Một ứng cử viên sáng giá khác trong vai trò thực hiện các nhiệm vụ ném bom chiến lược đó là F-105 Thunderchief. Thực tế, có thể coi F-105 là loại tiêm kích – bom hiện đại nhất vào thời điểm nó ra đời với khả năng mang theo khối lượng bom lớn kèm theo đó là tốc độ và tầm bay vượt trội hơn hẳn các loại tiêm kích bom khác cùng thời. Nguồn ảnh: Longrange.Không giống với F-100, F-105 được thiết kế để thực hiện các phi vụ ném bom ở tầm thấp với tốc độ tối thiểu là cực thấp trong khi có thể mang theo khối lượng bom rất lớn. Nguồn ảnh: Uwar.Thêm vào đó, F-105 hoàn toàn đủ sức để vờn nhau trên không trong những màn đầu súng khốc liệt với các loại chiến đấu cơ MiG sau khi nó đã thả hết bom mang theo. Nguồn ảnh: Airliners.Nhiều sử gia Mỹ khẳng định, loại máy bay đánh chặn hiệu quả nhất mà Mỹ sử dụng ở Việt Nam chính là loại Vought F-8 Crusader. Đây là loại máy bay tiêm kích được phát triển để sử dụng chuyên trên tàu sân bay và có biệt danh là “kẻ đấu súng”. Nguồn ảnh: Aviation.Biệt danh đó đến từ vũ trang cực khủng của nó với 4 khẩu pháo Mk12 cỡ nòng 20mm cùng với khả năng cơ động cực cao đảm bảo nó có thể xoay sở được trong những cuộc không chiến ở cự ly hẹp – vốn rất phổ biến thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vậy. loại máy bay đánh chặn hiện đại nhất của Không quân Mỹ thời bấy giờ - chiếc F-8 Crusader này thực tế cũng chỉ gần tương đương với siêu chiến đấu cơ MiG-21 do Liên Xô sản xuất do nó có vòng cua lớn hơn nhiều chiến đấu cơ của Moscow và khả năng cơ động ở độ cao lớn cũng kém hơn. Nguồn ảnh: Hanoiwarmeseum.Theo thống kê của Mỹ, tiêm kích MiG-21 mới chính là chiến đấu cơ đánh chặn hiện đại nhất trong thời Chiến tranh Việt Nam. Bằng chứng là chỉ tính riêng trong năm 1966, Mỹ đã mất 47 chiếc Phantom trong khi giao tranh với MiG của Không quân Việt Nam, trong khi đó Mỹ đếm được rằng tối đa chỉ có khoảng 12 chiếc MiG bị phía Mỹ bắn hạ. Nguồn ảnh: Flickr.Với loại chiến đấu cơ đa năng, vị trí đứng đầu chắc chắn thuộc về F-4 Phantom II – loại chiến đấu cơ dễ nhận ra nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và cũng là loại chiến đấu cơ bị… bắn rơi nhiều nhất trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Flickr.Không chỉ nhất ở Việt Nam, F-4 còn có thể được coi là chiến đấu cơ hiệu quả nhất từng được Không quân Mỹ sử dụng. Được trang bị 2 động cơ phản lực J79, Phantom có khả năng tiếp cận và tấn công những máy bay ném bom hạng nặng của Liên Xô với gia tốc cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù vậy Phantom cũng có những điểm yếu, điểm yếu chí tử của nó đó là ở những phiên bản đầu, nó không được trang bị súng hay pháo mà chỉ có tên lửa. Điều này đồng nghĩa với việc Phantom II không có khả năng hỗn chiến cự ly gần ở trên không. Rất nhiều trường hợp đã được ghi lại khi Phantom II “chẳng may” gặp MiG-21 của Không quân Việt Nam, kết quả rất dễ hiểu với một bên có súng còn một bên chỉ biết quay đầu chạy ra biển trong vô vọng. Nguồn ảnh: Pinterest.Đen đủi chưa dừng lại ở đó, các loại tên lửa không đối không mà Phantom mang theo vào thời kỳ này dù hiện đại bậc nhất nhưng cũng rất… chập chờn và vốn được thiết kế để tấn công mục tiêu to nặng cồng kềnh như máy bay ném bom chứ không phù hợp với các loại máy bay cơ động cao như MiG-21. Nguồn ảnh: Puint.Phải tới phiên bản F-4E Phantom, khẩu pháo 20mm M61 mới được gắn lên chiến đấu cơ này. Đây là loại pháo nhiều nòng với khả năng bắn tới 6000 viên mỗi phút – đảm bảo tiêu diệt mọi mục tiêu bay chỉ bằng một loạt đạn. Nguồn ảnh: Jerry.Sau màn thể hiện quá đẳng cấp trên bầu trời Việt Nam, các chiến đấu cơ MiG-21 và F-4 Phantom II tới nay vẫn tiếp tục được không quân nhiều nước trên thế giới tiếp tục sử dụng và khó có thể khẳng định được tới bay giờ, các tượng đài này mới được chính thúc cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: News. Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ bay tuần tiễu trong Chiến tranh Việt Nam.
