Theo đó, hình ảnh chụp lại một chiếc F-35I của Israel trên không phận Lebanon trong một phi vụ không kích gần đây đã vô tình để lộ năng lực tác chiến điện tử của chiến đấu cơ này, và với thiết bị đặc biệt này F-35I của Israel có thể dễ dàng qua mặt các tổ hợp phòng không Syria thậm chí là của Nga trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó chiếc F-35I "Adir" của Israel trong hình đang mang trên mình hệ thống phản xạ radar. Đây là hệ thống phản xạ radar mặc định được gắn theo các chiến đấu cơ F-35 nhưng lại rất ít khi thấy được mang ra sử dụng khi tập luyện. Nguồn ảnh: Sina.Mỗi phi cơ F-35I và F-35 đều có ba hệ thống phản xạ radar được gắn ở hai bên trên lưng và một dưới bụng. Hệ thống phản xạ radar hay còn được biết tới với cái tên viết tắt là RCS, đây là hệ thống giúp chiếc F-35 phản xạ lại sóng radar, thường được thấy sử dụng trên các máy bay tàng hình như F-22 và F-35. Nguồn ảnh: 619.Về cơ bản, thiết kế của F-35 cũng như F-35I là tàng hình thụ động, nghĩa là không có "chế độ tàng hình" mà bản thân chiếc máy bay đã được thiết kế để tàng hình. Tuy nhiên, việc máy bay tàng hình với mọi loại radar kể cả radar của quân mình rõ ràng là điều rất khó khăn cho không lưu và tham mưu khi điều khiển đội hình bay. Nguồn ảnh: Military.Vậy nên, hệ thống phản xạ radar là một trong những hệ thống quan trọng, giúp những máy bay tàng hình có khả năng lộ diện một cách chủ động theo sự điều khiển của phi công, giúp nó xuất hiện được trên màn hình radar của "quân ta", tránh những tai nạn trên không không đáng có hoặc bay lạc đường. Nguồn ảnh: Marco.Cũng trong vụ tấn công mà Israel tiến hành vào Syria này, nhiều nguồn tin cho rằng phía Nga đã phát hiện ra việc chiến đấu cơ F-35I của Israel ngay từ khi nó cất cánh. Thậm chí, nhiều chuyên gia quân sự còn cho rằng F-35 sẽ sớm bị Nga bắt bài sau khi phía Nga thu thập được đủ những sóng dữ liệu cụ thể của loại máy bay này khi nó hoạt động - giống như cách mà họ đã từng làm với F-22. Nguồn ảnh: BI.Cận cảnh hệ thống phản xạ radar mà F-35 mang theo mỗi khi thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sina.Việc mang theo hệ thống phản xạ radar này cũng là cách để F-35 tự bảo vệ tính năng tàng hình của mình vì khi này, các dữ liệu sóng mà F-35 phát ra trong lúc bay sẽ là các sóng khi nó "không tàng hình", tránh tình trạng đối phương bắt được các sóng "tàng hình", dẫn tới việc bị bắt bài trong tương lai giống như F-22. Nguồn ảnh: F35.Mặc dù vậy, cũng có thể khẳng định rằng không phải mọi nhiệm vụ của F-35 đều là các nhiệm vụ đòi hỏi tính năng tàng hình của nó. Dù rằng, nhiều chuyên gia cho biết nếu F-35 không thực hiện nhiệm vụ cần tới sự tàng hình, thì người ta hoàn toàn có thể sử dụng F-16 hay Su-30 để thực hiện nhiệm vụ đó với hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-35I trong biên chế Không quân Israel.
Theo đó, hình ảnh chụp lại một chiếc F-35I của Israel trên không phận Lebanon trong một phi vụ không kích gần đây đã vô tình để lộ năng lực tác chiến điện tử của chiến đấu cơ này, và với thiết bị đặc biệt này F-35I của Israel có thể dễ dàng qua mặt các tổ hợp phòng không Syria thậm chí là của Nga trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó chiếc F-35I "Adir" của Israel trong hình đang mang trên mình hệ thống phản xạ radar. Đây là hệ thống phản xạ radar mặc định được gắn theo các chiến đấu cơ F-35 nhưng lại rất ít khi thấy được mang ra sử dụng khi tập luyện. Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi phi cơ F-35I và F-35 đều có ba hệ thống phản xạ radar được gắn ở hai bên trên lưng và một dưới bụng. Hệ thống phản xạ radar hay còn được biết tới với cái tên viết tắt là RCS, đây là hệ thống giúp chiếc F-35 phản xạ lại sóng radar, thường được thấy sử dụng trên các máy bay tàng hình như F-22 và F-35. Nguồn ảnh: 619.
Về cơ bản, thiết kế của F-35 cũng như F-35I là tàng hình thụ động, nghĩa là không có "chế độ tàng hình" mà bản thân chiếc máy bay đã được thiết kế để tàng hình. Tuy nhiên, việc máy bay tàng hình với mọi loại radar kể cả radar của quân mình rõ ràng là điều rất khó khăn cho không lưu và tham mưu khi điều khiển đội hình bay. Nguồn ảnh: Military.
Vậy nên, hệ thống phản xạ radar là một trong những hệ thống quan trọng, giúp những máy bay tàng hình có khả năng lộ diện một cách chủ động theo sự điều khiển của phi công, giúp nó xuất hiện được trên màn hình radar của "quân ta", tránh những tai nạn trên không không đáng có hoặc bay lạc đường. Nguồn ảnh: Marco.
Cũng trong vụ tấn công mà Israel tiến hành vào Syria này, nhiều nguồn tin cho rằng phía Nga đã phát hiện ra việc chiến đấu cơ F-35I của Israel ngay từ khi nó cất cánh. Thậm chí, nhiều chuyên gia quân sự còn cho rằng F-35 sẽ sớm bị Nga bắt bài sau khi phía Nga thu thập được đủ những sóng dữ liệu cụ thể của loại máy bay này khi nó hoạt động - giống như cách mà họ đã từng làm với F-22. Nguồn ảnh: BI.
Cận cảnh hệ thống phản xạ radar mà F-35 mang theo mỗi khi thực hiện nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Sina.
Việc mang theo hệ thống phản xạ radar này cũng là cách để F-35 tự bảo vệ tính năng tàng hình của mình vì khi này, các dữ liệu sóng mà F-35 phát ra trong lúc bay sẽ là các sóng khi nó "không tàng hình", tránh tình trạng đối phương bắt được các sóng "tàng hình", dẫn tới việc bị bắt bài trong tương lai giống như F-22. Nguồn ảnh: F35.
Mặc dù vậy, cũng có thể khẳng định rằng không phải mọi nhiệm vụ của F-35 đều là các nhiệm vụ đòi hỏi tính năng tàng hình của nó. Dù rằng, nhiều chuyên gia cho biết nếu F-35 không thực hiện nhiệm vụ cần tới sự tàng hình, thì người ta hoàn toàn có thể sử dụng F-16 hay Su-30 để thực hiện nhiệm vụ đó với hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn nhiều. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh F-35I trong biên chế Không quân Israel.