Mới đây, tạp chí Forbes của Mỹ đã viết: Quân đội Ukraine thực tế không mạnh như Kiev tuyên bố, quân số và trang thiết bị không khớp với số liệu chính thức do Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp. Ví dụ, một phần ba số lữ đoàn xe tăng của Quân đội Ukraine dường như chỉ tồn tại trên giấy.Hiện nay Quân đội Ukraine đang phải chiến đấu nhờ vào nguồn vũ khí viện trợ từ phương Tây, và để cho Mỹ và châu Âu thấy rằng, quân đội Ukraine có khả năng tác chiến tốt, các nhà lãnh đạo Kiev đã nảy ra ý tưởng thành lập những đơn vị “ảo”, vốn chỉ tồn tại trên giấy.Theo công bố điều tra của tờ Forbes, một phần ba số lữ đoàn xe tăng trong Lực lượng vũ trang Ukraine được liệt kê, là những đơn vị chiến đấu chính thức của lực lượng lục quân Quân đội Ukraine; nhưng trên thực tế không phải như vậy. Theo Forbes, có sáu lữ đoàn xe tăng trong Lực lượng vũ trang Ukraine đó là: 1, 3, 4, 5, 14 và 17. Trong số này, lữ đoàn 5 và 14 chỉ tồn tại trên sổ sách. Theo thông tin của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, Lữ đoàn xe tăng số 5 được cho là đang đóng quân tại Odessa, nhưng không thực hiện bất kỳ động thái nào, ngay cả khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.Theo người Mỹ, nếu lữ đoàn xe tăng này thực sự tồn tại, họ đã chiến đấu từ lâu ở chiến trường Donbass hoặc theo hướng khác; vì sẽ không có ý nghĩa gì, khi giữ những lực lượng như vậy ở hậu phương Ukraine trong tình hình như hiện nay.Điều tương tự cũng xảy ra đối với Lữ đoàn xe tăng 14 của Lực lượng vũ trang Ukraine, được liệt kê trong các tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, và sau đó đơn giản là biến mất khỏi mọi mệnh lệnh, v.v.Ấn phẩm Forbes bày tỏ sự tin tưởng rằng, trường hợp với lữ đoàn xe tăng "ảo" của Quân đội Ukraine không có gì là lạ, mà chỉ là nhiều thứ còn chưa được biết đến mà thôi. Ở Ukraine, từ lâu người ta đã có thói quen tự quảng cáo cho phương Tây với sự trợ giúp của các thành tích hư cấu v.v., qua đó thể hiện khả năng chiến đấu của quân đội nước này. Còn theo những thông tin mới nhất, đến cuối tháng này, Mỹ sẽ không cung cấp thêm bệ phóng tên lửa HIMARS mới cho Ukraine. Theo các nguồn tin, nguyên nhân của việc này là do một số trường hợp được xác định bởi phía Mỹ, cụ thể là thiệt hại của 6 bệ phóng HIMARS, đã bị Nga phá hủy trước đó.Được biết, Mỹ đã buộc phải gián đoạn việc cung cấp các bệ phóng HIMARS mới cho Ukraine, mà chỉ có tên lửa được cung cấp, nhưng với số lượng rất hạn chế.Điều này có thể là do kết quả của các cuộc tấn công chính xác cao của Không quân Nga và các hệ thống tên lửa mặt đất, dẫn đến một phần tên lửa cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy. Theo thông báo, giá thành của mỗi tên lửa HIMARS, ước tính khoảng 150.000 USD.Thông tin việc cung cấp tên lửa HIMARS cho Ukraine bị phía Mỹ phong tỏa, cũng được khẳng định là do trong tuần trước, khi Washington thông báo viện trợ mới cho Ukraine, họ không đề cập đến việc số vũ khí đó sẽ được viện trợ cho Quân đội Ukraine.Trước đó ít lâu, Mỹ đã thông báo có kế hoạch cung cấp cho Ukraine 50-60 bệ phóng tên lửa M142 HIMARS và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 (cả hai đều có thể dùng chung đạn của nhau). Nhưng hiện nay, việc cung cấp số vũ khí này đã bị chậm lại, ít nhất là đến cuối tháng.Theo thông tin mới nhất