Nhật Bản cho biết, nước này có thể hủy kế hoạch mua máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk do Mỹ sản xuất. Trước đó, vào năm 2014 Nhật Bản đã có kế hoạch mua 3 máy bay không người lái RQ-4 có trị giá 51 tỷ yên. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.RQ-4 Global Hawk là loại máy bay trinh sát không người lái tầm cao, có tầm hoạt động rất rộng. RQ-4 được trang bị radar khẩu độ tổng hợp và có thể bay liên tục trên không hơn 30 giờ. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.RQ-4 được trang bị cảm biến quang điện/ hồng ngoại (EO/IR) tầm xa và đảm nhiệm các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo; tầm hoạt động 15.200 km, trần bay 18 km và đạt tốc độ tối đa 575 km/h. Truyền thông Mỹ cho biết đơn giá của một chiếc UAV này lên đến 180 triệu USD. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.Theo tin tức từ các trang truyền thống của Mỹ, Global Hawk đã thay thế vai trò của máy bay trinh sát tầm cao U-2 và đã được sử dụng rộng rãi ở chiến trường Afghanistan và Trung Đông. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong hệ thống trinh sát chiến lược cũng như chiến trường của Quân đội Mỹ và đang được chào bán rộng rãi, tuy nhiên UAV Global Hawk Block30 hiện đã được Không quân Mỹ lên kế hoạch cho loại biên. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.Hiện mẫu RQ-4 đã được Hải quân Mỹ nâng cấp thành MQ-4C Poseidon, có thể được sử dụng như một phần bổ sung cho máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon, nhằm tăng cường khả năng trinh sát và giám sát trên biển của Hải quân Mỹ. Ảnh: Phiên bản nâng cấp MQ-4C Poseidon - Nguồn: Wkipedia.Là một máy bay trinh sát tầm cao, có thời gian hoạt động trên không rất dài, Global Hawk được đánh giá là có lợi thế về độ cao có thể bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đất đối không tầm thấp của đối phương; Không quân Mỹ đã sử dụng Global Hawk để thay thế cả máy bay trinh sát SR-71 và U-2. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.Tuy nhiên vào ngày 20/6/2019, phòng không của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bắn hạ một chiếc RQ-4 Global Hawk, khi đang thực hiện chuyến bay do thám trên vùng trời khu vực Kuh Mubarak, thuộc tỉnh Hormuzgan của Iran. Ảnh: Hình ảnh được cho là RQ-4 của Mỹ đang bốc cháy do IRGC công bố - Nguồn: IRGC.Sau vụ chiếc RQ-4 Global Hawk bị phía Iran bắn rơi, giới quân sự thế giới đã “mổ” những điểm yếu của loại máy bay này, RQ-4 là loại máy bay hoàn toàn không có tính năng tàng hình, kích thước lớn, tốc độ bay chậm, đường bay được đánh giá là “rất ổn định”. Ảnh: Những mảnh vỡ của chiếc RQ-4 Global Hawk của Mỹ bị Iran bắn hạ ngày 20/6/2019 - Nguồn: AFP.Mặc dù hoạt động ở tầm cao, nhưng RQ-4 hoàn toàn nằm trong tầm “sát thương” của các loại tên lửa phòng không trung – cao tiên tiến hiện nay. Do vậy chiếc RQ-4 Global Hawk bị tên lửa phòng không của Iran bắn hạ cũng là điều dễ hiểu. Ảnh: Hệ thống phòng không Khordad của Iran được cho là đã bắn rơi chiếc RQ-4 của Mỹ ngày 20/6/2019 - Nguồn: ISNA.Một chuyên gia quân sự của Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản không thể để một chiếc máy bay đắt tiền như vậy đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ. Các máy bay này không thích hợp cho các nhiệm vụ giám sát và trinh sát trên biển nên sẽ không được sử dụng nhiều. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.. Về lâu dài, kế hoạch loại biên Global Hawk của Không quân Mỹ sẽ khiến Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành những quốc gia duy nhất sở hữu Global Hawk Block 30; như vậy cũng đồng nghĩa với việc chi phí bảo dưỡng cao hơn. Ảnh: Máy bay RQ-4 của Hàn Quốc - Nguồn: Wkipedia.Sau khi Iran bắn hạ chiếc RQ-4 Global Hawk, Ấn Độ cũng đã xem xét lại đề xuất mua loại máy bay này, khi các đối thủ của Ấn Độ là Pakistan và Trung Quốc đều có tên lửa đất đối không tiên tiến. Ảnh: Tên lửa phòng không Hồng Kỳ 9 (HQ-9) của Trung Quốc được cho là hoàn toàn có thể bắn hạ UAV RQ-4 - Nguồn: SinaVà một khi các máy bay không người lái đắt tiền này bị bắn hạ (như Iran đã làm), thì điều đó là không thể chấp nhận được về mặt tài chính và quân sự đối với Ấn Độ. Ảnh: Tổ hợp phòng không LY-80 trong cuộc duyệt binh của Pakistan năm 2017 - Nguồn: Twitter. Video UAV Global Hawk: Con cú vọ của Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN
Nhật Bản cho biết, nước này có thể hủy kế hoạch mua máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk do Mỹ sản xuất. Trước đó, vào năm 2014 Nhật Bản đã có kế hoạch mua 3 máy bay không người lái RQ-4 có trị giá 51 tỷ yên. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.
