Cuộc tập trận lần đầu tiên trong lịch sử giữa lực lượng Không quân Ả Rập Xê-út và Không quân Sudan đã chính thức kết thúc sau mười ngày diễn ra. Đây là cuộc tập trận đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa ngoại giao quân sự giữa hai nước. Nguồn ảnh: Sina.Phái viên quân sự lực lượng Không quân Sudan cho biết: "Cuộc tập trận chung đã kết thúc tốt đẹp, toàn bộ các bài bay, các tình huống giả định và các chiến thuật của hai bên đều được mang ra phân tích, đánh giá rất kỹ, kết quả của cuộc tập trận là những kinh nghiệm quý báu được cả hai phía đánh giá rất cao". Nguồn ảnh: Sina.Quan hệ ngoại giao và quân sự giữa Sudan và Ả Rập Xê-út trong thời gian gần đây đang phát triển theo chiều hướng đi lên, nhất là trong bối cảnh cả hai nước đều cùng gặp phải các vấn đề khó khăn trong việc đối phó với các lực lượng nổi dậy, phiến quân của Yemen. Nguồn ảnh: Sina.Tham gia cuộc tập trận chung lần này, phía Ả Rập Xê-út và Sudan mang tới nhiều loại máy bay chiến đấu thuộc hàng chủ lực của mình, trong đó bao gồm các máy bay chiến đấu MiG-29, máy bay phản lực huấn luyện K-8, các máy bay Su-24, F-15 và Typhoon. Nguồn ảnh: Sina.Cụ thể, phía Sudan có các máy bay MiG-29 và Su-24 với tổng cộng 29 chiếc thuộc sư đoàn Không quân 450 tham gia cuộc tập trận, phía Ả Rập Xê-út có 18 máy bay thuộc sư doàn không quân 250 với các chiến đấu cơ F-15 và Typhoon tham gia. Nguồn ảnh: Sina.Hàng máy bay gồm 4 chiếc Typhoon (phía xa) và một chiếc F-15 (gần nhất) của Ả Rập Xê-út tham gia cuộc tập trận. Typhoon là chiếc máy bay chiến đấu khá đắt đỏ do châu Âu sản xuất từ năm 2003 với giá thành lên tới 125 triệu USD (đã bao gồm chi phí nghiên cứu) cho mỗi chiếc. Phía Ả Rập Xê-út đặt hàng loại máy bay này từ năm 2006, năm 2016 nước này lại tiếp tục đặt hàng thêm 48 chiếc chiến đấu cơ loại này từ châu Âu. Nguồn ảnh: Sina.Những chiến đấu cơ MiG-29 của Sudan có giá thành sản xuất khiêm tốn hơn, chỉ khoảng 22 triệu USD cho mỗi chiếc ( đơn giá năm 2013) và có tuổi đời cũng cao hơn các chiến đấu cơ Typhoon hiện đại của Ả Rập Xê-út khá nhiều. MiG-29 đã ra đời từ năm 1982 và được Sudan đặt mua của Nga từ năm 2008, nhiều nguồn tin cho biết trên thực tế Sudan đã sở hữu MiG-29 từ trước năm 2004. Nguồn ảnh: Sina.Các chiến đấu cơ huấn luyện K-8 được thiết kế và sản xuất bởi Trung Quốc đã được Sudan mua từ năm 2008 để phục vụ cho mục đích huấn luyện. Ngoài ra, các chiến đấu cơ K-8 còn có khả năng chiến đấu như một tiêm kích phản lực hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Sina.Hiện nay trong lực lượng Không quân Sudan có tổng cộng khoảng 17 chiếc K-8 còn đang hoạt động, chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.Kết thúc cuộc tập trận chung, cả hai bên đều cho biết trong tương lai sẽ còn rất nhiều cuộc tập trận chung giữa các lực lượng Quân đội hai nước và cả hai đều đang xem xét về việc xây dựng một cuộc tập trận chung thường niên với quy mô lớn hơn trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc tập trận lần đầu tiên trong lịch sử giữa lực lượng Không quân Ả Rập Xê-út và Không quân Sudan đã chính thức kết thúc sau mười ngày diễn ra. Đây là cuộc tập trận đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa ngoại giao quân sự giữa hai nước. Nguồn ảnh: Sina.