từ chiến trường Ukraine, Quân đội Ukraine lần đầu tiên tấn công Quân đội Nga, bằng tên lửa bức xạ chống radar của Mỹ AGM-88; lý do để khẳng định là nhờ những mảnh vỡ còn sót lại, của một trong những tên lửa, được cho là đã bắn trúng mục tiêu thành công.Tên trên mảnh vỡ của tên lửa BSU-60 có nghĩa là ký hiệu về tên lửa chống radar AGM-88. Mặc dù trước đó, loại tên lửa chống radar này không được giao chính thức cho Ukraine, tuy nhiên Lầu Năm Góc trước đó đã thông báo, sắp chuyển giao "tên lửa hành trình đặc biệt" cho Ukraine để chiến đấu phòng không. Trong các bức ảnh được giới thiệu, người xem có thể thấy mảnh vỡ của tên lửa, sau khi tên lửa bắn trúng mục tiêu. Tuy nhiên, Ukraine không thể chế tạo được loại tên lửa này; phiên bản mới nhất của tên lửa AGM-88 với tầm bắn tối đa tới 111 km, gây ra một mối đe dọa khá nghiêm trọng với các lực lượng phòng không Nga.Hiện vị trí chính xác của các mảnh vỡ của tên lửa AGM-88 vẫn chưa được xác định, nhưng nếu Mỹ cung cấp cho Ukraine tên lửa bức xạ chống radar với số lượng đủ lớn, điều này sẽ gây ra mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các hệ thống phòng không bao phủ các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát và sẽ giúp các cuộc tấn công của Quân đội Ukraine hiệu quả hơn.Hiện Nga vẫn chưa xác định được tên lửa AGM-88 được phóng đi từ phương tiện gì, vì hiện tại Mỹ cũng chỉ có loại tên lửa chống radar này là duy nhất và đều được phóng đi từ máy bay chiến đấu. Rất có thể, Quân đội Ukraine phóng tên lửa AGM-88 từ các phương tiện phóng mặt đất; tuy nhiên tầm bắn sẽ rút ngắn rất nhiều so với phóng từ máy bay.
Mới đây, tạp chí Forbes của Mỹ đã viết: Quân đội Ukraine thực tế không mạnh như Kiev tuyên bố, quân số và trang thiết bị không khớp với số liệu chính thức do Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp. Ví dụ, một phần ba số lữ đoàn xe tăng của Quân đội Ukraine dường như chỉ tồn tại trên giấy.
Hiện nay Quân đội Ukraine đang phải chiến đấu nhờ vào nguồn vũ khí viện trợ từ phương Tây, và để cho Mỹ và châu Âu thấy rằng, quân đội Ukraine có khả năng tác chiến tốt, các nhà lãnh đạo Kiev đã nảy ra ý tưởng thành lập những đơn vị “ảo”, vốn chỉ tồn tại trên giấy.
Theo công bố điều tra của tờ Forbes, một phần ba số lữ đoàn xe tăng trong Lực lượng vũ trang Ukraine được liệt kê, là những đơn vị chiến đấu chính thức của lực lượng lục quân Quân đội Ukraine; nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Theo Forbes, có sáu lữ đoàn xe tăng trong Lực lượng vũ trang Ukraine đó là: 1, 3, 4, 5, 14 và 17. Trong số này, lữ đoàn 5 và 14 chỉ tồn tại trên sổ sách. Theo thông tin của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine, Lữ đoàn xe tăng số 5 được cho là đang đóng quân tại Odessa, nhưng không thực hiện bất kỳ động thái nào, ngay cả khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra.
Theo người Mỹ, nếu lữ đoàn xe tăng này thực sự tồn tại, họ đã chiến đấu từ lâu ở chiến trường Donbass hoặc theo hướng khác; vì sẽ không có ý nghĩa gì, khi giữ những lực lượng như vậy ở hậu phương Ukraine trong tình hình như hiện nay.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với Lữ đoàn xe tăng 14 của Lực lượng vũ trang Ukraine, được liệt kê trong các tài liệu của Bộ Tổng tham mưu, và sau đó đơn giản là biến mất khỏi mọi mệnh lệnh, v.v.
