Đúng 59 năm trước, vào ngày 4/2 năm 1958, t àu sân bay USS Enterprise (CVN-65) được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Huntington Newport News với sự cộng tác của cả phía Anh và Mỹ trong quá trình đóng tàu, khi đó, đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ hạt nhân vào chế tạo động cơ vĩnh cữu. Ảnh: Thuyền trưởng tàu sân bay USS Enterprise cùng Đô đốc Hải quân Mỹ trong buổi lễ "về hưu" long trọng của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.Tàu USS Enterprise được cho nghỉ hưu chỉ 1 ngày trước sinh nhật thứ 59 của mình. Khi mới ra đời, nó là chiếc tàu sân bay có rất nhiều cái nhất và đầu tiên trên thế giới lúc bấy giờ. Đáng lẽ ra buổi lễ về hưu sẽ diễn ra vào đúng lễ sinh nhật lần thứ 59 của nó nhưng đáng tiếc thay ngày 4/2/2017 lại vào đúng... thứ 7-là ngày nghỉ nên buổi lễ đã phải đẩy dịch lên một ngày và được tổ chức vào thứ sáu vừa rồi. Ảnh: Các thủy thủ phục vụ trên USS Enterprise tham gia buổi lễ. Nguồn ảnh: Sina.Đây là chiếc tàu sân bay biểu trưng cho sức mạnh Mỹ một thời, nó là chiếc tàu thứ 8 của Hải quân Mỹ mang tên "Enterprise". Khi ra đời nó là chiếc tàu sử dụng động cơ hạt nhân vĩnh cửu đầu tiên trên thế giới, có độ giãn nước lớn nhất, độ dài lớn nhất và hiện đại nhất thời bấy giờ. Mãi đến những năm 1975 khi các tàu sân bay lớp Nimitz ra đời thì ngôi vị tàu sân bay lớn nhất thế giới mới tuột khỏi tay chiếc USS Enterprise. Nguồn ảnh: Sina.USS Enterprise được coi là chiếc tàu sân bay biểu tượng của nước Mỹ, nó đã góp mặt trong rất nhiều sự kiện lịch sử của thế giới từ khủng hoảng tên lửa ở Cuba vào năm 1962 cho tới vụ khủng bố 11 tháng 9. Cái tên "Enterprise" nổi tiếng đến nỗi người ta còn mang nó vào trong bộ phim "Star Trek" để đặt tên cho chiếc Phi thuyền Vũ trụ do nhân vật chính trong phim làm thuyền trưởng. Nguồn ảnh: Sina.Được chính thức đóng vào ngày 4/2/1958, chiếc tàu này có chi phí xây dựng "khủng" nhất vào thời bấy giờ với đơn giá xây dựng tổng cộng lên tới 451 triệu USD (đơn giá năm 1958). Đến năm 1962 thì chiếc tàu này chính thức được đưa vào hoạt động. Ảnh: Tàu sân bay USS Enterprise hoạt động trên vùng biển Đại Tây Dương trong thời gian diễn ra chiến tranh vùng vịnh lần thứ 2. Nguồn ảnh: Sina.Đáng lẽ ra, chiếc USS Enterprise đã bị cho về hưu từ năm 2013, tuy nhiên Hải quân Mỹ dự định kéo dài thời gian hoạt động của nó thêm một vài năm do chiếc thay thế là tàu sân bay USS Gerald R. Ford vẫn chưa được đóng xong và dự tính lò phản ứng hạt nhân trên chiếc Enterprise vẫn hoạt động được khoảng 5 năm nữa mới bị phân rã hoàn toàn. Nguồn ảnh: Sina.Chính vì vậy, chiếc USS Enterprise đã được phục vụ Hải quân Mỹ thêm 4 năm nữa. Tàu có thủy thủ đoàn đầy đủ bao tối đa gồm 5800 người, trong đó có 3000 thủy thủ và sỹ quan chỉ huy tàu, 1800 nhân viên Không quân Hải quân trong đó có 250 phi công và 1550 nhân viên hỗ trợ bay. Ngoài ra chiếc tàu sân bay khổng lồ này còn có khả năng mang