Phái viên quân sự lực lượng Không quân Sudan cho biết: "Cuộc tập trận chung đã kết thúc tốt đẹp, toàn bộ các bài bay, các tình huống giả định và các chiến thuật của hai bên đều được mang ra phân tích, đánh giá rất kỹ, kết quả của cuộc tập trận là những kinh nghiệm quý báu được cả hai phía đánh giá rất cao". Nguồn ảnh: Sina.
Quan hệ ngoại giao và quân sự giữa Sudan và Ả Rập Xê-út trong thời gian gần đây đang phát triển theo chiều hướng đi lên, nhất là trong bối cảnh cả hai nước đều cùng gặp phải các vấn đề khó khăn trong việc đối phó với các lực lượng nổi dậy, phiến quân của Yemen. Nguồn ảnh: Sina.
Tham gia cuộc tập trận chung lần này, phía Ả Rập Xê-út và Sudan mang tới nhiều loại máy bay chiến đấu thuộc hàng chủ lực của mình, trong đó bao gồm các máy bay chiến đấu MiG-29, máy bay phản lực huấn luyện K-8, các máy bay Su-24, F-15 và Typhoon. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, phía Sudan có các máy bay MiG-29 và Su-24 với tổng cộng 29 chiếc thuộc sư đoàn Không quân 450 tham gia cuộc tập trận, phía Ả Rập Xê-út có 18 máy bay thuộc sư doàn không quân 250 với các chiến đấu cơ F-15 và Typhoon tham gia. Nguồn ảnh: Sina.
Hàng máy bay gồm 4 chiếc Typhoon (phía xa) và một chiếc F-15 (gần nhất) của Ả Rập Xê-út tham gia cuộc tập trận. Typhoon là chiếc máy bay chiến đấu khá đắt đỏ do châu Âu sản xuất từ năm 2003 với giá thành lên tới 125 triệu USD (đã bao gồm chi phí nghiên cứu) cho mỗi chiếc. Phía Ả Rập Xê-út đặt hàng loại máy bay này từ năm 2006, năm 2016 nước này lại tiếp tục đặt hàng thêm 48 chiếc chiến đấu cơ loại này từ châu Âu. Nguồn ảnh: Sina.
Những chiến đấu cơ MiG-29 của Sudan có giá thành sản xuất khiêm tốn hơn, chỉ khoảng 22 triệu USD cho mỗi chiếc ( đơn giá năm 2013) và có tuổi đời cũng cao hơn các chiến đấu cơ Typhoon hiện đại của Ả Rập Xê-út khá nhiều. MiG-29 đã ra đời từ năm 1982 và được Sudan đặt mua của Nga từ năm 2008, nhiều nguồn tin cho biết trên thực tế Sudan đã sở hữu MiG-29 từ trước năm 2004. Nguồn ảnh: Sina.
Các chiến đấu cơ huấn luyện K-8 được thiết kế và sản xuất bởi Trung Quốc đã được Sudan mua từ năm 2008 để phục vụ cho mục đích huấn luyện. Ngoài ra, các chiến đấu cơ K-8 còn có khả năng chiến đấu như một tiêm kích phản lực hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện nay trong lực lượng Không quân Sudan có tổng cộng khoảng 17 chiếc K-8 còn đang hoạt động, chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.
Kết thúc cuộc tập trận chung, cả hai bên đều cho biết trong tương lai sẽ còn rất nhiều cuộc tập trận chung giữa các lực lượng Quân đội hai nước và cả hai đều đang xem xét về việc xây dựng một cuộc tập trận chung thường niên với quy mô lớn hơn trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.