Sau khi chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran vào tháng 10/2020, nước này đã bắt đầu lên kế hoạch mua máy bay chiến đấu hiện đại từ các nguồn nước ngoài để cải thiện phi đội chiến đấu của lực lượng không quân.Kết quả của lệnh cấm vận kéo dài và áp lực của phương Tây đối với nước Nga thời hậu Xô Viết đã khiến Iran không thể tiếp cận các máy bay chiến đấu hiện đại. Không quân Iran vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào các máy bay thế hệ thứ ba lỗi thời được mua lại vào những năm 1970 từ Mỹ.Một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đang được biên chế bao gồm hai phi đội tiêm kích F-14A của Mỹ, hai phi đội MiG-29A và một phi đội Su-24 mua lại từ Liên Xô. Mặc dù lĩnh vực quốc phòng của Iran đã có thể tự làm chủ, nhưng khả năng có được máy bay chiến đấu hiện đại là một điểm yếu đáng chú ý.Hiện tại Iran vẫn đang dựa vào hệ thống phòng không phức tạp trên mặt đất để bảo vệ không phận của mình, kết hợp các máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Nhưng Iran vẫn muốn bổ sung cho lực lượng không quân của mình những máy bay chiến đấu hiện đại hơn sau thời gian dài cấm vận.Đầu tiên phải kể đến là tiêm kích J-10A của Trung Quốc, J-10A được đưa vào trang bị từ năm 2006 với khoảng 320 chiếc, khoảng 75 chiếc trong số đó là biến thể huấn luyện J-10A/S hai chỗ ngồi. Tuy nhiên, hiện tại Không quân Trung Quốc đang có kế hoạch thay thế J-10A bằng các đơn vị J-10C mới và Iran có thể mua J-10A với chi phí thấp.Tuy nhiên J-10A có một số nhược điểm lớn so với J-10C, bao gồm bộ cảm biến cũ hơn và kém mạnh hơn nhiều, động cơ cũ hơn, trang bị tên lửa không đối không PL-12 có tầm bắn ngắn hơn nhiều và khung máy bay ít sử dụng vật liệu composite hơn làm cho máy bay nặng hơn và kém bền hơn.Nhưng J-10A cũng có những ưu điểm như được trang bị động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, hệ thống điện tử hàng không ưu việt cũng như khả năng tiếp cận một số loại bom, đạn mới tiên tiến. J-10A cùng với tên lửa PL-12 được đánh giá sẽ là máy bay chiến đấu có năng lực nhất trong phi đội Iran nếu như được chọn.Tiếp theo là JH-7, loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào biên chế. JH-7 là máy bay chiến đấu tấn công chuyên dụng tương thích với nhiều loại vũ khí chống hạm và không đối đất. Với sự thay thế bằng các máy bay thế hệ thứ năm đang được phát triển, Trung Quốc có thể bán loại máy bay này cho Iran.Những chiếc JH-7 đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn JH-7A và được tích hợp các tính năng mới bao gồm ống ngắm gắn trên mũ bảo hiểm, màn hình đa chức năng tinh thể lỏng, thiết bị gây nhiễu mũi BM/KJ-8605, máy đo độ cao radar Type 271 và Radar doppler xung JL-10A.Các máy bay chiến đấu tấn công này có thể sử dụng cả vũ khí hạt nhân trên mặt đất và tên lửa dẫn đường chính xác từ vệ tinh và laser. JH-7 sẽ là máy bay tấn công hiện đại nhất của Iran nếu được mua, mang lại một cải tiến đáng kể so với những chiếc F-4E Phantoms mà nước này đang có.Tiếp theo là tiêm kích MiG-29A, trước khi Liên Xô sụp đổ đã kịp sản xuất khoảng 1000 máy bay chiến đấu MiG-29. Iran là một trong số các khách hàng mua MiG-29 vào cuối những năm 1980 và hiện đang vận hành hai phi đội máy bay phản lực MiG-29A.Nga sau đó đã cải tiến máy bay MiG-29 để xuất khẩu với tên gọi MiG-29M mà Ai Cập và Algeria đều mua. Những chiếc máy bay này đã được xuất khẩu rộng rãi, gần đây nhất là sang Syria và Ấn Độ với khung máy bay cũ được nâng cấp với hệ thống điện tử hàng không hiện đại, động cơ mới và thùng nhiên liệu lớn hơn.