theo tối đa tới 90 máy bay phản lực cánh gấp và 60 máy bay phản lực thông thường. Nguồn ảnh: Sina.Chiếc Enterprise có hệ thống rada thám không 3 chiều và 2 chiều AN/SPS mới được trang bị và nâng cấp từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trái tim của con tàu là hệ thống 8 lò phản ứng hạt nhân cung cấp sức nóng để đun sôi 4 động cơ tuốc bin hơi nước cung cấp sức đẩy cho 4 trục dẫn động tạo ra sức đẩy lên tới 280.000 sức ngựa. Tàu có khả năng chạy với tốc độ tối đa lên tới 33,6 hải lý tương đương 62 km/h và khả năng hoạt động 20 năm liên tục. Nguồn ảnh: Sina.Mang biệt danh "Big E" vì độ lớn chưa từng có, chiếc tàu sân bay này có độ giãn nước lên tới 94.781 tấn khi được chất đầy tải trọng, độ dài lên tới 342 mét, sườn ngang 40,5 mét, mớn nước 12 mét. Tàu có khẩu hiệu Ready on Arrival; The First, the Finest; Eight Reactors, None Faster (tạm dịch: Có mặt sớm nhất, đầu tiên, tốt nhất, 8 lò hạt nhân, không chiếc nào nhanh hơn). Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng đã có 915 kỹ sư tham gia vào quá trình thiết kế và đóng tàu USS Enterprise, trong đó có không ít các kỹ sư đầu ngành hạt nhân thời bấy giờ, họ đã vẽ tổng cộng 16.100 bản vẽ và 2.400 bản thiết kế, con tàu có khoảng 1000 km dây cáp điện, 60 km ống thông gió và 4 máy phóng máy bay phản lực hoạt động bằng hơi nước. Tính từ hôm 3/2 vừa rồi, chiếc USS Enterprise (CVN-65) chính thức về hưu và vị trí của nó được thay thế bởi chiếc USS Gerald R. Ford (CVN-80). Nguồn ảnh: Sina.
Đúng 59 năm trước, vào ngày 4/2 năm 1958, t àu sân bay USS Enterprise (CVN-65) được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Huntington Newport News với sự cộng tác của cả phía Anh và Mỹ trong quá trình đóng tàu, khi đó, đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ hạt nhân vào chế tạo động cơ vĩnh cữu. Ảnh: Thuyền trưởng tàu sân bay USS Enterprise cùng Đô đốc Hải quân Mỹ trong buổi lễ "về hưu" long trọng của chiếc tàu sân bay này. Nguồn ảnh: Sina.
Tàu USS Enterprise được cho nghỉ hưu chỉ 1 ngày trước sinh nhật thứ 59 của mình. Khi mới ra đời, nó là chiếc tàu sân bay có rất nhiều cái nhất và đầu tiên trên thế giới lúc bấy giờ. Đáng lẽ ra buổi lễ về hưu sẽ diễn ra vào đúng lễ sinh nhật lần thứ 59 của nó nhưng đáng tiếc thay ngày 4/2/2017 lại vào đúng... thứ 7-là ngày nghỉ nên buổi lễ đã phải đẩy dịch lên một ngày và được tổ chức vào thứ sáu vừa rồi. Ảnh: Các thủy thủ phục vụ trên USS Enterprise tham gia buổi lễ. Nguồn ảnh: Sina.
Đây là chiếc tàu sân bay biểu trưng cho sức mạnh Mỹ một thời, nó là chiếc tàu thứ 8 của Hải quân Mỹ mang tên "Enterprise". Khi ra đời nó là chiếc tàu sử dụng động cơ hạt nhân vĩnh cửu đầu tiên trên thế giới, có độ giãn nước lớn nhất, độ dài lớn nhất và hiện đại nhất thời bấy giờ. Mãi đến những năm 1975 khi các tàu sân bay lớp Nimitz ra đời thì ngôi vị tàu sân bay lớn nhất thế giới mới tuột khỏi tay chiếc USS Enterprise. Nguồn ảnh: Sina.
