và Su-57 vốn chỉ có khả năng mang tối đa khoảng 8 tấn vũ khí. Đây là điều mà chưa tiêm kích đa năng một động cơ nào nào của Nga và Trung Quốc làm được.
Vũ khí chủ lực của siêu tiêm kích này là các tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa 180 km. Với khả năng tàng hình, F-35 có thể tiêu diệt đối thủ trước khi đối phương kịp phát hiện ra chúng.
Bên cạnh việc trang bị cho F-35 vũ khí và cảm biến hiện đại, Lầu Năm Góc còn áp dụng hệ thống dẫn đường và cảnh báo tầm xa cho siêu tiêm kích trong các hoạt động chiến đấu.
F-35 có thể mang theo 14 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và 2 Sidewinder AIM-9X cho các hoạt động trên không hoặc 6 quả bom GBU-31 và 4 tên lửa không đối không.