RQ-4 Global Hawk là loại máy bay trinh sát không người lái tầm cao, có tầm hoạt động rất rộng. RQ-4 được trang bị radar khẩu độ tổng hợp và có thể bay liên tục trên không hơn 30 giờ. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.
RQ-4 được trang bị cảm biến quang điện/ hồng ngoại (EO/IR) tầm xa và đảm nhiệm các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo; tầm hoạt động 15.200 km, trần bay 18 km và đạt tốc độ tối đa 575 km/h. Truyền thông Mỹ cho biết đơn giá của một chiếc UAV này lên đến 180 triệu USD. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.
Theo tin tức từ các trang truyền thống của Mỹ, Global Hawk đã thay thế vai trò của máy bay trinh sát tầm cao U-2 và đã được sử dụng rộng rãi ở chiến trường Afghanistan và Trung Đông. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong hệ thống trinh sát chiến lược cũng như chiến trường của Quân đội Mỹ và đang được chào bán rộng rãi, tuy nhiên UAV Global Hawk Block30 hiện đã được Không quân Mỹ lên kế hoạch cho loại biên. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.
Hiện mẫu RQ-4 đã được Hải quân Mỹ nâng cấp thành MQ-4C Poseidon, có thể được sử dụng như một phần bổ sung cho máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon, nhằm tăng cường khả năng trinh sát và giám sát trên biển của Hải quân Mỹ. Ảnh: Phiên bản nâng cấp MQ-4C Poseidon - Nguồn: Wkipedia.
Là một máy bay trinh sát tầm cao, có thời gian hoạt động trên không rất dài, Global Hawk được đánh giá là có lợi thế về độ cao có thể bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đất đối không tầm thấp của đối phương; Không quân Mỹ đã sử dụng Global Hawk để thay thế cả máy bay trinh sát SR-71 và U-2. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.
Tuy nhiên vào ngày 20/6/2019, phòng không của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bắn hạ một chiếc RQ-4 Global Hawk, khi đang thực hiện chuyến bay do thám trên vùng trời khu vực Kuh Mubarak, thuộc tỉnh Hormuzgan của Iran. Ảnh: Hình ảnh được cho là RQ-4 của Mỹ đang bốc cháy do IRGC công bố - Nguồn: IRGC.
Sau vụ chiếc RQ-4 Global Hawk bị phía Iran bắn rơi, giới quân sự thế giới đã “mổ” những điểm yếu của loại máy bay này, RQ-4 là loại máy bay hoàn toàn không có tính năng tàng hình, kích thước lớn, tốc độ bay chậm, đường bay được đánh giá là “rất ổn định”. Ảnh: Những mảnh vỡ của chiếc RQ-4 Global Hawk của Mỹ bị Iran bắn hạ ngày 20/6/2019 - Nguồn: AFP.
Mặc dù hoạt động ở tầm cao, nhưng RQ-4 hoàn toàn nằm trong tầm “sát thương” của các loại tên lửa phòng không trung – cao tiên tiến hiện nay. Do vậy chiếc RQ-4 Global Hawk bị tên lửa phòng không của Iran bắn hạ cũng là điều dễ hiểu. Ảnh: Hệ thống phòng không Khordad của Iran được cho là đã bắn rơi chiếc RQ-4 của Mỹ ngày 20/6/2019 - Nguồn: ISNA.
Một chuyên gia quân sự của Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản không thể để một chiếc máy bay đắt tiền như vậy đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ. Các máy bay này không thích hợp cho các nhiệm vụ giám sát và trinh sát trên biển nên sẽ không được sử dụng nhiều. Ảnh: Máy bay RQ-4 Global Hawk - Nguồn: Wkipedia.
. Về lâu dài, kế hoạch loại biên Global Hawk của Không quân Mỹ sẽ khiến Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành những quốc gia duy nhất sở hữu Global Hawk Block 30; như vậy cũng đồng nghĩa với việc chi phí bảo dưỡng cao hơn. Ảnh: Máy bay RQ-4 của Hàn Quốc - Nguồn: Wkipedia.
Sau khi Iran bắn hạ chiếc RQ-4 Global Hawk, Ấn Độ cũng đã xem xét lại đề xuất mua loại máy bay này, khi các đối thủ của Ấn Độ là Pakistan và Trung Quốc đều có tên lửa đất đối không tiên tiến. Ảnh: Tên lửa phòng không Hồng Kỳ 9 (HQ-9) của Trung Quốc được cho là hoàn toàn có thể bắn hạ UAV RQ-4 - Nguồn: Sina
Và một khi các máy bay không người lái đắt tiền này bị bắn hạ (như Iran đã làm), thì điều đó là không thể chấp nhận được về mặt tài chính và quân sự đối với Ấn Độ. Ảnh: Tổ hợp phòng không LY-80 trong cuộc duyệt binh của Pakistan năm 2017 - Nguồn: Twitter.
Video UAV Global Hawk: Con cú vọ của Hoa Kỳ - Nguồn: QPVN