Theo những tài liệu mới đây vừa được giải mã, CIA đã nhận định đầy đủ các mối lo ngại của mình trong tổng cộng 82 bản báo cáo và 2000 trang tài liệu về khả năng của Hải quân Liên Xô. Các bản báo cáo được chia ra nhiều phần, trong đó có nhiều nhận định khác nhau nhưng nhận định nào cũng chỉ ra rằng Hải quân Mỹ nên hạn chế tối đa các trường hợp đối đầu với lực lượng Hải quân Liên Xô.Đầu tiên, phía CIA đưa ra lo ngại về việc Liên Xô đưa vào hoạt động ngày càng nhiều các tàu sân bay cỡ lớn. Cụ thể, đầu những năm 1970, phía Liên Xô bắt đầu đóng mới tàu sân bay theo Đề án 1143. Nguồn ảnh: Wiki.Tàu sân bay này thuộc lớp Kiev và có độ giãn nước lên tới 45.000 tấn, có khả năng mang theo 38 máy bay có khả năng cất-hạ cánh hiện đại bậc nhất bấy giờ là Yak-38. Nguồn ảnh: Pinterest.Bản báo cáo nhận định, dù nước Mỹ khó có thể bị ảnh hưởng bởi những tàu sân bay lớp Kiev hay thậm chí là các tàu sân bay hiện đại hơn cả lớp Kiev của Liên Xô nhưng lợi ích của Mỹ mà cụ thể là các nước châu Âu thuộc NATO sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động của lực lượng tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Alche.Đối tượng được bản báo cáo để tâm nhất chính là lực lượng tàu ngầm Liên Xô. Theo bản báo cáo của Mỹ, lực lượng tàu ngầm Liên Xô là mối đe dọa "trực tiếp tới những hạm đội tàu chiến và tàu sân bay của Mỹ". Nguồn ảnh: Virtu.Trong một tài liệu dài 40 trang, phía CIA đã nhận định rằng họ có đủ bằng chứng cho thấy phía Liên Xô đang đạt được những bước tiến cực kỳ lớn trong việc đóng mới tàu ngầm hạt nhân và các loại tàu ngầm điện-diesel, ngoài ra, chiến thuật tác chiến tàu ngầm của Liên Xô cũng đang được phát triển một cách chóng mặt. Nguồn ảnh: Airbase.Tài liệu của CIA cũng thừa nhận khả năng tác chiến tàu ngầm của Mỹ đã "bị Liên Xô bỏ xa tới hàng chục năm" và nhận định thẳng thắn rằng Mỹ nên tập trung vào phát triển tác chiến chống ngầm thay vì chạy đua tàu ngầm vì việc đó là "tốn kém và chưa chắc đã mang lại kết quả". Nguồn ảnh: BI.Khả năng tác chiến của lực lượng tàu hộ vệ tên lửa Liên Xô cũng khiến phía CIA phải lo ngại. Dù có số lượng không nhiều như Mỹ, tuy nhiên lực lượng này lại được đặt rải rác khắp châu Âu và Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Alche.Dựa vào lãnh thổ rộng lớn của mình, các tàu hộ vệ tên lửa của Liên Xô có thể phóng tên lửa tấn công từ bên trong lãnh hải Liên Xô tới thẳng các mục tiêu quân sự quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương. Thậm chí, ngay cả khi tàu hộ vệ tên lửa của Liên Xô nằm trong cảng thì tầm bắn của chúng vẫn có thể vươn tới các căn cứ của Hải quân Mỹ ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.Phía CIA nhận định, Liên Xô có ít nhất 7 lớp tàu hộ vệ tên lửa khác nhau và có "chiến thuật tác chiến cực kỳ hiện đại". Ngoài ra, CIA thừa nhận họ không có được các thông số thực của những lớp tàu hộ vệ tên lửa Liên Xô nên hoàn toàn không thể suy đoán ra được chiến thuật tác chiến hợp lý của lực lượng này. Nguồn ảnh: Pinterest.Lực lượng Không quân