Tuần dương hạm Ticonderoga loại biên của Hải quân Mỹ được đánh giá vẫn là phương tiện tác chiến đặc biệt đáng sợ trên các đại dương cho dù chúng đã phục vụ hàng chục năm.Báo chí Mỹ cho biết, mới đây một nỗ lực của Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ nhằm loại bỏ cùng lúc 7 tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga đã thất bại, khi Quốc hội nước này không chấp thuận việc cắt giảm hạm đội mạnh như vậy.Hải quân Mỹ sẽ chỉ được phép cho ngừng hoạt động 5 tàu tuần dương tên lửa trang bị hệ thống tác chiến Aegis lớp Ticonderoga như một phần của chương trình tối ưu hóa và giảm chi phí bảo trì.Hạm đội dự định chuyển số tiền tiết kiệm được sang việc đóng và mua các tàu chiến mới thuộc những chủng loại khu trục hạm và khinh hạm tàng hình tiên tiến hơn, với sức mạnh không hề suy giảm.Những tuần dương hạm chế tạo từ thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước sẽ ngừng hoạt động. Sau khi rút khỏi biên chế, có thể chuyển giao chúng cho đồng minh hoặc đối tác của nước Mỹ theo chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa, hoặc viện trợ không hoàn lại.Theo nhận xét, bất chấp việc các dân biểu đã cản trở kế hoạch ngừng hoạt động của 7 con tàu, việc rút khỏi biên chế 5 chiếc Ticonderoga vẫn là một "thành công" hề nhỏ của Hải quân Mỹ.Vấn đề là trong khoảng 10 năm gần đây, Hải quân Mỹ đã cố gắng loại bỏ một số tàu tuần dương già cỗi này. Ban đầu họ định loại biên tới 13 tàu từ 22 chiếc hiện có, sau đó số lượng giảm xuống còn 9 chiếc, đầu năm nay 7 chiếc được lên kế hoạch, nhưng cuối cùng chỉ có 5 tàu được thông qua.Lý do dẫn tới việc các tàu tuần dương nói trên liên tục bị đề nghị loại biên được giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường thì Hải quân Mỹ tuyên bố rằng họ nghi ngờ độ tin cậy và khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của chúng do trang bị lỗi thời.Trong bối cảnh trên, nhiều lập luận được đưa ra rằng tốt hơn là xóa bỏ những con tàu cũ và sử dụng số tiền tiết kiệm được để đóng các chiến hạm mới.Thời điểm chính thức loại biên số chiến hạm trên vẫn chưa được công bố, nhiều khả năng điều này sẽ xảy ra vào năm 2022. Khi chờ bàn giao cho đối tác, chúng sẽ tạm thời được gửi đến cơ sở lưu trữ.Cần nói thêm đó là hiện tại Hải quân Mỹ đang bảo quản 5 chiếc tuần dương hạm Ticonderoga thuộc thế hệ đầu tiên, khác biệt chính giữa chúng và thế hệ sau là chưa được trang bị bệ phóng thẳng đứng Mk 41 mà dùng ray phóng đôi Mk 26.Nếu Hải quân Mỹ sẵn sàng nhượng lại các tuần dương hạm Ticonderoga cho đồng minh, kể cả dưới hình thức trao tặng hay thuộc chương trình bán thiết bị quốc phòng dư thừa thì phương tiện này vẫn được nhiều quốc gia quan tâm.Sở hữu một chiến hạm có lượng giãn nước gần 10.000 tấn và tích hợp hệ thống tác chiến Aegis tiên tiến cùng kho tên lửa đồ sộ, tuần dương hạm Ticonderoga chắc chắn khiến tiềm lực của bên tiếp nhận tăng vọt.Đối tác quan tâm nhất đến lớp chiến hạm trên theo đánh giá chính là Hải quân Đài Loan, hòn đảo này đang rất cần một lớp tàu mặt nước mới để thay thế 4 khu trục hạm lớp Kidd vừa cho nghỉ hưu, đặc biệt khi kích cỡ của Ticonderoga rất tương đồng.Tuy nhiên trở ngại lớn cho bên tiếp nhận chính là chi phí đại tu, hiện đại hóa con tàu, cùng với số tiền khổng lồ phải bỏ ra để mua đủ cơ số tên lửa kèm theo, ước tính lên tới gần 500 triệu USD.Ngoài ra chưa có gì bảo đảm Mỹ sẽ bàn giao nguyên trạng con tàu với toàn bộ hệ thống tác chiến Aegis, nếu bị tháo "bộ não" thì tuần dương hạm Ticonderoga sẽ mất đi rất nhiều sức mạnh.
