Iran đã tiết lộ một biến thể mới của hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Bavar-373, sau khi các biến thể đầu tiên của hệ thống này bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2015.Hệ thống này là một trong nhiều nền tảng phòng không bản địa được Iran phát triển trong nước, cùng với một loại hệ thống tầm xa tương tự khác là tên lửa Khordad 15, đã đi vào hoạt động từ năm 2019.Iran bắt đầu đầu tư mạnh mẽ hơn vào việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không bản địa, ngay sau khi bị chính quyền của Tổng thống Dmitry Medvedev hủy bỏ việc bán các hệ thống phòng không hiện đại, trong nỗ lực cải thiện quan hệ với khối phương Tây.Các hệ thống tên lửa S-300 đến nước này vào tháng 9/2010. Chúng được coi là rất cần thiết để phòng thủ tên lửa, vào thời điểm Iran đối mặt với mối đe dọa từ một cuộc tấn công của phương Tây hoặc Israel vào các cơ sở hạt nhân của nước này.Tuy nhiên, khả năng phòng không tầm xa của Iran vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy ngay sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân JCPOA vào năm 2015, nước này đã mua thêm các đơn vị S-300 vào năm 2017.Thoả thuận JCPOA là một thoả thuận được ký kết vào ngày 24/11/2013, trong đó Iran đồng ý lùi lại một phần của chương trình hạt nhân của họ nhằm đổi lấy sự nới lỏng một số lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc mua vũ khí từ nước ngoài.Iran cũng đã mua được hệ thống phòng không Rezonans-NE của Nga, hệ thống này không chỉ thành công trong việc phát hiện mà còn theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo hoạt động gần biên giới nước này.Ngoài ra, các tổ hợp S-300 của Iran cũng được cho là đã cập nhật các loại tên lửa mới của Nga. Trên cơ sở S-300, quân đội nước này đã ra mắt hệ thống phòng không tự sản xuất mới có tên là Bavar-373.Chuẩn tướng Shahrokh Shahram, người đứng đầu Tổ chức Công nghiệp Điện tử của Bộ Quốc phòng Iran tự tin cho biết, Bavar-373 của nước này đã vượt qua khả năng của cả hệ thống phòng không Patriot và THAAD của Mỹ.Các chuyên gia Iran cho rằng, hệ thống phòng không Patriot bị đánh giá là có một lịch sử hoạt động và phát triển rất khó khăn. Trong khi đó, thông qua các hồ sơ thử nghiệm thì hệ thống THAAD cũng chưa đạt mức tối ưu.Tuy nhiên tuyên bố mới nhất của Iran cho rằng hệ thống phòng không Bavar-373 sẽ vượt qua cả S-400 lại vấp phải sự hoài nghi đáng kể trên thế giới. S-400 và hệ thống chị em của nó là S-300V4 cho đến nay vẫn được coi là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới.Bavar-373 sử dụng nhiều radar để phát hiện đồng thời 300 mục tiêu và hệ thống có thể theo dõi tới 60 mục tiêu cùng lúc. Ngược lại, S-400 được cho là chỉ có thể phát hiện và theo dõi cùng lúc 80 mục tiêu.Tầm hoạt động của Bavar-373 chỉ 210km, dù vượt trội hơn một chút so với các đối thủ phương Tây, nhưng lại thua xa so với S-400 và S-300V4 có thể tấn công mục tiêu cách xa 400km với tốc độ Mach 14.Mặc dù chưa thể so sánh được với tên lửa phòng không Nga, nhưng điều này cho thấy sự tiến bộ của Iran trong việc thiết kế tên lửa. Tiêu biểu như các hệ thống S-200 cũ kỹ của Iran, mặc dù thiếu tính cơ động nhưng vẫn giữ được phạm vi tác chiến lên tới 300km.Bavar-373 có thể có một số lợi thế so với các tên lửa của Nga, chẳng hạn như có thể triển khai nhanh hơn, nhưng những tuyên bố về tính ưu việt của Bavar-373 vẫn còn nhiều nghi vấn, ngay cả việc so sánh với S-300 mà Iran đã mua từ Nga.Tuy nhiên, hệ thống Bavar-373 được kỳ vọng sẽ đóng góp mạnh mẽ vào nền quốc phòng của Iran và có thể được coi là một giải pháp thay thế cho S-400 với một chi phí sản xuất rẻ hơn.Mặc dù Nga đã tuyên bố S-400 có sẵn để xuất khẩu sang Iran, nhưng sự sẵn có của các tên lửa trong nước, ngay cả khi kém hơn đáng kể cũng có thể sẽ làm giảm sức hấp dẫn của các hệ thống phòng không nước ngoài với Tehran. Những tuyên bố về ưu thế của Bavar là dấu hiệu cho thấy Iran có khả năng không quan tâm đến việc mua S-400. Nguồn ảnh: QQ. Nga đưa tên lửa S-300 tới Syria nhưng vẫn "phất lờ" việc tiêm kích Israel không kích nước này. Nguồn: Ruptly.
