Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung hay Thoả thuận Hạt nhân Tầm trung là một hiệp ước được chính quyền Liên Xô ký kết với Mỹ nhằm giải giáp bớt các loại vũ khí (chủ yếu là tên lửa) có tầm bắn trung bình giữa hai quốc gia. Nguồn ảnh: Wiki.Nga với tư cách là nhà nước đại diện kế thừa hợp phấp của Liên Xô chịu trách nhiệm duy trì thoả thuận này cho tới khi Tổng thống Donald Trump vừa quyết định sẽ đưa nước Mỹ ra khỏi hiệp định này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.Theo như hiệp định INF được ký kết dưới thời lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachyov và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, các loại vũ khí có tầm bắn từ 500 - 1000 km (tầm ngắn) và từ 1000 - 5500 km (tầm trung) sẽ bị cả hai quốc gia giải giáp theo số lượng công khai. Tuy nhiên hiệp định này lại không bao gồm các loại tên lửa phóng từ cơ cấu phóng trên biển. Nguồn ảnh: Tranin..Tính tới tháng 5/1991 - nghĩa là khi Liên Xô tan rã, Mỹ và Moscow đã giải giáp được tổng cộng 2.692 đơn vũ khí có tầm bắn nằm trong hiệp định. Việc giải giáp bao gồm phá huỷ cơ cấu phóng của tên lửa và phá huỷ hệ thống bệ phóng, giếng phóng. Nguồn ảnh: Defence.Theo thông tin mới nhất vừa được Sputnik đăng tải, có sự khác biệt cực kỳ lớn giữa việc giải giáp vũ khí theo hiệp định này giữa Mỹ và Nga. Cụ thể, trong khi Nga tuân thủ hoàn toàn theo Thoả thuận Hạt nhân Tầm Trung, phá huỷ tất cả mọi thứ thì Mỹ lại ngược lại, chỉ tháo dỡ và... mang cất vào kho chứa. Nguồn ảnh: Sputnik.Nga cũng đưa ra số liệu tách bạch trong quá trình giải giáp vũ khí giữa hai quốc gia này thay vì đưa ra "con số gộp" cực kỳ dễ gây hiểu lầm như trước đây. Theo đó, Liên Xô đã giải giáp được 1.846 đơn vị trong khi đó phía Mỹ chỉ là 846 - và nhấn mạnh rằng Mỹ thực chất chỉ tháo dỡ và cất kho phần lớn trong số này. Nguồn ảnh: TASS.Số lượng tên lửa đẩy được Liên Xô giải giáp cũng nhiều gấp ba lần số con số của phía Mỹ. Theo đó, Nga đã phá huỷ hoàn toàn tổng cộng 851 tên lửa đẩy có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong khi phía Mỹ chỉ là 283. Nguồn ảnh: Pinterest.Sputnik khẳng định, việc Mỹ yêu cầu Nga phải "nhượng bộ đơn phương" là điều bất khả thi, Mỹ cũng không thể kết tội Nga một cách rõ ràng về việc nước này đã vi phạm thoả thuận INF và rất khó có thể gây sức ép lên Moscow trong tương lai về vấn đề này. Nguồn ảnh: TASS.Trước đó vào đầu tháng 12, Mỹ đã cho biết nước này sẽ đình chỉ việc tuân thủ hiệp ước INF trong vòng 60 ngày nếu Nga không chấm dứt việc vi phạm các điều khoản trong thoả thuận này. Tới nay, thời hạn 60 ngày đã trải qua được 1/3 quãng đường nhưng dường như Moscow vẫn không có ý định nhượng bộ Washington. Nguồn ảnh: TASS. Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa có tầm bắn hàng chục nghìn kilomets của Nga nằm ngoài khuôn khổ Hiệp ước INF.
Hiệp ước Hạt nhân Tầm trung hay Thoả thuận Hạt nhân Tầm trung là một hiệp ước được chính quyền Liên Xô ký kết với Mỹ nhằm giải giáp bớt các loại vũ khí (chủ yếu là tên lửa) có tầm bắn trung bình giữa hai quốc gia. Nguồn ảnh: Wiki.
Nga với tư cách là nhà nước đại diện kế thừa hợp phấp của Liên Xô chịu trách nhiệm duy trì thoả thuận này cho tới khi Tổng thống Donald Trump vừa quyết định sẽ đưa nước Mỹ ra khỏi hiệp định này trong tương lai. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo như hiệp định INF được ký kết dưới thời lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachyov và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, các loại vũ khí có tầm bắn từ 500 - 1000 km (tầm ngắn) và từ 1000 - 5500 km (tầm trung) sẽ bị cả hai quốc gia giải giáp theo số lượng công khai. Tuy nhiên hiệp định này lại không bao gồm các loại tên lửa phóng từ cơ cấu phóng trên biển. Nguồn ảnh: Tranin..
Tính tới tháng 5/1991 - nghĩa là khi Liên Xô tan rã, Mỹ và Moscow đã giải giáp được tổng cộng 2.692 đơn vũ khí có tầm bắn nằm trong hiệp định. Việc giải giáp bao gồm phá huỷ cơ cấu phóng của tên lửa và phá huỷ hệ thống bệ phóng, giếng phóng. Nguồn ảnh: Defence.
Theo thông tin mới nhất vừa được Sputnik đăng tải, có sự khác biệt cực kỳ lớn giữa việc giải giáp vũ khí theo hiệp định này giữa Mỹ và Nga. Cụ thể, trong khi Nga tuân thủ hoàn toàn theo Thoả thuận Hạt nhân Tầm Trung, phá huỷ tất cả mọi thứ thì Mỹ lại ngược lại, chỉ tháo dỡ và... mang cất vào kho chứa. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nga cũng đưa ra số liệu tách bạch trong quá trình giải giáp vũ khí giữa hai quốc gia này thay vì đưa ra "con số gộp" cực kỳ dễ gây hiểu lầm như trước đây. Theo đó, Liên Xô đã giải giáp được 1.846 đơn vị trong khi đó phía Mỹ chỉ là 846 - và nhấn mạnh rằng Mỹ thực chất chỉ tháo dỡ và cất kho phần lớn trong số này. Nguồn ảnh: TASS.
Số lượng tên lửa đẩy được Liên Xô giải giáp cũng nhiều gấp ba lần số con số của phía Mỹ. Theo đó, Nga đã phá huỷ hoàn toàn tổng cộng 851 tên lửa đẩy có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong khi phía Mỹ chỉ là 283. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sputnik khẳng định, việc Mỹ yêu cầu Nga phải "nhượng bộ đơn phương" là điều bất khả thi, Mỹ cũng không thể kết tội Nga một cách rõ ràng về việc nước này đã vi phạm thoả thuận INF và rất khó có thể gây sức ép lên Moscow trong tương lai về vấn đề này. Nguồn ảnh: TASS.
Trước đó vào đầu tháng 12, Mỹ đã cho biết nước này sẽ đình chỉ việc tuân thủ hiệp ước INF trong vòng 60 ngày nếu Nga không chấm dứt việc vi phạm các điều khoản trong thoả thuận này. Tới nay, thời hạn 60 ngày đã trải qua được 1/3 quãng đường nhưng dường như Moscow vẫn không có ý định nhượng bộ Washington. Nguồn ảnh: TASS.
Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa có tầm bắn hàng chục nghìn kilomets của Nga nằm ngoài khuôn khổ Hiệp ước INF.