Tuần dương hạm Ticonderoga loại biên của Hải quân Mỹ được đánh giá vẫn là phương tiện tác chiến đặc biệt đáng sợ trên các đại dương cho dù chúng đã phục vụ hàng chục năm.
Báo chí Mỹ cho biết, mới đây một nỗ lực của Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ nhằm loại bỏ cùng lúc 7 tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga đã thất bại, khi Quốc hội nước này không chấp thuận việc cắt giảm hạm đội mạnh như vậy.
Hải quân Mỹ sẽ chỉ được phép cho ngừng hoạt động 5 tàu tuần dương tên lửa trang bị hệ thống tác chiến Aegis lớp Ticonderoga như một phần của chương trình tối ưu hóa và giảm chi phí bảo trì.
Hạm đội dự định chuyển số tiền tiết kiệm được sang việc đóng và mua các tàu chiến mới thuộc những chủng loại khu trục hạm và khinh hạm tàng hình tiên tiến hơn, với sức mạnh không hề suy giảm.
Những tuần dương hạm chế tạo từ thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước sẽ ngừng hoạt động. Sau khi rút khỏi biên chế, có thể chuyển giao chúng cho đồng minh hoặc đối tác của nước Mỹ theo chương trình Bán trang bị quốc phòng dư thừa, hoặc viện trợ không hoàn lại.
Theo nhận xét, bất chấp việc các dân biểu đã cản trở kế hoạch ngừng hoạt động của 7 con tàu, việc rút khỏi biên chế 5 chiếc Ticonderoga vẫn là một "thành công" hề nhỏ của Hải quân Mỹ.
Vấn đề là trong khoảng 10 năm gần đây, Hải quân Mỹ đã cố gắng loại bỏ một số tàu tuần dương già cỗi này. Ban đầu họ định loại biên tới 13 tàu từ 22 chiếc hiện có, sau đó số lượng giảm xuống còn 9 chiếc, đầu năm nay 7 chiếc được lên kế hoạch, nhưng cuối cùng chỉ có 5 tàu được thông qua.
Lý do dẫn tới việc các tàu tuần dương nói trên liên tục bị đề nghị loại biên được giải thích theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường thì Hải quân Mỹ tuyên bố rằng họ nghi ngờ độ tin cậy và khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của chúng do trang bị lỗi thời.
Trong bối cảnh trên, nhiều lập luận được đưa ra rằng tốt hơn là xóa bỏ những con tàu cũ và sử dụng số tiền tiết kiệm được để đóng các chiến hạm mới.
Thời điểm chính thức loại biên số chiến hạm trên vẫn chưa được công bố, nhiều khả năng điều này sẽ xảy ra vào năm 2022. Khi chờ bàn giao cho đối tác, chúng sẽ tạm thời được gửi đến cơ sở lưu trữ.
Cần nói thêm đó là hiện tại Hải quân Mỹ đang bảo quản 5 chiếc tuần dương hạm Ticonderoga thuộc thế hệ đầu tiên, khác biệt chính giữa chúng và thế hệ sau là chưa được trang bị bệ phóng thẳng đứng Mk 41 mà dùng ray phóng đôi Mk 26.
Nếu Hải quân Mỹ sẵn sàng nhượng lại các tuần dương hạm Ticonderoga cho đồng minh, kể cả dưới hình thức trao tặng hay thuộc chương trình bán thiết bị quốc phòng dư thừa thì phương tiện này vẫn được nhiều quốc gia quan tâm.
Sở hữu một chiến hạm có lượng giãn nước gần 10.000 tấn và tích hợp hệ thống tác chiến Aegis tiên tiến cùng kho tên lửa đồ sộ, tuần dương hạm Ticonderoga chắc chắn khiến tiềm lực của bên tiếp nhận tăng vọt.
Đối tác quan tâm nhất đến lớp chiến hạm trên theo đánh giá chính là Hải quân Đài Loan, hòn đảo này đang rất cần một lớp tàu mặt nước mới để thay thế 4 khu trục hạm lớp Kidd vừa cho nghỉ hưu, đặc biệt khi kích cỡ của Ticonderoga rất tương đồng.
Tuy nhiên trở ngại lớn cho bên tiếp nhận chính là chi phí đại tu, hiện đại hóa con tàu, cùng với số tiền khổng lồ phải bỏ ra để mua đủ cơ số tên lửa kèm theo, ước tính lên tới gần 500 triệu USD.
Ngoài ra chưa có gì bảo đảm Mỹ sẽ bàn giao nguyên trạng con tàu với toàn bộ hệ thống tác chiến Aegis, nếu bị tháo "bộ não" thì tuần dương hạm Ticonderoga sẽ mất đi rất nhiều sức mạnh.