Hải quân của Liên Xô cũng khiến CIA tốn không ít giấy mực phân tích và nghiên cứu. Phía CIA khẳng định, Liên Xô đã phác thảo được các chiến thuật, chiến lược tác chiến chống ngầm cho thế kỷ 21 từ những năm...1970 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sputnik.Nhân tố con người được đánh giá cao trong các bản báo cáo của CIA về lực lượng Không quân Hải quân Liên Xô. Cụ thể, CIA thừa nhận Liên Xô có đội ngũ Liên Xô trình độ rất cao, sức khỏe tốt và có tinh thần chiến đấu quả cảm. Nguồn ảnh: Fliickr.Các phi công Liên Xô thường có tính khí rất khó đoán, họ sẵn sàng tuân lệnh cấp trên tiến vào vùng nguy hiểm nhưng chưa chắc đã chịu nghe lệnh... rút lui của thượng cấp. Điều này đòi hỏi các phi công Mỹ phải cực kỳ cẩn thận khi va chạm với phi công Liên Xô trên không phận quốc tế vì chưa chắc các phi công Liên Xô đã chịu nhượng bộ dù cấp trên của họ đã yêu cầu. Nguồn ảnh: Dailyk.Rất nhiều các cá nhân được nhắc tới trong các bản báo cáo của CIA nhưng nhân vật tốn nhiều giấy mực nhất là Đô đốc Hải quân Nga ông Sergei Gorshkov. Đây là nhân vật được CIA đánh giá là "nhà thiết kế đại tài có công rất lớn giúp tái định hình Hải quân Liên Xô". Nguồn ảnh: Sputnik.Đứng đầu Hải quân Liên Xô từ năm 1956 tới năm 1985, Sergei Gorshkov đã đưa Hải quân Liên Xô từ một lực lượng vốn không có vị thế hải quân trên thế giới thành một lực lượng khiến bất cứ nước phương Tây nào cũng phải e sợ khi được nhắc tới. Ảnh: Hình ảnh của Sergei Gorshkov cùng chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên Xô trên bìa tạp chí Time của Mỹ. Nguồn ảnh: Time.
Theo những tài liệu mới đây vừa được giải mã, CIA đã nhận định đầy đủ các mối lo ngại của mình trong tổng cộng 82 bản báo cáo và 2000 trang tài liệu về khả năng của Hải quân Liên Xô. Các bản báo cáo được chia ra nhiều phần, trong đó có nhiều nhận định khác nhau nhưng nhận định nào cũng chỉ ra rằng Hải quân Mỹ nên hạn chế tối đa các trường hợp đối đầu với lực lượng Hải quân Liên Xô.
Đầu tiên, phía CIA đưa ra lo ngại về việc Liên Xô đưa vào hoạt động ngày càng nhiều các tàu sân bay cỡ lớn. Cụ thể, đầu những năm 1970, phía Liên Xô bắt đầu đóng mới tàu sân bay theo Đề án 1143. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu sân bay này thuộc lớp Kiev và có độ giãn nước lên tới 45.000 tấn, có khả năng mang theo 38 máy bay có khả năng cất-hạ cánh hiện đại bậc nhất bấy giờ là Yak-38. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bản báo cáo nhận định, dù nước Mỹ khó có thể bị ảnh hưởng bởi những tàu sân bay lớp Kiev hay thậm chí là các tàu sân bay hiện đại hơn cả lớp Kiev của Liên Xô nhưng lợi ích của Mỹ mà cụ thể là các nước châu Âu thuộc NATO sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động của lực lượng tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Alche.
Đối tượng được bản báo cáo để tâm nhất chính là lực lượng tàu ngầm Liên Xô. Theo bản báo cáo của Mỹ, lực lượng tàu ngầm Liên Xô là mối đe dọa "trực tiếp tới những hạm đội tàu chiến và tàu sân bay của Mỹ". Nguồn ảnh: Virtu.