Đây là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư rẻ nhất của Nga được cung cấp để xuất khẩu và có khả năng sẽ được Không quân Iran mua số lượng lớn với một mức giá khiêm tốn. Càng ít nâng cấp được tích hợp trên các khung máy bay cũ máy bay sẽ càng rẻ và Iran có đủ khả năng áp dụng các nâng cấp trong nước cho loại máy bay này.Một loại máy bay khác mà Iran cũng đang xem xét có thể mua là MiG-31, là loại máy bay chiến đấu hạng nặng đang phục vụ ở nhiều nơi trên thế giới, được thiết kế để không chiến và các biến thể cải tiến trong Không quân Nga ngày nay được coi là máy bay chiếm ưu thế trên không nguy hiểm nhất.MiG-31 được trang bị các tên lửa đánh chặn triển khai radar mảng pha Zaslon-M hiện đại, cũng như tên lửa không đối không R-37 với tầm bắn lên đến 400km đạt tốc độ siêu thanh và đầu đạn nặng 60kg. Hơn 100 máy bay hiện đang được Nga cất giữ, một số được cho là đã được đưa ra khỏi kho bảo quản và hiện đại hóa vào nửa cuối những năm 2020.Iran đã thể hiện sự quan tâm đến MiG-31 trong những năm 1990, nhưng không thể mua được do áp lực của phương Tây đối với Moscow. Các máy bay đánh chặn này là lựa chọn đắt tiền nhất đối với Tehran trong số các máy bay mà nước này đang xem xét đặt mua.Tuy nhiên, MiG-31 sẽ cung cấp khả năng chiếm ưu thế trên không rất cao và có tiềm năng được sử dụng để chống chiến tranh vệ tinh cũng như có thể trang bị các loại tên lửa đạn đạo. Hiện nay, vài trăm chiếc MiG-31 đang được niêm cất trong kho dự trữ ở Nga, đây được xem là mặt hàng tiềm năng nhất cho Không quân Iran. Nguồn ảnh: Pinterest. Xem Không quân Israel với các máy bay không người lái hiện đại "làm gỏi" quân đội Iran. Nguồn: ITVnews.
Sau khi chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran vào tháng 10/2020, nước này đã bắt đầu lên kế hoạch mua máy bay chiến đấu hiện đại từ các nguồn nước ngoài để cải thiện phi đội chiến đấu của lực lượng không quân.
Kết quả của lệnh cấm vận kéo dài và áp lực của phương Tây đối với nước Nga thời hậu Xô Viết đã khiến Iran không thể tiếp cận các máy bay chiến đấu hiện đại. Không quân Iran vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào các máy bay thế hệ thứ ba lỗi thời được mua lại vào những năm 1970 từ Mỹ.
Một số lượng nhỏ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đang được biên chế bao gồm hai phi đội tiêm kích F-14A của Mỹ, hai phi đội MiG-29A và một phi đội Su-24 mua lại từ Liên Xô. Mặc dù lĩnh vực quốc phòng của Iran đã có thể tự làm chủ, nhưng khả năng có được máy bay chiến đấu hiện đại là một điểm yếu đáng chú ý.
Hiện tại Iran vẫn đang dựa vào hệ thống phòng không phức tạp trên mặt đất để bảo vệ không phận của mình, kết hợp các máy bay không người lái và tên lửa hành trình. Nhưng Iran vẫn muốn bổ sung cho lực lượng không quân của mình những máy bay chiến đấu hiện đại hơn sau thời gian dài cấm vận.
Đầu tiên phải kể đến là tiêm kích J-10A của Trung Quốc, J-10A được đưa vào trang bị từ năm 2006 với khoảng 320 chiếc, khoảng 75 chiếc trong số đó là biến thể huấn luyện J-10A/S hai chỗ ngồi. Tuy nhiên, hiện tại Không quân Trung Quốc đang có kế hoạch thay thế J-10A bằng các đơn vị J-10C mới và Iran có thể mua J-10A với chi phí thấp.
Tuy nhiên J-10A có một số nhược điểm lớn so với J-10C, bao gồm bộ cảm biến cũ hơn và kém mạnh hơn nhiều, động cơ cũ hơn, trang bị tên lửa không đối không PL-12 có tầm bắn ngắn hơn nhiều và khung máy bay ít sử dụng vật liệu composite hơn làm cho máy bay nặng hơn và kém bền hơn.
