Giữa lúc truyền thông quốc tế đang rộn lên về việc Ukraine sẽ nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 từ Đức và M1A1 Abrams của Mỹ, thì hãng chế tạo vũ khí của Nga Rostec công bố khả năng xuyên giáp của vũ khí trên xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với xe tăng Abrams và Leopard 2.Rostec tuyên bố rằng, những chiếc xe tăng Leopard 2, Challenger 2 và M1A2 Abrams, “nếu” Ukraine nhận được, sẽ không gây ra mối đe dọa đáng kể nào, vì ngay cả xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga, cũng hoàn toàn có thể đối phó với những xe tăng chiến đấu hạng nặng này.Các chuyên gia Nga cho biết, hỏa lực chống tăng của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga, không phải dùng pháo chính 100 mm hay pháo phụ 30mm của xe để tiêu diệt xe tăng; mà là sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển phóng qua nòng pháo chính, hoàn toàn có khả năng xuyên giáp xe tăng chiến đấu chủ lực của các nước NATO.Rostec cho biết: “BMP-3 có vũ khí là tên lửa dẫn đường chống tăng có điều khiển, nên có thể tiêu diệt tất cả các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của các nước NATO như M1A1 Abrams, Leopard 2 và Challenger 2. Tầm bắn của tên lửa do Rostec phát triển cho xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tới 5,5 km”.Trong khi đó, vào ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov cho biết, Quân đội Ukraine có kế hoạch thành lập ít nhất hai tiểu đoàn xe tăng được trang bị xe tăng "Leopard 2" của Đức và 6 đến 7 tiểu đoàn xe tăng khác sử dụng "Leopard 1" kiểu cũ.Ông Reznikov nói rằng, Ukraine hy vọng sẽ nhận được xe tăng Leopard 2 vào tháng 4/2023, nhưng việc giao xe cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ huấn luyện các kíp xe của Quân đội Ukraine. Tiếp theo Ukraine cũng sẽ nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, M1A1 Abram và xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp.Vào ngày 20/2, khi tháp tùng Đại sứ Ukraine tại Đức đi thị sát việc huấn luyện quân đội Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius cho biết, mục tiêu hiện tại là chuyển giao xe tăng Leopard và xe chiến đấu bộ binh Weasel cho Ukraine vào cuối năm nay và việc huấn luyện liên quan cũng sẽ được hoàn thành trước.Việc phương Tây “hứa hẹn” giao xe tăng cho Ukraine, nhưng trên thực tế, thời gian giao hàng vẫn chưa được ấn định. Quân đội Ukraine hy vọng rằng, xe tăng Leopard sẽ bắt đầu được bàn giao cho Ukraine nhanh hơn. Tuy nhiên, “vấn đề muôn thuở” đã sáng tỏ từ đầu cuộc chiến, có thể trì hoãn việc “đưa Leopard vào trận”. Lý do chính là sự cấu tạo phức tạp của các loại xe tăng phương Tây, có thể khiến chúng trở nên khó bảo dưỡng trong điều kiện xung đột cường độ cao như ở Ukraine. Vấn đề nan giải hiệu nay chính là về phụ tùng thay thế rất thiếu và việc chậm giao hàng từ Đức, khiến đối tác Ba Lan đã phải chờ đợi việc cung cấp phụ tùng thay thế cho xe tăng Leopard từ Đức, trong nhiều tháng nay. Ba Lan đã quyết định viện trợ xe tăng Leopard mà nước này mua của Đức trước đó cho Ukraine, khi được sự gật đầu từ Berlin; nhưng xe tăng không thể được đưa ra mặt trận, nếu hiệu suất của chúng không được đảm bảo và hiện tại, phụ tùng cho xe tăng Leopard chỉ được sản xuất ở Đức với số lượng được cho là chỉ "đủ dùng".Theo Tổng thống Ba Lan, ông Andrzej Duda, được hãng tin Mỹ CNN trích dẫn, không chỉ Ba Lan mà các quốc gia sử dụng xe tăng Leopard khác đang gặp phải tình trạng thiếu phụ tùng thay thế hoặc quá nhiều lần giao hàng bị chậm trễ.Chủ đề về xe tăng Leopard đã trở thành “mối tranh chấp xương máu” giữa Ba Lan và Đức. Kể từ năm ngoái, Ba Lan đã thất vọng với “quan hệ đối tác Đức”, khi Berlin hứa cung cấp cho Warsaw 50 xe tăng Leopard 2. Lẽ ra, chúng phải đến Ba Lan, sau khi Ba Lan đã viện trợ ít nhất 200 xe tăng T-72 cho Ukraine, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022.Tuy nhiên, Ba Lan dần nhận ra rằng, Đức không có xe tăng Leopard 2 để tặng. Theo các chuyên gia Ba Lan, Đức đã cạn một phần dự trữ xe tăng của mình