Trong một tài liệu dài 40 trang, phía CIA đã nhận định rằng họ có đủ bằng chứng cho thấy phía Liên Xô đang đạt được những bước tiến cực kỳ lớn trong việc đóng mới tàu ngầm hạt nhân và các loại tàu ngầm điện-diesel, ngoài ra, chiến thuật tác chiến tàu ngầm của Liên Xô cũng đang được phát triển một cách chóng mặt. Nguồn ảnh: Airbase.
Tài liệu của CIA cũng thừa nhận khả năng tác chiến tàu ngầm của Mỹ đã "bị Liên Xô bỏ xa tới hàng chục năm" và nhận định thẳng thắn rằng Mỹ nên tập trung vào phát triển tác chiến chống ngầm thay vì chạy đua tàu ngầm vì việc đó là "tốn kém và chưa chắc đã mang lại kết quả". Nguồn ảnh: BI.
Khả năng tác chiến của lực lượng tàu hộ vệ tên lửa Liên Xô cũng khiến phía CIA phải lo ngại. Dù có số lượng không nhiều như Mỹ, tuy nhiên lực lượng này lại được đặt rải rác khắp châu Âu và Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Alche.
Dựa vào lãnh thổ rộng lớn của mình, các tàu hộ vệ tên lửa của Liên Xô có thể phóng tên lửa tấn công từ bên trong lãnh hải Liên Xô tới thẳng các mục tiêu quân sự quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương. Thậm chí, ngay cả khi tàu hộ vệ tên lửa của Liên Xô nằm trong cảng thì tầm bắn của chúng vẫn có thể vươn tới các căn cứ của Hải quân Mỹ ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phía CIA nhận định, Liên Xô có ít nhất 7 lớp tàu hộ vệ tên lửa khác nhau và có "chiến thuật tác chiến cực kỳ hiện đại". Ngoài ra, CIA thừa nhận họ không có được các thông số thực của những lớp tàu hộ vệ tên lửa Liên Xô nên hoàn toàn không thể suy đoán ra được chiến thuật tác chiến hợp lý của lực lượng này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lực lượng Không quân Hải quân của Liên Xô cũng khiến CIA tốn không ít giấy mực phân tích và nghiên cứu. Phía CIA khẳng định, Liên Xô đã phác thảo được các chiến thuật, chiến lược tác chiến chống ngầm cho thế kỷ 21 từ những năm...1970 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nhân tố con người được đánh giá cao trong các bản báo cáo của CIA về lực lượng Không quân Hải quân Liên Xô. Cụ thể, CIA thừa nhận Liên Xô có đội ngũ Liên Xô trình độ rất cao, sức khỏe tốt và có tinh thần chiến đấu quả cảm. Nguồn ảnh: Fliickr.
Các phi công Liên Xô thường có tính khí rất khó đoán, họ sẵn sàng tuân lệnh cấp trên tiến vào vùng nguy hiểm nhưng chưa chắc đã chịu nghe lệnh... rút lui của thượng cấp. Điều này đòi hỏi các phi công Mỹ phải cực kỳ cẩn thận khi va chạm với phi công Liên Xô trên không phận quốc tế vì chưa chắc các phi công Liên Xô đã chịu nhượng bộ dù cấp trên của họ đã yêu cầu. Nguồn ảnh: Dailyk.
Rất nhiều các cá nhân được nhắc tới trong các bản báo cáo của CIA nhưng nhân vật tốn nhiều giấy mực nhất là Đô đốc Hải quân Nga ông Sergei Gorshkov. Đây là nhân vật được CIA đánh giá là "nhà thiết kế đại tài có công rất lớn giúp tái định hình Hải quân Liên Xô". Nguồn ảnh: Sputnik.
Đứng đầu Hải quân Liên Xô từ năm 1956 tới năm 1985, Sergei Gorshkov đã đưa Hải quân Liên Xô từ một lực lượng vốn không có vị thế hải quân trên thế giới thành một lực lượng khiến bất cứ nước phương Tây nào cũng phải e sợ khi được nhắc tới. Ảnh: Hình ảnh của Sergei Gorshkov cùng chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên Xô trên bìa tạp chí Time của Mỹ. Nguồn ảnh: Time.