Cuộc xung đột giữa Iran và Israel, hai đối thủ “không đội trời chung” ở khu vực Trung Đông, luôn ở trong tình trạng “sấm to nhưng mưa ít”. Tuy nhiên gần đây, tờ The Times of Israel đăng tải một nội dung “gây sốc”, khi Israel phát hiện các bộ phận cốt lõi của UAV Iran, được lực lượng vũ trang Hezbollah ở Lebanon sử dụng, để tấn công lãnh thổ Israel, có một số lượng lớn linh kiện có nguồn gốc “Made in USA”.Mỹ là đồng minh số 1 của Israel và luôn ủng hộ Israel, vì sao lại cung cấp linh kiện cho UAV của Iran? Bản thân Mỹ cũng rất sốc vì điều này. Chúng ta nên biết rằng, Mỹ đã thực hiện lệnh cấm vận vũ khí cực kỳ nghiêm ngặt đối với Iran trong nhiều thập kỷ. Vậy Iran lấy đâu ra nhiều linh kiện do Mỹ sản xuất đến vậy?Iran có thể nói là nước "nhà sưu tập" UAV lớn nhất của Quân đội Mỹ. Nước này đã nhiều lần sử dụng vũ khí phòng không và các phương tiện khác để bắn hạ UAV của Mỹ như RQ-170 Sentinel, Reaper, Predator và cả UAV trinh sát chiến lược tầm cao Global Hawk-4C.Tuy nhiên, nguồn gốc của câu chuyện trên chỉ có thể bắt nguồn từ năm 2011. Khi đó, một chiếc UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ “bất ngờ biến mất” khi đang thực hiện nhiệm vụ bí mật của Cơ quan tình báo Mỹ CIA ở Afghanistan. Tuy nhiên, nó thực sự đã bị Iran "bắt giữ" nguyên vẹn, bằng cách cắt đứt liên lạc giữa UAV và trạm điều khiển, bằng thiết bị gây nhiễu mặt đất.Mặc dù Tehran tuyến bố, việc thu giữ chiếc UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ, khi nó đang bay ở trong không phận của Iran, với nhiệm vụ được cho là do thám các cơ sở hạt nhân của nước này.Tại thời điểm đó, Iran tuyên bố đã nắm được bí mật của chiếc UAV công nghệ cao này, song phía Mỹ khẳng định, Tehran không đủ trình độ kỹ thuật để để giải mã và yêu cầu Iran trao trả chiếc UAV nói trên cho Mỹ. Vụ việc này không chỉ làm “mất mặt” Quân đội Mỹ, mà còn bất ngờ mang đến cho Iran “gói quà công nghệ” quý giá. Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”, chiếc UAV RQ-170 này giống như một mô hình trực quan sinh động, Iran bắt đầu tiến hành tháo dỡ và nghiên cứu chuyên sâu, từ hình thức bên ngoài đến kết cấu bên trong, từ các cảm biến đến hệ thống radar chính xác…Trong đoạn phim được truyền hình nhà nước Iran phát vào năm 2014 cho thấy, một sĩ quan Iran nói rằng, các kỹ sư nước này đã thành công khi khám phá các bí mật và sao chép thành công loại UAV của Mỹ, việc bay thử nghiệm sẽ sớm được tiến hành.Thời gian trôi qua, công nghệ máy bay không người lái của Iran đã thể hiện tính chất “hai thanh kiếm cộng lại”. Ngoại hình và một số chức năng của UAV Iran không khác gì “phong cách phương Tây”, chỉ có lá cờ Iran trên thân UAV, làm nổi bật bản sắc “nội địa hóa” của nó.Iran đạt một số bước tiến đáng ghi nhận trong việc tự sản xuất máy bay không người lái. Một số UAV do họ chế tạo có phạm vi hoạt động hàng trăm km và thậm chí có khả năng mang tên lửa. Thậm chí UAV của Iran còn được xuất khẩu cả sang Nga và các quốc gia đồng minh của Iran, gây lo ngại cho Mỹ, Israel và phương Tây.