Ấn phẩm Forbes bày tỏ sự tin tưởng rằng, trường hợp với lữ đoàn xe tăng "ảo" của Quân đội Ukraine không có gì là lạ, mà chỉ là nhiều thứ còn chưa được biết đến mà thôi. Ở Ukraine, từ lâu người ta đã có thói quen tự quảng cáo cho phương Tây với sự trợ giúp của các thành tích hư cấu v.v., qua đó thể hiện khả năng chiến đấu của quân đội nước này.
Còn theo những thông tin mới nhất, đến cuối tháng này, Mỹ sẽ không cung cấp thêm bệ phóng tên lửa HIMARS mới cho Ukraine. Theo các nguồn tin, nguyên nhân của việc này là do một số trường hợp được xác định bởi phía Mỹ, cụ thể là thiệt hại của 6 bệ phóng HIMARS, đã bị Nga phá hủy trước đó.
Được biết, Mỹ đã buộc phải gián đoạn việc cung cấp các bệ phóng HIMARS mới cho Ukraine, mà chỉ có tên lửa được cung cấp, nhưng với số lượng rất hạn chế.
Điều này có thể là do kết quả của các cuộc tấn công chính xác cao của Không quân Nga và các hệ thống tên lửa mặt đất, dẫn đến một phần tên lửa cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy. Theo thông báo, giá thành của mỗi tên lửa HIMARS, ước tính khoảng 150.000 USD.
Thông tin việc cung cấp tên lửa HIMARS cho Ukraine bị phía Mỹ phong tỏa, cũng được khẳng định là do trong tuần trước, khi Washington thông báo viện trợ mới cho Ukraine, họ không đề cập đến việc số vũ khí đó sẽ được viện trợ cho Quân đội Ukraine.
Trước đó ít lâu, Mỹ đã thông báo có kế hoạch cung cấp cho Ukraine 50-60 bệ phóng tên lửa M142 HIMARS và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) M270 (cả hai đều có thể dùng chung đạn của nhau). Nhưng hiện nay, việc cung cấp số vũ khí này đã bị chậm lại, ít nhất là đến cuối tháng.
Theo thông tin mới nhất từ chiến trường Ukraine, Quân đội Ukraine lần đầu tiên tấn công Quân đội Nga, bằng tên lửa bức xạ chống radar của Mỹ AGM-88; lý do để khẳng định là nhờ những mảnh vỡ còn sót lại, của một trong những tên lửa, được cho là đã bắn trúng mục tiêu thành công.
Tên trên mảnh vỡ của tên lửa BSU-60 có nghĩa là ký hiệu về tên lửa chống radar AGM-88. Mặc dù trước đó, loại tên lửa chống radar này không được giao chính thức cho Ukraine, tuy nhiên Lầu Năm Góc trước đó đã thông báo, sắp chuyển giao "tên lửa hành trình đặc biệt" cho Ukraine để chiến đấu phòng không.
Trong các bức ảnh được giới thiệu, người xem có thể thấy mảnh vỡ của tên lửa, sau khi tên lửa bắn trúng mục tiêu. Tuy nhiên, Ukraine không thể chế tạo được loại tên lửa này; phiên bản mới nhất của tên lửa AGM-88 với tầm bắn tối đa tới 111 km, gây ra một mối đe dọa khá nghiêm trọng với các lực lượng phòng không Nga.
Hiện vị trí chính xác của các mảnh vỡ của tên lửa AGM-88 vẫn chưa được xác định, nhưng nếu Mỹ cung cấp cho Ukraine tên lửa bức xạ chống radar với số lượng đủ lớn, điều này sẽ gây ra mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các hệ thống phòng không bao phủ các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát và sẽ giúp các cuộc tấn công của Quân đội Ukraine hiệu quả hơn.
Hiện Nga vẫn chưa xác định được tên lửa AGM-88 được phóng đi từ phương tiện gì, vì hiện tại Mỹ cũng chỉ có loại tên lửa chống radar này là duy nhất và đều được phóng đi từ máy bay chiến đấu. Rất có thể, Quân đội Ukraine phóng tên lửa AGM-88 từ các phương tiện phóng mặt đất; tuy nhiên tầm bắn sẽ rút ngắn rất nhiều so với phóng từ máy bay.