Iran đã tiết lộ một biến thể mới của hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa Bavar-373, sau khi các biến thể đầu tiên của hệ thống này bắt đầu được đưa vào hoạt động từ năm 2015.
Hệ thống này là một trong nhiều nền tảng phòng không bản địa được Iran phát triển trong nước, cùng với một loại hệ thống tầm xa tương tự khác là tên lửa Khordad 15, đã đi vào hoạt động từ năm 2019.
Iran bắt đầu đầu tư mạnh mẽ hơn vào việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không bản địa, ngay sau khi bị chính quyền của Tổng thống Dmitry Medvedev hủy bỏ việc bán các hệ thống phòng không hiện đại, trong nỗ lực cải thiện quan hệ với khối phương Tây.
Các hệ thống tên lửa S-300 đến nước này vào tháng 9/2010. Chúng được coi là rất cần thiết để phòng thủ tên lửa, vào thời điểm Iran đối mặt với mối đe dọa từ một cuộc tấn công của phương Tây hoặc Israel vào các cơ sở hạt nhân của nước này.
Tuy nhiên, khả năng phòng không tầm xa của Iran vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy ngay sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân JCPOA vào năm 2015, nước này đã mua thêm các đơn vị S-300 vào năm 2017.
Thoả thuận JCPOA là một thoả thuận được ký kết vào ngày 24/11/2013, trong đó Iran đồng ý lùi lại một phần của chương trình hạt nhân của họ nhằm đổi lấy sự nới lỏng một số lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc mua vũ khí từ nước ngoài.
Iran cũng đã mua được hệ thống phòng không Rezonans-NE của Nga, hệ thống này không chỉ thành công trong việc phát hiện mà còn theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo hoạt động gần biên giới nước này.
Ngoài ra, các tổ hợp S-300 của Iran cũng được cho là đã cập nhật các loại tên lửa mới của Nga. Trên cơ sở S-300, quân đội nước này đã ra mắt hệ thống phòng không tự sản xuất mới có tên là Bavar-373.
Chuẩn tướng Shahrokh Shahram, người đứng đầu Tổ chức Công nghiệp Điện tử của Bộ Quốc phòng Iran tự tin cho biết, Bavar-373 của nước này đã vượt qua khả năng của cả hệ thống phòng không Patriot và THAAD của Mỹ.
Các chuyên gia Iran cho rằng, hệ thống phòng không Patriot bị đánh giá là có một lịch sử hoạt động và phát triển rất khó khăn. Trong khi đó, thông qua các hồ sơ thử nghiệm thì hệ thống THAAD cũng chưa đạt mức tối ưu.
Tuy nhiên tuyên bố mới nhất của Iran cho rằng hệ thống phòng không Bavar-373 sẽ vượt qua cả S-400 lại vấp phải sự hoài nghi đáng kể trên thế giới. S-400 và hệ thống chị em của nó là S-300V4 cho đến nay vẫn được coi là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới.
Bavar-373 sử dụng nhiều radar để phát hiện đồng thời 300 mục tiêu và hệ thống có thể theo dõi tới 60 mục tiêu cùng lúc. Ngược lại, S-400 được cho là chỉ có thể phát hiện và theo dõi cùng lúc 80 mục tiêu.
Tầm hoạt động của Bavar-373 chỉ 210km, dù vượt trội hơn một chút so với các đối thủ phương Tây, nhưng lại thua xa so với S-400 và S-300V4 có thể tấn công mục tiêu cách xa 400km với tốc độ Mach 14.
Mặc dù chưa thể so sánh được với tên lửa phòng không Nga, nhưng điều này cho thấy sự tiến bộ của Iran trong việc thiết kế tên lửa. Tiêu biểu như các hệ thống S-200 cũ kỹ của Iran, mặc dù thiếu tính cơ động nhưng vẫn giữ được phạm vi tác chiến lên tới 300km.
Bavar-373 có thể có một số lợi thế so với các tên lửa của Nga, chẳng hạn như có thể triển khai nhanh hơn, nhưng những tuyên bố về tính ưu việt của Bavar-373 vẫn còn nhiều nghi vấn, ngay cả việc so sánh với S-300 mà Iran đã mua từ Nga.
Tuy nhiên, hệ thống Bavar-373 được kỳ vọng sẽ đóng góp mạnh mẽ vào nền quốc phòng của Iran và có thể được coi là một giải pháp thay thế cho S-400 với một chi phí sản xuất rẻ hơn.
Mặc dù Nga đã tuyên bố S-400 có sẵn để xuất khẩu sang Iran, nhưng sự sẵn có của các tên lửa trong nước, ngay cả khi kém hơn đáng kể cũng có thể sẽ làm giảm sức hấp dẫn của các hệ thống phòng không nước ngoài với Tehran. Những tuyên bố về ưu thế của Bavar là dấu hiệu cho thấy Iran có khả năng không quan tâm đến việc mua S-400. Nguồn ảnh: QQ.
Nga đưa tên lửa S-300 tới Syria nhưng vẫn "phất lờ" việc tiêm kích Israel không kích nước này. Nguồn: Ruptly.