USS Enterprise được coi là chiếc tàu sân bay biểu tượng của nước Mỹ, nó đã góp mặt trong rất nhiều sự kiện lịch sử của thế giới từ khủng hoảng tên lửa ở Cuba vào năm 1962 cho tới vụ khủng bố 11 tháng 9. Cái tên "Enterprise" nổi tiếng đến nỗi người ta còn mang nó vào trong bộ phim "Star Trek" để đặt tên cho chiếc Phi thuyền Vũ trụ do nhân vật chính trong phim làm thuyền trưởng. Nguồn ảnh: Sina.
Được chính thức đóng vào ngày 4/2/1958, chiếc tàu này có chi phí xây dựng "khủng" nhất vào thời bấy giờ với đơn giá xây dựng tổng cộng lên tới 451 triệu USD (đơn giá năm 1958). Đến năm 1962 thì chiếc tàu này chính thức được đưa vào hoạt động. Ảnh: Tàu sân bay USS Enterprise hoạt động trên vùng biển Đại Tây Dương trong thời gian diễn ra chiến tranh vùng vịnh lần thứ 2. Nguồn ảnh: Sina.
Đáng lẽ ra, chiếc USS Enterprise đã bị cho về hưu từ năm 2013, tuy nhiên Hải quân Mỹ dự định kéo dài thời gian hoạt động của nó thêm một vài năm do chiếc thay thế là tàu sân bay USS Gerald R. Ford vẫn chưa được đóng xong và dự tính lò phản ứng hạt nhân trên chiếc Enterprise vẫn hoạt động được khoảng 5 năm nữa mới bị phân rã hoàn toàn. Nguồn ảnh: Sina.
Chính vì vậy, chiếc USS Enterprise đã được phục vụ Hải quân Mỹ thêm 4 năm nữa. Tàu có thủy thủ đoàn đầy đủ bao tối đa gồm 5800 người, trong đó có 3000 thủy thủ và sỹ quan chỉ huy tàu, 1800 nhân viên Không quân Hải quân trong đó có 250 phi công và 1550 nhân viên hỗ trợ bay. Ngoài ra chiếc tàu sân bay khổng lồ này còn có khả năng mang theo tối đa tới 90 máy bay phản lực cánh gấp và 60 máy bay phản lực thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Chiếc Enterprise có hệ thống rada thám không 3 chiều và 2 chiều AN/SPS mới được trang bị và nâng cấp từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trái tim của con tàu là hệ thống 8 lò phản ứng hạt nhân cung cấp sức nóng để đun sôi 4 động cơ tuốc bin hơi nước cung cấp sức đẩy cho 4 trục dẫn động tạo ra sức đẩy lên tới 280.000 sức ngựa. Tàu có khả năng chạy với tốc độ tối đa lên tới 33,6 hải lý tương đương 62 km/h và khả năng hoạt động 20 năm liên tục. Nguồn ảnh: Sina.
Mang biệt danh "Big E" vì độ lớn chưa từng có, chiếc tàu sân bay này có độ giãn nước lên tới 94.781 tấn khi được chất đầy tải trọng, độ dài lên tới 342 mét, sườn ngang 40,5 mét, mớn nước 12 mét. Tàu có khẩu hiệu Ready on Arrival; The First, the Finest; Eight Reactors, None Faster (tạm dịch: Có mặt sớm nhất, đầu tiên, tốt nhất, 8 lò hạt nhân, không chiếc nào nhanh hơn). Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng đã có 915 kỹ sư tham gia vào quá trình thiết kế và đóng tàu USS Enterprise, trong đó có không ít các kỹ sư đầu ngành hạt nhân thời bấy giờ, họ đã vẽ tổng cộng 16.100 bản vẽ và 2.400 bản thiết kế, con tàu có khoảng 1000 km dây cáp điện, 60 km ống thông gió và 4 máy phóng máy bay phản lực hoạt động bằng hơi nước. Tính từ hôm 3/2 vừa rồi, chiếc USS Enterprise (CVN-65) chính thức về hưu và vị trí của nó được thay thế bởi chiếc USS Gerald R. Ford (CVN-80). Nguồn ảnh: Sina.