Truyền thông khu vực Trung Đông cho biết, vào ngày 20/3 đã xảy ra một sự việc khá nghiêm trọng khi phòng không Iran cho biết, họ đã sẵn sàng bắn hạ chiếc tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet của hải quân Mỹ.Theo báo cáo, khi đó chiếc F/A-18 đang tiến lại gần biên giới Iran với tốc độ cao. Dù nhận lời cảnh báo từ phía Tehran nhưng máy bay Mỹ vẫn không thay đổi lộ trình.Radar của hệ thống phòng không Iran khi đó đã khóa mục tiêu và chỉ cần đợi lệnh là sẽ phóng tên lửa đánh chặn nhằm bắn rơi chiếc tiêm kích hạm của Mỹ.Được biết vụ việc trên xảy ra đúng lúc một phóng viên đang phỏng vấn chỉ huy trung tâm điều hành của một đơn vị phòng không Iran, cho thấy tính xác thực của thông tin.Đây được cho là căng thẳng tiếp theo giữa máy bay của Mỹ và phòng không Iran, sau khi lực lượng này bắn hạ chiếc trinh sát cơ không người lái RQ-4A Global Hawk.Theo nhận định từ các chuyên gia quân sự, rất có thể Mỹ sẽ sớm đưa ra câu trả lời đối với Iran nhằm mục đích răn đe, cảnh báo đối thủ chính tại Trung Đông.Không phải chờ đợi lâu, theo phóng viên Lucas Tomlinson của Fox News, các nhóm tấn công tàu sân bay của hải quân Mỹ đã tập trung ở Vịnh Ba Tư với tiêm kích F/A-18 Super Hornets hộ tống họ qua Biển Ả Rập.Hành động của nhóm tác chiến tàu sân bay thuộc hải quân Mỹ được cho là nhằm phô trương lực lượng, khẳng định họ sẽ tung ra hành động trả đũa ngay lập tức nếu bị Iran gây tổn thương.Trái với việc một máy bay không người lái bị bắn hạ, nếu Iran thực hiện hành động tương tự với chiến đấu cơ có người điều khiển thì gần như chắc chắn Mỹ sẽ tung đòn trả đũa quân sự.Sức mạnh áp đảo của các nhóm tác chiến tàu sân bay thuộc hải quân Mỹ được cho là sẽ khiến giới chức quân sự tại Tehran phải cân nhắc thật kỹ trước khi ra lệnh tấn công vào đối phương.Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, nếu các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công Mỹ cùng hợp sức tấn công thì hải quân Iran sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng, thậm chí còn nặng nề hơn cả so với chiến dịch Praying Mantis hồi năm 1988.Sự kiện trên một lần nữa làm căng thẳng giữa Mỹ và Iran bùng phát, nhất là khi giữa hai nước mới đây đã xảy ra 2 sự việc được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng.Mở màn là việc máy bay không người lái Mỹ phóng tên lửa ám sát Thiếu tướng Qassem Suleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran.Sau đó Tehran đã trả đũa bằng vụ tấn công tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Iraq, khiến cho nhiều quân nhân nước này bị thương, dù cho không ai thiệt mạng.
Truyền thông khu vực Trung Đông cho biết, vào ngày 20/3 đã xảy ra một sự việc khá nghiêm trọng khi phòng không Iran cho biết, họ đã sẵn sàng bắn hạ chiếc tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet của hải quân Mỹ.
Theo báo cáo, khi đó chiếc F/A-18 đang tiến lại gần biên giới Iran với tốc độ cao. Dù nhận lời cảnh báo từ phía Tehran nhưng máy bay Mỹ vẫn không thay đổi lộ trình.
Radar của hệ thống phòng không Iran khi đó đã khóa mục tiêu và chỉ cần đợi lệnh là sẽ phóng tên lửa đánh chặn nhằm bắn rơi chiếc tiêm kích hạm của Mỹ.
Được biết vụ việc trên xảy ra đúng lúc một phóng viên đang phỏng vấn chỉ huy trung tâm điều hành của một đơn vị phòng không Iran, cho thấy tính xác thực của thông tin.
Đây được cho là căng thẳng tiếp theo giữa máy bay của Mỹ và phòng không Iran, sau khi lực lượng này bắn hạ chiếc trinh sát cơ không người lái RQ-4A Global Hawk.
Theo nhận định từ các chuyên gia quân sự, rất có thể Mỹ sẽ sớm đưa ra câu trả lời đối với Iran nhằm mục đích răn đe, cảnh báo đối thủ chính tại Trung Đông.
Không phải chờ đợi lâu, theo phóng viên Lucas Tomlinson của Fox News, các nhóm tấn công tàu sân bay của hải quân Mỹ đã tập trung ở Vịnh Ba Tư với tiêm kích F/A-18 Super Hornets hộ tống họ qua Biển Ả Rập.
Hành động của nhóm tác chiến tàu sân bay thuộc hải quân Mỹ được cho là nhằm phô trương lực lượng, khẳng định họ sẽ tung ra hành động trả đũa ngay lập tức nếu bị Iran gây tổn thương.
Trái với việc một máy bay không người lái bị bắn hạ, nếu Iran thực hiện hành động tương tự với chiến đấu cơ có người điều khiển thì gần như chắc chắn Mỹ sẽ tung đòn trả đũa quân sự.
Sức mạnh áp đảo của các nhóm tác chiến tàu sân bay thuộc hải quân Mỹ được cho là sẽ khiến giới chức quân sự tại Tehran phải cân nhắc thật kỹ trước khi ra lệnh tấn công vào đối phương.
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, nếu các nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công Mỹ cùng hợp sức tấn công thì hải quân Iran sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng, thậm chí còn nặng nề hơn cả so với chiến dịch Praying Mantis hồi năm 1988.
Sự kiện trên một lần nữa làm căng thẳng giữa Mỹ và Iran bùng phát, nhất là khi giữa hai nước mới đây đã xảy ra 2 sự việc được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng.
Mở màn là việc máy bay không người lái Mỹ phóng tên lửa ám sát Thiếu tướng Qassem Suleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran.
Sau đó Tehran đã trả đũa bằng vụ tấn công tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Iraq, khiến cho nhiều quân nhân nước này bị thương, dù cho không ai thiệt mạng.