trong những thập kỷ gần đây. Tức là những chiếc xe tăng được cất giữ đã được sử dụng để tháo rời và lấy các bộ phận của chúng, để làm phụ tùng thay thế cho những chiếc khác.Thế là đột nhiên Warsaw nhận được cơn “phản ứng tức giận” từ Berlin, khi nói rằng, Warsaw sẽ nhận được số xe tăng Leopard 1 nhiều hơn số Leopard 2 đã hứa. Còn khi nào Ukraine sẽ nhận được Leopard 2 như đã hứa, thì Berlin vẫn bỏ ngỏ câu trả lời. Tuy nhiên, có vẻ như Đức đang gặp vấn đề nghiêm trọng với khả năng tác chiến của lực lượng mặt đất và cuộc chiến ở Ukraine đã “làm sáng tỏ” vấn đề này rất nhiều. Hãy nhớ lại việc Đức viện trợ pháo phòng không Gepard cho Ukraine vào năm ngoái, trên thực tế, những khẩu pháo này đã hết đạn từ lâu.Lúc này chỉ có Thụy Sĩ là còn sản xuất đạn pháo 35mm cho pháo phòng không Gepard của Đức, nhưng nước này từ chối bán loại đạn này cho Ukraine, vì lý do trung lập. Do vậy Berlin đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ Na Uy; tuy nhiên, những viên đạn pháo 35mm do Na Uy sản xuất không phù hợp, khiến đạn bị kẹt. Sau đó, Đức đã phải khởi động lại dây chuyền sản xuất, để tự cung ứng được đạn 35mm cho chính những khẩu pháo mình mang đi viện trợ.Vào ngày 9/1 vừa qua, Đức hứa cung cấp 40 chiếc xe chiến đấu bộ binh (IFV) Maredr cho Ukraine. Sau đó, người ta mới biết rằng, người Đức đang tìm cách loại biên số xe Maredr ra khỏi lực lượng vũ trang của mình; nếu không viện trợ cho Ukraine, cũng sẽ không có khách hàng tìm mua, do không còn nguồn phụ tùng để thay thế.Trước đó, vào tháng 12/2022, hình ảnh về khả năng sẵn sàng tác chiến trên bộ của Quân đội Đức đã bị tổn hại nặng nề; khi trong một cuộc tập trận kéo dài 8 ngày, giữa lực lượng phản ứng nhanh của Đức phối hợp với khối NATO, 18 xe chiến đấu bộ binh Puma của Đức tham gia, đã đồng loạt bị hỏng.
Giữa lúc truyền thông quốc tế đang rộn lên về việc Ukraine sẽ nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 từ Đức và M1A1 Abrams của Mỹ, thì hãng chế tạo vũ khí của Nga Rostec công bố khả năng xuyên giáp của vũ khí trên xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với xe tăng Abrams và Leopard 2.
Rostec tuyên bố rằng, những chiếc xe tăng Leopard 2, Challenger 2 và M1A2 Abrams, “nếu” Ukraine nhận được, sẽ không gây ra mối đe dọa đáng kể nào, vì ngay cả xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga, cũng hoàn toàn có thể đối phó với những xe tăng chiến đấu hạng nặng này.
Các chuyên gia Nga cho biết, hỏa lực chống tăng của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga, không phải dùng pháo chính 100 mm hay pháo phụ 30mm của xe để tiêu diệt xe tăng; mà là sử dụng tên lửa chống tăng có điều khiển phóng qua nòng pháo chính, hoàn toàn có khả năng xuyên giáp xe tăng chiến đấu chủ lực của các nước NATO.
Rostec cho biết: “BMP-3 có vũ khí là tên lửa dẫn đường chống tăng có điều khiển, nên có thể tiêu diệt tất cả các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của các nước NATO như M1A1 Abrams, Leopard 2 và Challenger 2. Tầm bắn của tên lửa do Rostec phát triển cho xe chiến đấu bộ binh BMP-3 tới 5,5 km”.
Trong khi đó, vào ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov cho biết, Quân đội Ukraine có kế hoạch thành lập ít nhất hai tiểu đoàn xe tăng được trang bị xe tăng "Leopard 2" của Đức và 6 đến 7 tiểu đoàn xe tăng khác sử dụng "Leopard 1" kiểu cũ.
Ông Reznikov nói rằng, Ukraine hy vọng sẽ nhận được xe tăng Leopard 2 vào tháng 4/2023, nhưng việc giao xe cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ huấn luyện các kíp xe của Quân đội Ukraine. Tiếp theo Ukraine cũng sẽ nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2, M1A1 Abram và xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp.
Vào ngày 20/2, khi tháp tùng Đại sứ Ukraine tại Đức đi thị sát việc huấn luyện quân đội Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius cho biết, mục tiêu hiện tại là chuyển giao xe tăng Leopard và xe chiến đấu bộ binh Weasel cho Ukraine vào cuối năm nay và việc huấn luyện liên quan cũng sẽ được hoàn thành trước.
