Việc tạo ra công nghệ được trang bị bệ phóng tên lửa kép này gắn liền với nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu về các hệ thống có khả năng tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách xa. GMARS thay thế hệ thống tên lửa phóng loạt MARS 2 đã cũ được sản xuất tại Đức.Như vậy, GMARS trở thành đối thủ nặng ký của hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS). Quá trình phát triển GMARS bắt đầu vào năm 2023, kết hợp công nghệ HIMARS và khung gầm Rheinmetall HX 8x8. Vì mạnh hơn M142 nên bệ phóng có thể mang theo hai bệ phóng tên lửa thay vì một.Loại đạn và các bộ phận phụ trợ của GMARS giống tới 80% so với HIMARS. Điều này giúp duy trì khả năng tương tác của các thiết bị quân sự NATO. Dự kiến, việc lắp đặt hệ thống GMARS đầu tiên sẽ được chuyển giao cho các đơn vị sớm nhất là vào năm 2025.GMARS có khả năng sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm tên lửa dẫn đường GMLRS với tầm bắn lên tới 70 km và tên lửa ER GMLRS với tầm bắn lên tới 150 km. GMARS cũng có thể được sử dụng để bắn tên lửa ATACMS có tầm bắn lên tới 300 km, thậm chí cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn PrSM có độ chính xác cao, tấn công mục tiêu ở cự ly lên tới 400 km.Trong tương lai, hệ thống còn có thể được trang bị các vũ khí mới mà Mỹ và NATO phát triển, gồm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm bắn hơn 370km và rocket cỡ 122mm, tầm bắn 22km.GMARS vẫn thừa hưởng các thiết kế và tính năng của HIMARS nhưng cung cấp hỏa lực mạnh gấp đôi nhờ hai bệ phóng rocket, mỗi bệ phóng mang theo 6 quả tên lửa dẫn đường GMLRS.GMARS sẽ vẫn có khả năng "bắn và chạy" giống như HIMARS, nghĩa là có thể di chuyển tới địa điểm khai hỏa, bắn loạt đạn rocket và sau đó nhanh chóng rời khỏi khu vực.Xe phóng GMARS được trang bị hệ dẫn động 8x8 với 4 bánh lốp mỗi bên, thay vì 3 mỗi bên như HIMARS. Mặc dù nặng tới 40 tấn khi mang đầy đủ vũ khí nhưng nhà sản xuất Rheinmetall khẳng định GMARS có thể hoạt động linh hoạt, di chuyển trên hầu hết các điều kiện địa hình.Xét về thông số kỹ thuật, GMARS cũng vượt trội HIMARS khi có phạm vi di chuyển tới 700km và đạt tốc độ tối đa 100 km/giờ (HIMARS có phạm vi di chuyển 300km và tốc độ tối đa 85 km/giờ).Với kích thước lớn hơn đáng kể so với HIMARS, hệ thống pháo phản lực mới của NATO còn được tích hợp cần cẩu chuyên dụng, cho phép thay bệ phóng rocket mà không cần xe hỗ trợ như HIMARS. GMARS cung cấp hỏa lực mạnh gấp đôi nhưng vẫn đảm bảo khả năng vận hành cơ động như HIMARS.Kíp lái hệ thống GMARS được giảm xuống còn 2 người so với 3 của HIMARS. Nhà sản xuất Rheinmetal khẳng định các lực lượng NATO có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng hệ thống GMARS mà không gặp bất cứ khó khăn nào vì phương thức vận hành giống như HIMARS.Video đồ họa do nhà sản xuất Rheinmetall công bố hôm 17/6 quay cảnh hệ thống GMARS nạp đạn tại một khu vực bí mật trong rừng và sau đó vượt qua cản trở của địa hình, nhanh chóng khai hỏa bằng hai hệ phóng rocket. Giá thành sản xuất của hệ thống GMARS hiện không được tiết lộ. (Nguồn ảnh: Rheinmetall, Breaking Defense, Rhienmetall.com).Hệ thống GMARS nạp đạn tại một khu vực bí mật trong rừng. Nguồn: Rhienmetall.com.
