Theo Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga đưa tin hồi cuối tuần vừa qua, 2 chiến đấu cơ tối tân là Su-30SM và Su-27 thuộc biên chế của Không quân Nga đã phải “tranh giành” nhau quyền hộ tống 2 máy bay trinh sát của Mỹ khi các máy bay này tiến sát vào biên giới Nga trên Biển Đen.Theo đó, các hệ thống kiểm soát không phận của Nga đã phát hiện ra 2 mục tiêu nói trên đang bay trên bầu trời Biển Đen, tiếp cận sát với biên giới quốc gia của Nga vào ngày 3/12.Ngay lập tức, một tiêm kích Su-30SM và một chiến đấu cơ Su-27 thuộc lực lượng cảnh báo phản ứng nhanh Quân khu phía Nam của Nga đã được điều động xuất kích, với mục tiêu được xác định và tiến hành đánh chặn.Theo các phi hành đoàn có mặt trên 2 chiến đấu cơ này của Nga nhận định, 2 máy bay trinh sát mà Không quân Mỹ sử dụng là RC-135 và CL-600, và đã tiến hành hộ tống chúng trên Biển Đen.Ngay sau khi các máy bay Mỹ rời khỏi khu vực không phận Nga, 2 máy bay chiến đấu của Nga sau màn “tranh giành” đã trở về quê hương an toàn.Được biết rằng, chuyến bay của các chiến đấu cơ Nga thực hiện là hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc quốc tế về sử dụng không phận, không được phép vi phạm biên giới quốc gia của Nga.Còn về chi tiết 2 chiến đấu cơ mà Nga điều động và dẫn đến màn “tranh giành’ quyền hộ tống thú vị, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về chiếc tiêm kích Sukhoi Su-30SM.Các chiến đấu cơ tối tân Su-30SM này của Nga sở hữu công nghệ hiện đại, chúng mang khả năng tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi tới 400km, theo dõi sát sao trong vòng 200km hoặc 60km bán cầu sau trong chế độ không đối không.Với các mục tiêu mặt đất như một nhóm xe tăng, chúng có thể phát hiện ra chuẩn xác trong tầm xa còn cách khoảng 40-50km rất hiệu quả, đối với trên biển như tàu chiến địch thì là ở khoảng cách 80-120km. Và các Su-30SM này có thể theo dõi đồng thời khoảng 15 mục tiêu, tiến hành công kích 4 mục tiêu đồng thời.Về sự cơ động, các tiêm kích Su-30SM được trang bị bộ động cơ đôi AL-31FP mạnh mẽ, giúp chúng đạt tốc độ tối đa có thể lên đến trên Mach 2, tầm bay dao động khoảng 3.000km, đủ sự bền bỉ.Về vũ trang, tiêm kích đa nhiệm Su-30SM tối tân của Nga mang theo mình tới 8 tấn vũ khí, cho phép nó triển khai đa dạng loại hoả lực đến các mục tiêu khác nhau như bom, tên lửa, rocket, thực hiện tốt đầy đủ các nhiệm vụ của nó như không đối không, không dối hải và không đối đất.Đặc biệt, theo các nguồn tin, Su-30SM còn có thể mang theo mình và triển khai loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Oniks với tầm phóng lên đến 300km, tốc độ tên lửa đạt đến Mach 3, một vũ khí mang tính “huỷ diệt” và đầy vượt trội so với các chiến đấu cơ thuộc họ Su-30.Còn về các Su-27, giống như Su-30SM kể trên, chúng đều được phát triển bỡi hãng hàng không Sukhoi của Nga. Các tiêm kích Su-27 này của Không quân Nga còn có hiệu NATO là Flanker.Các chiến đấu cơ Su-27 này của Nga luôn được đánh giá cao, là đối thủ trực tiếp của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Mỹ, nhưng chúng nhanh và mạnh hơn nhiều theo các đánh giá.Về tốc độ, được trang bị bộ động cơ đôi AL-31F, giúp các tiêm kích Su-27 này mang tốc độ tối đa lên tới Mach 2.35, tầm hoạt động của nó là rất bền bỉ khi đạt tới tối đa hơn 3.500km, trần bay phục vụ của nó rơi vào tầm 18.500m.Còn về sự mạnh mẽ của mình, máy bay phản lực chiến đấu Su-27 này sở hữu lực lượng vũ khí đồ sộ lên tới 8 tấn vũ khí bao gồm tên lửa, bom các loại với uy lực mạnh mẽ, cùng với đó là một khẩu pháo GSh-30-1 cùng với 150 viên đạn để hỗ trợ hoả lực.Qua đó có thể thấy rõ rằng, 2 chiến đấu cơ mà Nga sử dụng cho công tác “hộ tống” máy bay trinh sát Mỹ lần này đều là các tiêm kích tối tân đầy mạnh mẽ, quả không lạ lắm khi có một pha “tranh giành”, khi mà cả 2 đều cảm thấy mình “dư sức” để đối phó với các máy bay trinh sát Mỹ. Cận cảnh màn áp sát máy bay trinh sát Mỹ của các tiêm kích Nga trên không phận của quốc gia. Nguồn: RT.
