BM-21 hiện là một trong những loại vũ khí mạnh nhất trên chiến trường, chúng thậm chí còn được ví mạnh chỉ sau bom hạt nhân khi chỉ trong thời gian ngắn có thể hủy diệt một vùng rộng lớn.Tuy nhiên cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh đã cho thấy "hỏa thần" này bị tiêu diệt một cách dễ dàng bởi đòn tấn công từ những chiếc UAV có phần nhỏ bé.Hình ảnh một hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 bị một chiếc UAV khóa và chuẩn bị phóng tên lửa tiêu diệt.Chỉ trong tích tắc hệ thống BM-21 của Armenia đã bị UAV của Azerbaijan phóng tên lửa phá hủy.Ước tính đã có khoảng vài chục hệ thống BM-21 của cả hai bên bị phá hủy trong cuộc xung đột này.BM-21 được đưa vào sử dụng từ năm 1963 trong quân đội Liên Xô, và hàng chục quốc gia trên thế giới. Các ống phóng có thể phòng từng ống hoặc phóng đồng loạt.Khẩu đội 3-4 người có thể trú trong cabin để bắn hoặc đứng từ xa và điều khiển qua đường cáp dài tới 64 m. Đạn nạp bằng tay và phải mất khoảng 10 phút để lắp hết 40 ống phóng.Nhờ gắn vào xe tải hạng nặng, thường là xe 6 hoặc 8 bánh dùng động cơ xăng, nên BM-21 khá cơ động trong truy đuổi mục tiêu và tránh bị bắn trả.BM-21 không thật chính xác nhưng phát huy hiệu quả tốt trong bắn phá các mục tiêu trên diện rộng.Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây vào các mục tiêu trên một khu vực tạo nên cơn bão lửa rộng tới 40 km,.Với sức mạnh công phá khủng khiếp như vậy nên rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, tiêu diệt trận địa pháo binh cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố.Việc tái nạp đạn thường thực hiện bằng sức người, đây cũng là một hạn chế của hệ thống pháo phóng loạt này, tuy vậy chúng vẫn là một trong những vũ khí đáng sợ trên chiến trường.
BM-21 hiện là một trong những loại vũ khí mạnh nhất trên chiến trường, chúng thậm chí còn được ví mạnh chỉ sau bom hạt nhân khi chỉ trong thời gian ngắn có thể hủy diệt một vùng rộng lớn.
Tuy nhiên cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh đã cho thấy "hỏa thần" này bị tiêu diệt một cách dễ dàng bởi đòn tấn công từ những chiếc UAV có phần nhỏ bé.
Hình ảnh một hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 bị một chiếc UAV khóa và chuẩn bị phóng tên lửa tiêu diệt.
Chỉ trong tích tắc hệ thống BM-21 của Armenia đã bị UAV của Azerbaijan phóng tên lửa phá hủy.
Ước tính đã có khoảng vài chục hệ thống BM-21 của cả hai bên bị phá hủy trong cuộc xung đột này.
BM-21 được đưa vào sử dụng từ năm 1963 trong quân đội Liên Xô, và hàng chục quốc gia trên thế giới. Các ống phóng có thể phòng từng ống hoặc phóng đồng loạt.
Khẩu đội 3-4 người có thể trú trong cabin để bắn hoặc đứng từ xa và điều khiển qua đường cáp dài tới 64 m. Đạn nạp bằng tay và phải mất khoảng 10 phút để lắp hết 40 ống phóng.
Nhờ gắn vào xe tải hạng nặng, thường là xe 6 hoặc 8 bánh dùng động cơ xăng, nên BM-21 khá cơ động trong truy đuổi mục tiêu và tránh bị bắn trả.
BM-21 không thật chính xác nhưng phát huy hiệu quả tốt trong bắn phá các mục tiêu trên diện rộng.
Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây vào các mục tiêu trên một khu vực tạo nên cơn bão lửa rộng tới 40 km,.
Với sức mạnh công phá khủng khiếp như vậy nên rất hữu hiệu để chống lại đội hình bộ binh và thiết giáp nhẹ, tiêu diệt trận địa pháo binh cũng như để phá hủy hệ thống hầm hào bán kiên cố.
Việc tái nạp đạn thường thực hiện bằng sức người, đây cũng là một hạn chế của hệ thống pháo phóng loạt này, tuy vậy chúng vẫn là một trong những vũ khí đáng sợ trên chiến trường.