Việc tạo ra công nghệ được trang bị bệ phóng tên lửa kép này gắn liền với nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu về các hệ thống có khả năng tấn công chính xác mục tiêu ở khoảng cách xa. GMARS thay thế hệ thống tên lửa phóng loạt MARS 2 đã cũ được sản xuất tại Đức.
Như vậy, GMARS trở thành đối thủ nặng ký của hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS). Quá trình phát triển GMARS bắt đầu vào năm 2023, kết hợp công nghệ HIMARS và khung gầm Rheinmetall HX 8x8. Vì mạnh hơn M142 nên bệ phóng có thể mang theo hai bệ phóng tên lửa thay vì một.
Loại đạn và các bộ phận phụ trợ của GMARS giống tới 80% so với HIMARS. Điều này giúp duy trì khả năng tương tác của các thiết bị quân sự NATO. Dự kiến, việc lắp đặt hệ thống GMARS đầu tiên sẽ được chuyển giao cho các đơn vị sớm nhất là vào năm 2025.
GMARS có khả năng sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm tên lửa dẫn đường GMLRS với tầm bắn lên tới 70 km và tên lửa ER GMLRS với tầm bắn lên tới 150 km. GMARS cũng có thể được sử dụng để bắn tên lửa ATACMS có tầm bắn lên tới 300 km, thậm chí cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn PrSM có độ chính xác cao, tấn công mục tiêu ở cự ly lên tới 400 km.
Trong tương lai, hệ thống còn có thể được trang bị các vũ khí mới mà Mỹ và NATO phát triển, gồm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm bắn hơn 370km và rocket cỡ 122mm, tầm bắn 22km.
GMARS vẫn thừa hưởng các thiết kế và tính năng của HIMARS nhưng cung cấp hỏa lực mạnh gấp đôi nhờ hai bệ phóng rocket, mỗi bệ phóng mang theo 6 quả tên lửa dẫn đường GMLRS.
GMARS sẽ vẫn có khả năng "bắn và chạy" giống như HIMARS, nghĩa là có thể di chuyển tới địa điểm khai hỏa, bắn loạt đạn rocket và sau đó nhanh chóng rời khỏi khu vực.
Xe phóng GMARS được trang bị hệ dẫn động 8x8 với 4 bánh lốp mỗi bên, thay vì 3 mỗi bên như HIMARS. Mặc dù nặng tới 40 tấn khi mang đầy đủ vũ khí nhưng nhà sản xuất Rheinmetall khẳng định GMARS có thể hoạt động linh hoạt, di chuyển trên hầu hết các điều kiện địa hình.
Xét về thông số kỹ thuật, GMARS cũng vượt trội HIMARS khi có phạm vi di chuyển tới 700km và đạt tốc độ tối đa 100 km/giờ (HIMARS có phạm vi di chuyển 300km và tốc độ tối đa 85 km/giờ).
Với kích thước lớn hơn đáng kể so với HIMARS, hệ thống pháo phản lực mới của NATO còn được tích hợp cần cẩu chuyên dụng, cho phép thay bệ phóng rocket mà không cần xe hỗ trợ như HIMARS. GMARS cung cấp hỏa lực mạnh gấp đôi nhưng vẫn đảm bảo khả năng vận hành cơ động như HIMARS.
Kíp lái hệ thống GMARS được giảm xuống còn 2 người so với 3 của HIMARS. Nhà sản xuất Rheinmetal khẳng định các lực lượng NATO có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng hệ thống GMARS mà không gặp bất cứ khó khăn nào vì phương thức vận hành giống như HIMARS.
Video đồ họa do nhà sản xuất Rheinmetall công bố hôm 17/6 quay cảnh hệ thống GMARS nạp đạn tại một khu vực bí mật trong rừng và sau đó vượt qua cản trở của địa hình, nhanh chóng khai hỏa bằng hai hệ phóng rocket. Giá thành sản xuất của hệ thống GMARS hiện không được tiết lộ. (Nguồn ảnh: Rheinmetall, Breaking Defense, Rhienmetall.com).
Hệ thống GMARS nạp đạn tại một khu vực bí mật trong rừng. Nguồn: Rhienmetall.com.