Thời gian gần đây truyền thông khu vực Trung Đông liên tiếp đăng tải thông tin về việc tiêm kích tàng hình F-35I Adir của không quân Israel đã bay xuyên Syria để ném bom các mục tiêu trong lãnh thổ Iraq.Hành động này của Israel đã khiến Iraq vô cùng tức giận vì chủ quyền của mình không được tôn trọng, họ đe dọa sẽ có biện pháp đáp trả một cách tương xứng nhất.Mới đây Cố vấn an ninh quốc gia Iraq, ông Faleh Fayyad đã bay sang Nga để thảo luận với Matxcơva về hợp đồng mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400.Tuy nhiên nếu thương vụ được tiến hành một cách thuận lợi thì nhanh nhất cũng phải gần 2 năm nữa Iraq với nhận được những tổ hợp S-400 đầu tiên, vì vậy họ cần một thứ vũ khí nhanh chóng lấp khoảng trống trong giai đoạn hiện nay.Theo thông báo mới nhất, Minsk sẽ chuyển giao cho Baghdad hệ thống phòng không Pechora-2TM tự hành được nâng cấp sâu, tổ hợp được giới thiệu có thể đối phó với nhiều mục tiêu, trong đó có tiêm kích tàng hình.Theo thông tin của tờ Belarus News, nhiều khả năng S-125-2BM Alebarda (Pechora-2BM) sẽ được chuyển cho Iraq. Đây thực chất là phiên bản tự hành hóa của Pechora-2TM và được coi là bản nâng cấp từ Pechora-2M.Khác biệt lớn nhất giữa hai gói nâng cấp Pechora-2BM với Pechora-2TM cùng do Belarus tiến hành là các thành phần như bệ phóng, radar điều khiển hỏa lực, cabin chỉ huy đều được đặt trên khung gầm xe đầu kéo bán tự hành.Quan trọng nhất là tổ hợp S-125-2BM Alebarda được ứng dụng một số công nghệ áp dụng trên S-300PMU-1, khiến 2 hệ thống này có thể phối hợp tác chiến cùng nhau.Nhà sản xuất cho biết, hệ thống S-125-2BM Alebarda có cự ly tiêu diệt mục tiêu tối đa trên 40 km ở trần bay 20 km, thời gian triển khai thu hồi nhanh hơn trước rất nhiều.Bên cạnh việc "số hóa" các linh kiện theo công nghệ Analogue thế hệ cũ, công ty Alevkurp còn bổ sung cho Alebarda cả thiết bị trinh sát quang điện tử với kênh hồng ngoại giúp nâng cao đáng kể năng lực tác chiến.Đài radar SNR-125 nâng cấp của tổ hợp S-125-2BM nhờ tích hợp ăng ten mảng pha quét thụ động tiên tiến mà cự ly phát hiện tiêm kích hạng nhẹ cỡ F-16 được nâng cao tới con số 70 km, trong tương lai khoảng cách này sẽ còn kéo dài thêm.Việc sử dụng khung gầm xe đầu kéo rơ moóc do Belarus chế tạo trong nước giúp giảm đáng kể giá thành so với đặt trên xe MZKT-8022, bên cạnh đó còn tăng cơ số đạn mang theo lên thành 4 quả.S-125-2BM Alebarda có thể sử dụng mọi loại bệ phóng với bất cứ loại tên lửa "ngoại đạo" nào miễn là cùng thuộc phân nhánh S-125 cơ bản, không phân biệt đã qua nâng cấp hay chưa.Việc tái lập trình quy trình để thiết lập các lệnh điều khiển sẽ gửi tới quả tên lửa chỉ trong vài phần nghìn giây, sau đó chúng có thể được kết nối với trạm điều khiển chiến đấu.Với các thuật toán dẫn đường tiên tiến, nhà sản xuất còn tự tin tuyên bố rằng thậm chí chỉ với tên lửa cũ thì S-125-2BM vẫn đạt tới cự ly tác chiến tương đương S-125-2M của Nga.Sau khi tiếp nhận thứ vũ khí đã từng bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117A Nighthawk của Mỹ, lực lượng phòng không Iraq sẽ tự tin hơn khi phải đối đầu tiêm kích thế hệ 5 F-35I Adir của Israel.