Điều thú vị hơn nữa là nguồn cung cấp linh kiện cho những chiếc UAV này có thể được mô tả như một mô hình “phong cách hỗn hợp”: 50% đến từ Mỹ, 30% đến từ Nhật Bản và 20% còn lại thậm chí còn có sự đóng góp từ các nước và vùng lãnh thổ khác, trong đó thậm chí có cả linh kiện của Israel. Đúng là “một trò đùa từ địa ngục”. Theo phân tích, nguyên nhân việc “mượn” những công nghệ thuộc hàng “quốc cấm” của Mỹ xuất phát từ sự coi thường của Mỹ trước các đối thủ trực tiếp và tiềm năng. Mỹ từng coi công nghệ UAV là lợi thế độc nhất của mình và ngay cả khi các quốc gia khác có được nó, Mỹ cho rằng, cũng khó có thể làm chủ được công nghệ cốt lõi.Ngoài sao chép, sự sáng tạo của các kỹ sư Iran ở chỗ, họ không hoàn toàn dựa vào những linh kiện chuyên sử dụng trong lĩnh vực quân sự, mà áp dụng một số lượng lớn công nghệ dân sự và giảm chi phí thông qua sản xuất quy mô lớn để giảm giá thành và lách lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Trên thực tế, hiệu quả chiến đấu của máy bay không người lái do Iran sản xuất không kém nhiều so với máy bay không người lái của Mỹ, nhưng giá thành thấp hơn nhiều. Ví dụ UAV MQ-9 của Mỹ trị giá 32 triệu USD, trong khi một chiếc UAV Mohajer 10 của Iran (có hình dáng giống MQ-9) giá chỉ có 1 triệu USD. Đặc biệt là khi phân tích UAV tự sát Shahed-136 mà Iran xuất khẩu sang Nga, với tên gọi Geran-2, có tới 82% linh kiện của chiếc UAV này có nguồn gốc từ Mỹ. “Ở cả 3 mẫu UAV, chúng tôi nhận thấy có hơn 500 thành phần khác nhau, do hơn 70 nhà sản xuất ở 13 quốc gia và khoảng 82% các thành phần này được sản xuất tại Mỹ”, ông Damien Spleeter, người đứng đầu nhóm điều tra của Ukraine cho biết.Ông Spleeters cho biết thêm, rất nhiều thành phần trong vũ khí Iran thu được ở Ukraine đến từ Mỹ và các quốc gia thuộc EU, mặc dù những nước này vẫn đang áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Điều này cho thấy các đòn trừng phạt không hiệu quả. Ngoài việc tìm thấy chất bán dẫn tiên tiến trong vũ khí của Iran, nhóm điều tra còn tìm thấy một số lượng lớn chip dân dụng có giá rẻ. (Nguồn ảnh: CNN, IRNA, Wikipedia).
Cuộc xung đột giữa Iran và Israel, hai đối thủ “không đội trời chung” ở khu vực Trung Đông, luôn ở trong tình trạng “sấm to nhưng mưa ít”. Tuy nhiên gần đây, tờ The Times of Israel đăng tải một nội dung “gây sốc”, khi Israel phát hiện các bộ phận cốt lõi của UAV Iran, được lực lượng vũ trang Hezbollah ở Lebanon sử dụng, để tấn công lãnh thổ Israel, có một số lượng lớn linh kiện có nguồn gốc “Made in USA”.
Mỹ là đồng minh số 1 của Israel và luôn ủng hộ Israel, vì sao lại cung cấp linh kiện cho UAV của Iran? Bản thân Mỹ cũng rất sốc vì điều này. Chúng ta nên biết rằng, Mỹ đã thực hiện lệnh cấm vận vũ khí cực kỳ nghiêm ngặt đối với Iran trong nhiều thập kỷ. Vậy Iran lấy đâu ra nhiều linh kiện do Mỹ sản xuất đến vậy?
Iran có thể nói là nước "nhà sưu tập" UAV lớn nhất của Quân đội Mỹ. Nước này đã nhiều lần sử dụng vũ khí phòng không và các phương tiện khác để bắn hạ UAV của Mỹ như RQ-170 Sentinel, Reaper, Predator và cả UAV trinh sát chiến lược tầm cao Global Hawk-4C.
Tuy nhiên, nguồn gốc của câu chuyện trên chỉ có thể bắt nguồn từ năm 2011. Khi đó, một chiếc UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ “bất ngờ biến mất” khi đang thực hiện nhiệm vụ bí mật của Cơ quan tình báo Mỹ CIA ở Afghanistan. Tuy nhiên, nó thực sự đã bị Iran "bắt giữ" nguyên vẹn, bằng cách cắt đứt liên lạc giữa UAV và trạm điều khiển, bằng thiết bị gây nhiễu mặt đất.
Mặc dù Tehran tuyến bố, việc thu giữ chiếc UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ, khi nó đang bay ở trong không phận của Iran, với nhiệm vụ được cho là do thám các cơ sở hạt nhân của nước này.
