Trong một bài phân tích gần đây, ấn phẩm Die Welt của Đức đã nói về một vũ khí đầy hứa hẹn của Nga, đó là hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-3 Dragon, họ cho rằng đây là phương tiện tác chiến vô cùng đáng sợ.Ví dụ, một hệ thống như vậy sẽ có tầm bắn hơn 20 km, với khả năng bảo vệ gần như 100% trước tác động của máy bay không người lái FPV và sẽ mạnh đến mức quân Nga có thể sử dụng TOS-3 Dragon để mở rộng quy mô các đợt bắn phá.Hệ thống này tỏ ra phù hợp với tình trạng kiệt quệ chung đối với cả hai bên ở trên chiến trường Ukraine, sau hơn 2 năm diễn ra cuộc xung đột toàn diện.Thực tế lực lượng vũ trang Nga vẫn chưa có vũ khí này trong biên chế.Cụ thể, lần đầu tiên báo chí biết đến tổ hợp TOS-3 Dragon là vào tháng 2/2024.TOS-3 sự kết hợp giữa khung gầm của TOS -1 Solntsepek (nghĩa là khung gầm của xe tăng T-72) và bệ phóng từ TOS-2 Tosochka - đây là một hệ thống có tầm bắn khoảng 15 km (mặc dù một số chuyên gia người Nga cho rằng con số lên tới 25 km).Khoảng tháng 4/2024, một thông báo xuất hiện cho biết người Nga đã tạo ra bản thử nghiệm đầu tiên của TOS-3 Dragon, nhưng họ không cho báo chí xem ảnh thực tế về xe mang phóng tự hành.Vì vậy ở thời điểm hiện tại, sự phát triển nói trên của quân Nga, có thể nhìn nhận đúng hơn là vẫn đang trong giai đoạn hình thành, nên khó lòng trở thành mối đe dọa thực sự trên chiến trường.Nếu chúng ta nói về các mối đe dọa thực sự đến từ các hệ thống pháo tự hành của Quân đội Nga, thì cần phải làm nổi bật một số vấn đề sau đây.Đầu tiên chính là việc tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đang tăng cường sản xuất xe tăng phun lửa TOS-1 Solntsepek, tức là họ đặt cược nhiều vào khối lượng hơn là chất lượng.Yếu tố thứ hai là người Nga thực sự đang thể hiện những thành công khá rõ ràng trong việc phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) dạng module có tên Vozrozhdenie.Tổ hợp MLRS mới nhất này dựa trên hệ thống rải mìn Zemledelie nổi tiếng. Điều quan trọng ở đây là tổ hợp Vozrozhdenie này được thiết kế để sử dụng 3 loại đạn - tên lửa 220 mm cho Uragan MLRS và tên lửa nhiệt áp cho TOS-1 và TOS-2.Nói cách khác, trong tình hình hiện tại, có nhiều khả năng lực lượng vũ trang Nga sẽ bắt đầu sử dụng tổ hợp Vozrozhdenie đã trải qua các cuộc thử nghiệm để làm nền tảng cho các loại đạn rocket mới, được phát triển cho hệ thống phun lửa hạng nặng tương lai.Còn đối với TOS-3 Dragon, từ khi xuất hiện nguyên mẫu tới lúc nó chính thức được thử nghiệm ngoài tiền tuyến là khoảng thời gian khá dài, và còn lâu hơn nữa để được sản xuất hàng loạt.
Trong một bài phân tích gần đây, ấn phẩm Die Welt của Đức đã nói về một vũ khí đầy hứa hẹn của Nga, đó là hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-3 Dragon, họ cho rằng đây là phương tiện tác chiến vô cùng đáng sợ.
Ví dụ, một hệ thống như vậy sẽ có tầm bắn hơn 20 km, với khả năng bảo vệ gần như 100% trước tác động của máy bay không người lái FPV và sẽ mạnh đến mức quân Nga có thể sử dụng TOS-3 Dragon để mở rộng quy mô các đợt bắn phá.
Hệ thống này tỏ ra phù hợp với tình trạng kiệt quệ chung đối với cả hai bên ở trên chiến trường Ukraine, sau hơn 2 năm diễn ra cuộc xung đột toàn diện.
Thực tế lực lượng vũ trang Nga vẫn chưa có vũ khí này trong biên chế.
Cụ thể, lần đầu tiên báo chí biết đến tổ hợp TOS-3 Dragon là vào tháng 2/2024.
TOS-3 sự kết hợp giữa khung gầm của TOS -1 Solntsepek (nghĩa là khung gầm của xe tăng T-72) và bệ phóng từ TOS-2 Tosochka - đây là một hệ thống có tầm bắn khoảng 15 km (mặc dù một số chuyên gia người Nga cho rằng con số lên tới 25 km).
Khoảng tháng 4/2024, một thông báo xuất hiện cho biết người Nga đã tạo ra bản thử nghiệm đầu tiên của TOS-3 Dragon, nhưng họ không cho báo chí xem ảnh thực tế về xe mang phóng tự hành.
Vì vậy ở thời điểm hiện tại, sự phát triển nói trên của quân Nga, có thể nhìn nhận đúng hơn là vẫn đang trong giai đoạn hình thành, nên khó lòng trở thành mối đe dọa thực sự trên chiến trường.
Nếu chúng ta nói về các mối đe dọa thực sự đến từ các hệ thống pháo tự hành của Quân đội Nga, thì cần phải làm nổi bật một số vấn đề sau đây.
Đầu tiên chính là việc tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đang tăng cường sản xuất xe tăng phun lửa TOS-1 Solntsepek, tức là họ đặt cược nhiều vào khối lượng hơn là chất lượng.
Yếu tố thứ hai là người Nga thực sự đang thể hiện những thành công khá rõ ràng trong việc phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) dạng module có tên Vozrozhdenie.
Tổ hợp MLRS mới nhất này dựa trên hệ thống rải mìn Zemledelie nổi tiếng. Điều quan trọng ở đây là tổ hợp Vozrozhdenie này được thiết kế để sử dụng 3 loại đạn - tên lửa 220 mm cho Uragan MLRS và tên lửa nhiệt áp cho TOS-1 và TOS-2.
Nói cách khác, trong tình hình hiện tại, có nhiều khả năng lực lượng vũ trang Nga sẽ bắt đầu sử dụng tổ hợp Vozrozhdenie đã trải qua các cuộc thử nghiệm để làm nền tảng cho các loại đạn rocket mới, được phát triển cho hệ thống phun lửa hạng nặng tương lai.
Còn đối với TOS-3 Dragon, từ khi xuất hiện nguyên mẫu tới lúc nó chính thức được thử nghiệm ngoài tiền tuyến là khoảng thời gian khá dài, và còn lâu hơn nữa để được sản xuất hàng loạt.