Hãng tin Yonhap, Cơ quan phát triển quốc phòng (ADD) của Hàn Quốc bắt đầu tiến hành thử nghiệm đánh chặn tên lửa L-SAM từ tháng 11/2022, trong đó có nhiều cuộc thử nghiệm được thực hiện thành công. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có kế hoạch bắt tay vào giai đoạn sản xuất hàng loạt vào năm 2025 và được triển khai tác chiến vào năm 2028.Phiên bản sản xuất hàng loạt của hệ thống L-SAM sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào năm 2030, cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao từ 20 đến 100 km và tầm bắn từ 150 đến 300 km.Khi được triển khai, L-SAM dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lá chắn tên lửa nhiều lớp, được gọi là Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Hàn Quốc.L-SAM được phát triển như một hệ thống phòng thủ tên lửa có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo đang bay tới ở độ cao 50-60km nhằm bảo vệ công dân Hàn Quốc cũng như các cơ sở hạ tầng chính yếu của nước này. L-SAM phù hợp cho việc tác chiến vì đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Quân đội Hàn Quốc, theo DAPA.L-SAM được phát triển bởi Hanwha Aerospace và LIG Nex1, hai trong số các công ty quốc phòng hàng đầu của Hàn Quốc. Tên lửa đánh chặn được thiết kế để nhắm mục tiêu và tiêu diệt tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối của chúng bằng cách sử dụng radar S-band Active Electronically Scanned Array (AESA).Hệ thống L-SAM bao gồm hai loại tên lửa đánh chặn: Một loại dành cho máy bay và loại còn lại dành cho tên lửa đạn đạo. Một khẩu đội L-SAM điển hình sẽ bao gồm một radar đa chức năng, trung tâm chỉ huy và kiểm soát, trạm điều khiển chiến đấu và bốn bệ phóng gắn trên xe tải.Hiện tại, Hàn Quốc đang phụ thuộc vào tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD) của Quân đội Mỹ. Nếu L-SAM, còn được gọi là "THAAD phiên bản Hàn Quốc" được triển khai thực tế thì phạm vi hoạt động của mạng lưới phòng thủ sẽ được mở rộng.Khi L-SAM được triển khai, hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Hàn Quốc sẽ được kết hợp với Patriot (PAC3) và Cheongung-II, chịu trách nhiệm ở độ cao từ 30 đến 40 km hoặc thấp hơn, và THAAD, một phòng thủ tên lửa tầm cao, đánh chặn mục tiêu từ 40 đến 150 km. Điều này sẽ cho phép Hàn Quốc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng, nhiều lớp. (Ảnh: Yonhap, Reuters...).
Hãng tin Yonhap, Cơ quan phát triển quốc phòng (ADD) của Hàn Quốc bắt đầu tiến hành thử nghiệm đánh chặn tên lửa L-SAM từ tháng 11/2022, trong đó có nhiều cuộc thử nghiệm được thực hiện thành công.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc có kế hoạch bắt tay vào giai đoạn sản xuất hàng loạt vào năm 2025 và được triển khai tác chiến vào năm 2028.
Phiên bản sản xuất hàng loạt của hệ thống L-SAM sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu vào năm 2030, cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao từ 20 đến 100 km và tầm bắn từ 150 đến 300 km.
Khi được triển khai, L-SAM dự kiến sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lá chắn tên lửa nhiều lớp, được gọi là Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Hàn Quốc.
L-SAM được phát triển như một hệ thống phòng thủ tên lửa có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo đang bay tới ở độ cao 50-60km nhằm bảo vệ công dân Hàn Quốc cũng như các cơ sở hạ tầng chính yếu của nước này. L-SAM phù hợp cho việc tác chiến vì đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Quân đội Hàn Quốc, theo DAPA.
L-SAM được phát triển bởi Hanwha Aerospace và LIG Nex1, hai trong số các công ty quốc phòng hàng đầu của Hàn Quốc. Tên lửa đánh chặn được thiết kế để nhắm mục tiêu và tiêu diệt tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối của chúng bằng cách sử dụng radar S-band Active Electronically Scanned Array (AESA).
Hệ thống L-SAM bao gồm hai loại tên lửa đánh chặn: Một loại dành cho máy bay và loại còn lại dành cho tên lửa đạn đạo. Một khẩu đội L-SAM điển hình sẽ bao gồm một radar đa chức năng, trung tâm chỉ huy và kiểm soát, trạm điều khiển chiến đấu và bốn bệ phóng gắn trên xe tải.
Hiện tại, Hàn Quốc đang phụ thuộc vào tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD) của Quân đội Mỹ. Nếu L-SAM, còn được gọi là "THAAD phiên bản Hàn Quốc" được triển khai thực tế thì phạm vi hoạt động của mạng lưới phòng thủ sẽ được mở rộng.
Khi L-SAM được triển khai, hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Hàn Quốc sẽ được kết hợp với Patriot (PAC3) và Cheongung-II, chịu trách nhiệm ở độ cao từ 30 đến 40 km hoặc thấp hơn, và THAAD, một phòng thủ tên lửa tầm cao, đánh chặn mục tiêu từ 40 đến 150 km. Điều này sẽ cho phép Hàn Quốc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng, nhiều lớp. (Ảnh: Yonhap, Reuters...).