Nhưng J-10A cũng có những ưu điểm như được trang bị động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, hệ thống điện tử hàng không ưu việt cũng như khả năng tiếp cận một số loại bom, đạn mới tiên tiến. J-10A cùng với tên lửa PL-12 được đánh giá sẽ là máy bay chiến đấu có năng lực nhất trong phi đội Iran nếu như được chọn.
Tiếp theo là JH-7, loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của Trung Quốc được đưa vào biên chế. JH-7 là máy bay chiến đấu tấn công chuyên dụng tương thích với nhiều loại vũ khí chống hạm và không đối đất. Với sự thay thế bằng các máy bay thế hệ thứ năm đang được phát triển, Trung Quốc có thể bán loại máy bay này cho Iran.
Những chiếc JH-7 đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn JH-7A và được tích hợp các tính năng mới bao gồm ống ngắm gắn trên mũ bảo hiểm, màn hình đa chức năng tinh thể lỏng, thiết bị gây nhiễu mũi BM/KJ-8605, máy đo độ cao radar Type 271 và Radar doppler xung JL-10A.
Các máy bay chiến đấu tấn công này có thể sử dụng cả vũ khí hạt nhân trên mặt đất và tên lửa dẫn đường chính xác từ vệ tinh và laser. JH-7 sẽ là máy bay tấn công hiện đại nhất của Iran nếu được mua, mang lại một cải tiến đáng kể so với những chiếc F-4E Phantoms mà nước này đang có.
Tiếp theo là tiêm kích MiG-29A, trước khi Liên Xô sụp đổ đã kịp sản xuất khoảng 1000 máy bay chiến đấu MiG-29. Iran là một trong số các khách hàng mua MiG-29 vào cuối những năm 1980 và hiện đang vận hành hai phi đội máy bay phản lực MiG-29A.
Nga sau đó đã cải tiến máy bay MiG-29 để xuất khẩu với tên gọi MiG-29M mà Ai Cập và Algeria đều mua. Những chiếc máy bay này đã được xuất khẩu rộng rãi, gần đây nhất là sang Syria và Ấn Độ với khung máy bay cũ được nâng cấp với hệ thống điện tử hàng không hiện đại, động cơ mới và thùng nhiên liệu lớn hơn.
Đây là những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư rẻ nhất của Nga được cung cấp để xuất khẩu và có khả năng sẽ được Không quân Iran mua số lượng lớn với một mức giá khiêm tốn. Càng ít nâng cấp được tích hợp trên các khung máy bay cũ máy bay sẽ càng rẻ và Iran có đủ khả năng áp dụng các nâng cấp trong nước cho loại máy bay này.
Một loại máy bay khác mà Iran cũng đang xem xét có thể mua là MiG-31, là loại máy bay chiến đấu hạng nặng đang phục vụ ở nhiều nơi trên thế giới, được thiết kế để không chiến và các biến thể cải tiến trong Không quân Nga ngày nay được coi là máy bay chiếm ưu thế trên không nguy hiểm nhất.
MiG-31 được trang bị các tên lửa đánh chặn triển khai radar mảng pha Zaslon-M hiện đại, cũng như tên lửa không đối không R-37 với tầm bắn lên đến 400km đạt tốc độ siêu thanh và đầu đạn nặng 60kg. Hơn 100 máy bay hiện đang được Nga cất giữ, một số được cho là đã được đưa ra khỏi kho bảo quản và hiện đại hóa vào nửa cuối những năm 2020.
Iran đã thể hiện sự quan tâm đến MiG-31 trong những năm 1990, nhưng không thể mua được do áp lực của phương Tây đối với Moscow. Các máy bay đánh chặn này là lựa chọn đắt tiền nhất đối với Tehran trong số các máy bay mà nước này đang xem xét đặt mua.
Tuy nhiên, MiG-31 sẽ cung cấp khả năng chiếm ưu thế trên không rất cao và có tiềm năng được sử dụng để chống chiến tranh vệ tinh cũng như có thể trang bị các loại tên lửa đạn đạo. Hiện nay, vài trăm chiếc MiG-31 đang được niêm cất trong kho dự trữ ở Nga, đây được xem là mặt hàng tiềm năng nhất cho Không quân Iran. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xem Không quân Israel với các máy bay không người lái hiện đại "làm gỏi" quân đội Iran. Nguồn: ITVnews.