Một ứng cử viên sáng giá khác trong vai trò thực hiện các nhiệm vụ ném bom chiến lược đó là F-105 Thunderchief. Thực tế, có thể coi F-105 là loại tiêm kích – bom hiện đại nhất vào thời điểm nó ra đời với khả năng mang theo khối lượng bom lớn kèm theo đó là tốc độ và tầm bay vượt trội hơn hẳn các loại tiêm kích bom khác cùng thời. Nguồn ảnh: Longrange.
Không giống với F-100, F-105 được thiết kế để thực hiện các phi vụ ném bom ở tầm thấp với tốc độ tối thiểu là cực thấp trong khi có thể mang theo khối lượng bom rất lớn. Nguồn ảnh: Uwar.
Thêm vào đó, F-105 hoàn toàn đủ sức để vờn nhau trên không trong những màn đầu súng khốc liệt với các loại chiến đấu cơ MiG sau khi nó đã thả hết bom mang theo. Nguồn ảnh: Airliners.
Nhiều sử gia Mỹ khẳng định, loại máy bay đánh chặn hiệu quả nhất mà Mỹ sử dụng ở Việt Nam chính là loại Vought F-8 Crusader. Đây là loại máy bay tiêm kích được phát triển để sử dụng chuyên trên tàu sân bay và có biệt danh là “kẻ đấu súng”. Nguồn ảnh: Aviation.
Biệt danh đó đến từ vũ trang cực khủng của nó với 4 khẩu pháo Mk12 cỡ nòng 20mm cùng với khả năng cơ động cực cao đảm bảo nó có thể xoay sở được trong những cuộc không chiến ở cự ly hẹp – vốn rất phổ biến thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy. loại máy bay đánh chặn hiện đại nhất của Không quân Mỹ thời bấy giờ - chiếc F-8 Crusader này thực tế cũng chỉ gần tương đương với siêu chiến đấu cơ MiG-21 do Liên Xô sản xuất do nó có vòng cua lớn hơn nhiều chiến đấu cơ của Moscow và khả năng cơ động ở độ cao lớn cũng kém hơn. Nguồn ảnh: Hanoiwarmeseum.
Theo thống kê của Mỹ, tiêm kích MiG-21 mới chính là chiến đấu cơ đánh chặn hiện đại nhất trong thời Chiến tranh Việt Nam. Bằng chứng là chỉ tính riêng trong năm 1966, Mỹ đã mất 47 chiếc Phantom trong khi giao tranh với MiG của Không quân Việt Nam, trong khi đó Mỹ đếm được rằng tối đa chỉ có khoảng 12 chiếc MiG bị phía Mỹ bắn hạ. Nguồn ảnh: Flickr.
Với loại chiến đấu cơ đa năng, vị trí đứng đầu chắc chắn thuộc về F-4 Phantom II – loại chiến đấu cơ dễ nhận ra nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và cũng là loại chiến đấu cơ bị… bắn rơi nhiều nhất trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Flickr.
Không chỉ nhất ở Việt Nam, F-4 còn có thể được coi là chiến đấu cơ hiệu quả nhất từng được Không quân Mỹ sử dụng. Được trang bị 2 động cơ phản lực J79, Phantom có khả năng tiếp cận và tấn công những máy bay ném bom hạng nặng của Liên Xô với gia tốc cực cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy Phantom cũng có những điểm yếu, điểm yếu chí tử của nó đó là ở những phiên bản đầu, nó không được trang bị súng hay pháo mà chỉ có tên lửa. Điều này đồng nghĩa với việc Phantom II không có khả năng hỗn chiến cự ly gần ở trên không. Rất nhiều trường hợp đã được ghi lại khi Phantom II “chẳng may” gặp MiG-21 của Không quân Việt Nam, kết quả rất dễ hiểu với một bên có súng còn một bên chỉ biết quay đầu chạy ra biển trong vô vọng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đen đủi chưa dừng lại ở đó, các loại tên lửa không đối không mà Phantom mang theo vào thời kỳ này dù hiện đại bậc nhất nhưng cũng rất… chập chờn và vốn được thiết kế để tấn công mục tiêu to nặng cồng kềnh như máy bay ném bom chứ không phù hợp với các loại máy bay cơ động cao như MiG-21. Nguồn ảnh: Puint.
Phải tới phiên bản F-4E Phantom, khẩu pháo 20mm M61 mới được gắn lên chiến đấu cơ này. Đây là loại pháo nhiều nòng với khả năng bắn tới 6000 viên mỗi phút – đảm bảo tiêu diệt mọi mục tiêu bay chỉ bằng một loạt đạn. Nguồn ảnh: Jerry.
Sau màn thể hiện quá đẳng cấp trên bầu trời Việt Nam, các chiến đấu cơ MiG-21 và F-4 Phantom II tới nay vẫn tiếp tục được không quân nhiều nước trên thế giới tiếp tục sử dụng và khó có thể khẳng định được tới bay giờ, các tượng đài này mới được chính thúc cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: News.
Mời độc giả xem Video: Không quân Mỹ bay tuần tiễu trong Chiến tranh Việt Nam.