Vị trí chiếc máy bay Su-30MKI Ấn Độ gặp nạn cách Thành phố Tezpur của nước này khoảng 20 km về hướng Bắc, cách biên giới Trung Quốc-Ấn Độ khoảng 80 km về hướng Nam. Vụ việc xảy ra vào hôm 23/5 vừa rồi và đến ngày 26/5 phía Ấn Độ mới xác định được vị trí chính xác của chiếc Su-30MKI xấu số. Nguồn ảnh: Sina.Địa hình nơi phát hiện ra các mảnh vỡ của chiếc Su-30MKI rất hiểm trở. Việc tiếp cận bằng đường không dường như không thể thực hiện được và lực lượng tìm kiếm-cứu hộ Ấn Độ phải di chuyển bằng đường bộ với quãng đường khoảng 15 km xuyên rừng để tiếp cận với vị trí chiếc máy bay gặp nạn. Nguồn ảnh: Sina.Hiện vẫn chưa rõ tình trạng của 2 phi công, nhưng rất có thể tình huống xấu nhất đã có thể xảy ra do Không quân Ấn Độ không nhận được bất cứ tín hiệu nhảy dù hoặc cấp cứu nào của phi công sau khi chiếc máy bay bị mất tích. Nhiều chuyên gia cho rằng, rất có thể phi công đã đâm thẳng vào núi nên không kịp phát tín hiệu cấp cứu hoặc nhảy dù do khu vực này có địa hình cực kỳ hiểm trở. Nguồn ảnh: Sina.Đoàn tìm kiếm cứu nạn của Quân đội Ấn Độ di chuyển bằng đường bộ tới khu vực tai nạn. Nguồn ảnh: Sina.Con đường tiếp cận tới vị trí máy bay gặp nạn rất gian nan do địa hình khu vực xảy ra tai nạn quá hiểm trở, phức tạp. Giới chức Ấn Độ vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn nhưng rất có thể vụ việc xảy ra do lỗi của phi công vì nếu là lỗi kỹ thuật thì có thể phi công đã kịp phát tín hiệu cấp cứu và nhảy dù trước khi vụ tai nạn xảy ra. Nguồn ảnh: Sina.Kể từ khi các máy bay tiêm kích Su-30MKI được biên chế chính thức vào lực lượng Không quân Ấn Độ từ năm 2002 tới nay, đã có khoảng 7 vụ tai nạn liên quan đến loại tiêm kích này trong đó có tính cả vụ tai nạn hôm 23/5 vừa rồi. Ảnh: Vụ tai nạn máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ hồi năm 2014. Nguồn ảnh: Xair.Hiện trường vụ tai nạn liên quan tới chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ hồi năm 2012. Phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ có hai chỗ ngồi nên rất có thể cả hai phi công trên chiếc Su-30MKI rơi hôm 23/5 vừa qua đều đã tử vong trong vụ tai nạn vì nếu có thể nhảy dù thì cả hai phi công sẽ thoát ra cùng lúc. Nguồn ảnh: Defence.Không quân Ấn Độ đang rất đau đầu với các vụ tai nạn hàng không liên quan đến các máy bay tiêm kích hiện đại, đắt tiền của lực lượng này xảy ra trong thời gian gần đây. Phần lớn nguyên nhân xảy ra tai nạn đều được xác định là do "lỗi kỹ thuật", tuy nhiên tình trạng tai nạn triền miên này vẫn không được khắc phục một cách triệt để và đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn với tần suất ngày càng lớn. Nguồn ảnh: Bgara.
Vị trí chiếc máy bay Su-30MKI Ấn Độ gặp nạn cách Thành phố Tezpur của nước này khoảng 20 km về hướng Bắc, cách biên giới Trung Quốc-Ấn Độ khoảng 80 km về hướng Nam. Vụ việc xảy ra vào hôm 23/5 vừa rồi và đến ngày 26/5 phía Ấn Độ mới xác định được vị trí chính xác của chiếc Su-30MKI xấu số. Nguồn ảnh: Sina.
Địa hình nơi phát hiện ra các mảnh vỡ của chiếc Su-30MKI rất hiểm trở. Việc tiếp cận bằng đường không dường như không thể thực hiện được và lực lượng tìm kiếm-cứu hộ Ấn Độ phải di chuyển bằng đường bộ với quãng đường khoảng 15 km xuyên rừng để tiếp cận với vị trí chiếc máy bay gặp nạn. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện vẫn chưa rõ tình trạng của 2 phi công, nhưng rất có thể tình huống xấu nhất đã có thể xảy ra do Không quân Ấn Độ không nhận được bất cứ tín hiệu nhảy dù hoặc cấp cứu nào của phi công sau khi chiếc máy bay bị mất tích. Nhiều chuyên gia cho rằng, rất có thể phi công đã đâm thẳng vào núi nên không kịp phát tín hiệu cấp cứu hoặc nhảy dù do khu vực này có địa hình cực kỳ hiểm trở. Nguồn ảnh: Sina.
Đoàn tìm kiếm cứu nạn của Quân đội Ấn Độ di chuyển bằng đường bộ tới khu vực tai nạn. Nguồn ảnh: Sina.
Con đường tiếp cận tới vị trí máy bay gặp nạn rất gian nan do địa hình khu vực xảy ra tai nạn quá hiểm trở, phức tạp. Giới chức Ấn Độ vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn nhưng rất có thể vụ việc xảy ra do lỗi của phi công vì nếu là lỗi kỹ thuật thì có thể phi công đã kịp phát tín hiệu cấp cứu và nhảy dù trước khi vụ tai nạn xảy ra. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ khi các máy bay tiêm kích Su-30MKI được biên chế chính thức vào lực lượng Không quân Ấn Độ từ năm 2002 tới nay, đã có khoảng 7 vụ tai nạn liên quan đến loại tiêm kích này trong đó có tính cả vụ tai nạn hôm 23/5 vừa rồi. Ảnh: Vụ tai nạn máy bay Su-30MKI của Không quân Ấn Độ hồi năm 2014. Nguồn ảnh: Xair.
Hiện trường vụ tai nạn liên quan tới chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ hồi năm 2012. Phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ có hai chỗ ngồi nên rất có thể cả hai phi công trên chiếc Su-30MKI rơi hôm 23/5 vừa qua đều đã tử vong trong vụ tai nạn vì nếu có thể nhảy dù thì cả hai phi công sẽ thoát ra cùng lúc. Nguồn ảnh: Defence.
Không quân Ấn Độ đang rất đau đầu với các vụ tai nạn hàng không liên quan đến các máy bay tiêm kích hiện đại, đắt tiền của lực lượng này xảy ra trong thời gian gần đây. Phần lớn nguyên nhân xảy ra tai nạn đều được xác định là do "lỗi kỹ thuật", tuy nhiên tình trạng tai nạn triền miên này vẫn không được khắc phục một cách triệt để và đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn với tần suất ngày càng lớn. Nguồn ảnh: Bgara.