Tại thời điểm đó, Iran tuyên bố đã nắm được bí mật của chiếc UAV công nghệ cao này, song phía Mỹ khẳng định, Tehran không đủ trình độ kỹ thuật để để giải mã và yêu cầu Iran trao trả chiếc UAV nói trên cho Mỹ.
Vụ việc này không chỉ làm “mất mặt” Quân đội Mỹ, mà còn bất ngờ mang đến cho Iran “gói quà công nghệ” quý giá. Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”, chiếc UAV RQ-170 này giống như một mô hình trực quan sinh động, Iran bắt đầu tiến hành tháo dỡ và nghiên cứu chuyên sâu, từ hình thức bên ngoài đến kết cấu bên trong, từ các cảm biến đến hệ thống radar chính xác…
Trong đoạn phim được truyền hình nhà nước Iran phát vào năm 2014 cho thấy, một sĩ quan Iran nói rằng, các kỹ sư nước này đã thành công khi khám phá các bí mật và sao chép thành công loại UAV của Mỹ, việc bay thử nghiệm sẽ sớm được tiến hành.
Thời gian trôi qua, công nghệ máy bay không người lái của Iran đã thể hiện tính chất “hai thanh kiếm cộng lại”. Ngoại hình và một số chức năng của UAV Iran không khác gì “phong cách phương Tây”, chỉ có lá cờ Iran trên thân UAV, làm nổi bật bản sắc “nội địa hóa” của nó.
Iran đạt một số bước tiến đáng ghi nhận trong việc tự sản xuất máy bay không người lái. Một số UAV do họ chế tạo có phạm vi hoạt động hàng trăm km và thậm chí có khả năng mang tên lửa. Thậm chí UAV của Iran còn được xuất khẩu cả sang Nga và các quốc gia đồng minh của Iran, gây lo ngại cho Mỹ, Israel và phương Tây.
Điều thú vị hơn nữa là nguồn cung cấp linh kiện cho những chiếc UAV này có thể được mô tả như một mô hình “phong cách hỗn hợp”: 50% đến từ Mỹ, 30% đến từ Nhật Bản và 20% còn lại thậm chí còn có sự đóng góp từ các nước và vùng lãnh thổ khác, trong đó thậm chí có cả linh kiện của Israel. Đúng là “một trò đùa từ địa ngục”.
Theo phân tích, nguyên nhân việc “mượn” những công nghệ thuộc hàng “quốc cấm” của Mỹ xuất phát từ sự coi thường của Mỹ trước các đối thủ trực tiếp và tiềm năng. Mỹ từng coi công nghệ UAV là lợi thế độc nhất của mình và ngay cả khi các quốc gia khác có được nó, Mỹ cho rằng, cũng khó có thể làm chủ được công nghệ cốt lõi.
Ngoài sao chép, sự sáng tạo của các kỹ sư Iran ở chỗ, họ không hoàn toàn dựa vào những linh kiện chuyên sử dụng trong lĩnh vực quân sự, mà áp dụng một số lượng lớn công nghệ dân sự và giảm chi phí thông qua sản xuất quy mô lớn để giảm giá thành và lách lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Trên thực tế, hiệu quả chiến đấu của máy bay không người lái do Iran sản xuất không kém nhiều so với máy bay không người lái của Mỹ, nhưng giá thành thấp hơn nhiều. Ví dụ UAV MQ-9 của Mỹ trị giá 32 triệu USD, trong khi một chiếc UAV Mohajer 10 của Iran (có hình dáng giống MQ-9) giá chỉ có 1 triệu USD.
Đặc biệt là khi phân tích UAV tự sát Shahed-136 mà Iran xuất khẩu sang Nga, với tên gọi Geran-2, có tới 82% linh kiện của chiếc UAV này có nguồn gốc từ Mỹ. “Ở cả 3 mẫu UAV, chúng tôi nhận thấy có hơn 500 thành phần khác nhau, do hơn 70 nhà sản xuất ở 13 quốc gia và khoảng 82% các thành phần này được sản xuất tại Mỹ”, ông Damien Spleeter, người đứng đầu nhóm điều tra của Ukraine cho biết.
Ông Spleeters cho biết thêm, rất nhiều thành phần trong vũ khí Iran thu được ở Ukraine đến từ Mỹ và các quốc gia thuộc EU, mặc dù những nước này vẫn đang áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Điều này cho thấy các đòn trừng phạt không hiệu quả. Ngoài việc tìm thấy chất bán dẫn tiên tiến trong vũ khí của Iran, nhóm điều tra còn tìm thấy một số lượng lớn chip dân dụng có giá rẻ. (Nguồn ảnh: CNN, IRNA, Wikipedia).