Thời gian gần đây truyền thông khu vực Trung Đông liên tiếp đăng tải thông tin về việc tiêm kích tàng hình F-35I Adir của không quân Israel đã bay xuyên Syria để ném bom các mục tiêu trong lãnh thổ Iraq.
Hành động này của Israel đã khiến Iraq vô cùng tức giận vì chủ quyền của mình không được tôn trọng, họ đe dọa sẽ có biện pháp đáp trả một cách tương xứng nhất.
Mới đây Cố vấn an ninh quốc gia Iraq, ông Faleh Fayyad đã bay sang Nga để thảo luận với Matxcơva về hợp đồng mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400.
Tuy nhiên nếu thương vụ được tiến hành một cách thuận lợi thì nhanh nhất cũng phải gần 2 năm nữa Iraq với nhận được những tổ hợp S-400 đầu tiên, vì vậy họ cần một thứ vũ khí nhanh chóng lấp khoảng trống trong giai đoạn hiện nay.
Theo thông báo mới nhất, Minsk sẽ chuyển giao cho Baghdad hệ thống phòng không Pechora-2TM tự hành được nâng cấp sâu, tổ hợp được giới thiệu có thể đối phó với nhiều mục tiêu, trong đó có tiêm kích tàng hình.
Theo thông tin của tờ Belarus News, nhiều khả năng S-125-2BM Alebarda (Pechora-2BM) sẽ được chuyển cho Iraq. Đây thực chất là phiên bản tự hành hóa của Pechora-2TM và được coi là bản nâng cấp từ Pechora-2M.
Khác biệt lớn nhất giữa hai gói nâng cấp Pechora-2BM với Pechora-2TM cùng do Belarus tiến hành là các thành phần như bệ phóng, radar điều khiển hỏa lực, cabin chỉ huy đều được đặt trên khung gầm xe đầu kéo bán tự hành.
Quan trọng nhất là tổ hợp S-125-2BM Alebarda được ứng dụng một số công nghệ áp dụng trên S-300PMU-1, khiến 2 hệ thống này có thể phối hợp tác chiến cùng nhau.
Nhà sản xuất cho biết, hệ thống S-125-2BM Alebarda có cự ly tiêu diệt mục tiêu tối đa trên 40 km ở trần bay 20 km, thời gian triển khai thu hồi nhanh hơn trước rất nhiều.
Bên cạnh việc "số hóa" các linh kiện theo công nghệ Analogue thế hệ cũ, công ty Alevkurp còn bổ sung cho Alebarda cả thiết bị trinh sát quang điện tử với kênh hồng ngoại giúp nâng cao đáng kể năng lực tác chiến.
Đài radar SNR-125 nâng cấp của tổ hợp S-125-2BM nhờ tích hợp ăng ten mảng pha quét thụ động tiên tiến mà cự ly phát hiện tiêm kích hạng nhẹ cỡ F-16 được nâng cao tới con số 70 km, trong tương lai khoảng cách này sẽ còn kéo dài thêm.
Việc sử dụng khung gầm xe đầu kéo rơ moóc do Belarus chế tạo trong nước giúp giảm đáng kể giá thành so với đặt trên xe MZKT-8022, bên cạnh đó còn tăng cơ số đạn mang theo lên thành 4 quả.
S-125-2BM Alebarda có thể sử dụng mọi loại bệ phóng với bất cứ loại tên lửa "ngoại đạo" nào miễn là cùng thuộc phân nhánh S-125 cơ bản, không phân biệt đã qua nâng cấp hay chưa.
Việc tái lập trình quy trình để thiết lập các lệnh điều khiển sẽ gửi tới quả tên lửa chỉ trong vài phần nghìn giây, sau đó chúng có thể được kết nối với trạm điều khiển chiến đấu.
Với các thuật toán dẫn đường tiên tiến, nhà sản xuất còn tự tin tuyên bố rằng thậm chí chỉ với tên lửa cũ thì S-125-2BM vẫn đạt tới cự ly tác chiến tương đương S-125-2M của Nga.
Sau khi tiếp nhận thứ vũ khí đã từng bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117A Nighthawk của Mỹ, lực lượng phòng không Iraq sẽ tự tin hơn khi phải đối đầu tiêm kích thế hệ 5 F-35I Adir của Israel.