Việc phương Tây “hứa hẹn” giao xe tăng cho Ukraine, nhưng trên thực tế, thời gian giao hàng vẫn chưa được ấn định. Quân đội Ukraine hy vọng rằng, xe tăng Leopard sẽ bắt đầu được bàn giao cho Ukraine nhanh hơn. Tuy nhiên, “vấn đề muôn thuở” đã sáng tỏ từ đầu cuộc chiến, có thể trì hoãn việc “đưa Leopard vào trận”.
Lý do chính là sự cấu tạo phức tạp của các loại xe tăng phương Tây, có thể khiến chúng trở nên khó bảo dưỡng trong điều kiện xung đột cường độ cao như ở Ukraine. Vấn đề nan giải hiệu nay chính là về phụ tùng thay thế rất thiếu và việc chậm giao hàng từ Đức, khiến đối tác Ba Lan đã phải chờ đợi việc cung cấp phụ tùng thay thế cho xe tăng Leopard từ Đức, trong nhiều tháng nay.
Ba Lan đã quyết định viện trợ xe tăng Leopard mà nước này mua của Đức trước đó cho Ukraine, khi được sự gật đầu từ Berlin; nhưng xe tăng không thể được đưa ra mặt trận, nếu hiệu suất của chúng không được đảm bảo và hiện tại, phụ tùng cho xe tăng Leopard chỉ được sản xuất ở Đức với số lượng được cho là chỉ "đủ dùng".
Theo Tổng thống Ba Lan, ông Andrzej Duda, được hãng tin Mỹ CNN trích dẫn, không chỉ Ba Lan mà các quốc gia sử dụng xe tăng Leopard khác đang gặp phải tình trạng thiếu phụ tùng thay thế hoặc quá nhiều lần giao hàng bị chậm trễ.
Chủ đề về xe tăng Leopard đã trở thành “mối tranh chấp xương máu” giữa Ba Lan và Đức. Kể từ năm ngoái, Ba Lan đã thất vọng với “quan hệ đối tác Đức”, khi Berlin hứa cung cấp cho Warsaw 50 xe tăng Leopard 2. Lẽ ra, chúng phải đến Ba Lan, sau khi Ba Lan đã viện trợ ít nhất 200 xe tăng T-72 cho Ukraine, khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, Ba Lan dần nhận ra rằng, Đức không có xe tăng Leopard 2 để tặng. Theo các chuyên gia Ba Lan, Đức đã cạn một phần dự trữ xe tăng của mình trong những thập kỷ gần đây. Tức là những chiếc xe tăng được cất giữ đã được sử dụng để tháo rời và lấy các bộ phận của chúng, để làm phụ tùng thay thế cho những chiếc khác.
Thế là đột nhiên Warsaw nhận được cơn “phản ứng tức giận” từ Berlin, khi nói rằng, Warsaw sẽ nhận được số xe tăng Leopard 1 nhiều hơn số Leopard 2 đã hứa. Còn khi nào Ukraine sẽ nhận được Leopard 2 như đã hứa, thì Berlin vẫn bỏ ngỏ câu trả lời.
Tuy nhiên, có vẻ như Đức đang gặp vấn đề nghiêm trọng với khả năng tác chiến của lực lượng mặt đất và cuộc chiến ở Ukraine đã “làm sáng tỏ” vấn đề này rất nhiều. Hãy nhớ lại việc Đức viện trợ pháo phòng không Gepard cho Ukraine vào năm ngoái, trên thực tế, những khẩu pháo này đã hết đạn từ lâu.
Lúc này chỉ có Thụy Sĩ là còn sản xuất đạn pháo 35mm cho pháo phòng không Gepard của Đức, nhưng nước này từ chối bán loại đạn này cho Ukraine, vì lý do trung lập. Do vậy Berlin đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ Na Uy; tuy nhiên, những viên đạn pháo 35mm do Na Uy sản xuất không phù hợp, khiến đạn bị kẹt. Sau đó, Đức đã phải khởi động lại dây chuyền sản xuất, để tự cung ứng được đạn 35mm cho chính những khẩu pháo mình mang đi viện trợ.
Vào ngày 9/1 vừa qua, Đức hứa cung cấp 40 chiếc xe chiến đấu bộ binh (IFV) Maredr cho Ukraine. Sau đó, người ta mới biết rằng, người Đức đang tìm cách loại biên số xe Maredr ra khỏi lực lượng vũ trang của mình; nếu không viện trợ cho Ukraine, cũng sẽ không có khách hàng tìm mua, do không còn nguồn phụ tùng để thay thế.
Trước đó, vào tháng 12/2022, hình ảnh về khả năng sẵn sàng tác chiến trên bộ của Quân đội Đức đã bị tổn hại nặng nề; khi trong một cuộc tập trận kéo dài 8 ngày, giữa lực lượng phản ứng nhanh của Đức phối hợp với khối NATO, 18 xe chiến đấu bộ binh Puma của Đức tham gia, đã đồng loạt bị hỏng.