Theo chuyên gia Andrey Raevski trên tờ Svobdnaia Pressa, lực lượng Nga đã điều đến Nagorno-Karabakh các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt MLRS, rocket hạng nặng trên trực thăng và đặc biệt là xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được tích hợp hệ thống chiến đấu đặc biệt để đối phó với UAV và tên lửa hành trình.Vị chuyên gia này cho rằng, việc những vũ khí này hiện diện tại đây không có gì đáng ngạc nhiên, vì khả năng Nga bị tấn công khiêu khích là rất cao. Ngoài ra, các cụm từ ngữ rất tù mù trong thỏa thuận cho phép người Nga sử dụng các "phương tiện kỹ thuật chuyên dụng".Nhưng phương tiện kỹ thuật chuyên dụng là gì thì lại không được nói rõ. Chính vì vậy những vũ khí tối tân có thể tiếp tục đến Nagorno-Karabakh trong thời gian tới gìn giữ hòa bình. Được biết, BMP-2 là dòng xe chiến đấu bộ binh không quá mới. Để được coi là ác mộng với máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình, cỗ xe này được tích hợp module chiến đấu tự động thế hệ mới AU-220M Baikal.AU-220M Baikal với vũ khí chính là pháo 57mm và các khí tài trinh sát quang điện tử được trang bị hệ thống vũ khí điều khiển từ xa (RWS). Sự đặc biệt của khẩu pháo 57mm này là rất mạnh cho nhiệm vụ mặt đất và kiêm luôn nhiệm vụ của pháo phòng không.Việc Nga tích hợp tính năng phòng không trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh đã gây nhiều ngạc nhiên, bởi trong biên chế quân đội nước này vẫn có các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir hay Tunguska đã chứng tỏ được năng lực qua thời gian dài hoạt động.Tuy nhiên, có thể nhận thấy cách làm của Nga khi tạo ra AU-220M với xe chiến đấu là hoàn toàn khác, vũ khí này sử dụng pháo cỡ nòng lớn để làm nền tảng lắp ngòi nổ điện tử định tầm cho đạn, khác hẳn với đạn 30 mm bị nhận xét là quá nhỏ để lắp vừa bộ thiết bị trên.Đối với Pantsir hay Tunguska, hiệu quả tác chiến chủ yếu trông chờ vào tên lửa do pháo 30 mm có hiệu suất tác chiến khá thấp, trong khi đạn tên lửa lại tương đối đắt tiền, chính vì vậy mà người Nga mới quyết tâm làm ra tổ AU-220M cho xe chiến đấu.Nhờ đạn 57 mm lắp ngòi nổ điện tử và các khí tài ngắm bắn quang học hiện đại, AU-220M có khả năng tiêu diệt máy bay không người lái, trực thăng vũ trang, cường kích bay thấp hay thậm chí cả tên lửa hành trình từ cự ly tối đa 6 km với tốc độ lớn nhất của mục tiêu là 500 m/s.Đặc biệt, vũ khí này vẫn rất mạnh khi tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất. Pháo 57mm có tốc độ bắn 120 phát/phút, cơ số đạn dự trữ trong xe 148 viên, tầm bắn hiệu quả ước đạt 4,5 km. Khí tài trinh sát quang điện tử có tầm quan sát rộng, bao quát 360 độ với cự ly làm việc tối đa trên 12 km.Hệ thống chiến đấu tự hành sẽ giúp Quân đội Nga lần đầu tiên có trong biên chế một phương tiện bắn đạn mang ngòi nổ điện tử, giúp tiết kiệm chi phí mà mang lại sự đa dạng trong phương thức tác chiến.
Theo chuyên gia Andrey Raevski trên tờ Svobdnaia Pressa, lực lượng Nga đã điều đến Nagorno-Karabakh các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt MLRS, rocket hạng nặng trên trực thăng và đặc biệt là xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được tích hợp hệ thống chiến đấu đặc biệt để đối phó với UAV và tên lửa hành trình.
Vị chuyên gia này cho rằng, việc những vũ khí này hiện diện tại đây không có gì đáng ngạc nhiên, vì khả năng Nga bị tấn công khiêu khích là rất cao. Ngoài ra, các cụm từ ngữ rất tù mù trong thỏa thuận cho phép người Nga sử dụng các "phương tiện kỹ thuật chuyên dụng".
Nhưng phương tiện kỹ thuật chuyên dụng là gì thì lại không được nói rõ. Chính vì vậy những vũ khí tối tân có thể tiếp tục đến Nagorno-Karabakh trong thời gian tới gìn giữ hòa bình. Được biết, BMP-2 là dòng xe chiến đấu bộ binh không quá mới. Để được coi là ác mộng với máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình, cỗ xe này được tích hợp module chiến đấu tự động thế hệ mới AU-220M Baikal.
AU-220M Baikal với vũ khí chính là pháo 57mm và các khí tài trinh sát quang điện tử được trang bị hệ thống vũ khí điều khiển từ xa (RWS). Sự đặc biệt của khẩu pháo 57mm này là rất mạnh cho nhiệm vụ mặt đất và kiêm luôn nhiệm vụ của pháo phòng không.
Việc Nga tích hợp tính năng phòng không trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh đã gây nhiều ngạc nhiên, bởi trong biên chế quân đội nước này vẫn có các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir hay Tunguska đã chứng tỏ được năng lực qua thời gian dài hoạt động.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy cách làm của Nga khi tạo ra AU-220M với xe chiến đấu là hoàn toàn khác, vũ khí này sử dụng pháo cỡ nòng lớn để làm nền tảng lắp ngòi nổ điện tử định tầm cho đạn, khác hẳn với đạn 30 mm bị nhận xét là quá nhỏ để lắp vừa bộ thiết bị trên.
Đối với Pantsir hay Tunguska, hiệu quả tác chiến chủ yếu trông chờ vào tên lửa do pháo 30 mm có hiệu suất tác chiến khá thấp, trong khi đạn tên lửa lại tương đối đắt tiền, chính vì vậy mà người Nga mới quyết tâm làm ra tổ AU-220M cho xe chiến đấu.
Nhờ đạn 57 mm lắp ngòi nổ điện tử và các khí tài ngắm bắn quang học hiện đại, AU-220M có khả năng tiêu diệt máy bay không người lái, trực thăng vũ trang, cường kích bay thấp hay thậm chí cả tên lửa hành trình từ cự ly tối đa 6 km với tốc độ lớn nhất của mục tiêu là 500 m/s.
Đặc biệt, vũ khí này vẫn rất mạnh khi tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất. Pháo 57mm có tốc độ bắn 120 phát/phút, cơ số đạn dự trữ trong xe 148 viên, tầm bắn hiệu quả ước đạt 4,5 km. Khí tài trinh sát quang điện tử có tầm quan sát rộng, bao quát 360 độ với cự ly làm việc tối đa trên 12 km.
Hệ thống chiến đấu tự hành sẽ giúp Quân đội Nga lần đầu tiên có trong biên chế một phương tiện bắn đạn mang ngòi nổ điện tử, giúp tiết kiệm chi phí mà mang lại sự đa dạng trong phương thức tác chiến.