Theo Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga đưa tin hồi cuối tuần vừa qua, 2 chiến đấu cơ tối tân là Su-30SM và Su-27 thuộc biên chế của Không quân Nga đã phải “tranh giành” nhau quyền hộ tống 2 máy bay trinh sát của Mỹ khi các máy bay này tiến sát vào biên giới Nga trên Biển Đen.
Theo đó, các hệ thống kiểm soát không phận của Nga đã phát hiện ra 2 mục tiêu nói trên đang bay trên bầu trời Biển Đen, tiếp cận sát với biên giới quốc gia của Nga vào ngày 3/12.
Ngay lập tức, một tiêm kích Su-30SM và một chiến đấu cơ Su-27 thuộc lực lượng cảnh báo phản ứng nhanh Quân khu phía Nam của Nga đã được điều động xuất kích, với mục tiêu được xác định và tiến hành đánh chặn.
Theo các phi hành đoàn có mặt trên 2 chiến đấu cơ này của Nga nhận định, 2 máy bay trinh sát mà Không quân Mỹ sử dụng là RC-135 và CL-600, và đã tiến hành hộ tống chúng trên Biển Đen.
Ngay sau khi các máy bay Mỹ rời khỏi khu vực không phận Nga, 2 máy bay chiến đấu của Nga sau màn “tranh giành” đã trở về quê hương an toàn.
Được biết rằng, chuyến bay của các chiến đấu cơ Nga thực hiện là hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc quốc tế về sử dụng không phận, không được phép vi phạm biên giới quốc gia của Nga.
Còn về chi tiết 2 chiến đấu cơ mà Nga điều động và dẫn đến màn “tranh giành’ quyền hộ tống thú vị, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về chiếc tiêm kích Sukhoi Su-30SM.
Các chiến đấu cơ tối tân Su-30SM này của Nga sở hữu công nghệ hiện đại, chúng mang khả năng tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi tới 400km, theo dõi sát sao trong vòng 200km hoặc 60km bán cầu sau trong chế độ không đối không.
Với các mục tiêu mặt đất như một nhóm xe tăng, chúng có thể phát hiện ra chuẩn xác trong tầm xa còn cách khoảng 40-50km rất hiệu quả, đối với trên biển như tàu chiến địch thì là ở khoảng cách 80-120km. Và các Su-30SM này có thể theo dõi đồng thời khoảng 15 mục tiêu, tiến hành công kích 4 mục tiêu đồng thời.
Về sự cơ động, các tiêm kích Su-30SM được trang bị bộ động cơ đôi AL-31FP mạnh mẽ, giúp chúng đạt tốc độ tối đa có thể lên đến trên Mach 2, tầm bay dao động khoảng 3.000km, đủ sự bền bỉ.
Về vũ trang, tiêm kích đa nhiệm Su-30SM tối tân của Nga mang theo mình tới 8 tấn vũ khí, cho phép nó triển khai đa dạng loại hoả lực đến các mục tiêu khác nhau như bom, tên lửa, rocket, thực hiện tốt đầy đủ các nhiệm vụ của nó như không đối không, không dối hải và không đối đất.
Đặc biệt, theo các nguồn tin, Su-30SM còn có thể mang theo mình và triển khai loại tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Oniks với tầm phóng lên đến 300km, tốc độ tên lửa đạt đến Mach 3, một vũ khí mang tính “huỷ diệt” và đầy vượt trội so với các chiến đấu cơ thuộc họ Su-30.
Còn về các Su-27, giống như Su-30SM kể trên, chúng đều được phát triển bỡi hãng hàng không Sukhoi của Nga. Các tiêm kích Su-27 này của Không quân Nga còn có hiệu NATO là Flanker.
Các chiến đấu cơ Su-27 này của Nga luôn được đánh giá cao, là đối thủ trực tiếp của các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 của Mỹ, nhưng chúng nhanh và mạnh hơn nhiều theo các đánh giá.
Về tốc độ, được trang bị bộ động cơ đôi AL-31F, giúp các tiêm kích Su-27 này mang tốc độ tối đa lên tới Mach 2.35, tầm hoạt động của nó là rất bền bỉ khi đạt tới tối đa hơn 3.500km, trần bay phục vụ của nó rơi vào tầm 18.500m.
Còn về sự mạnh mẽ của mình, máy bay phản lực chiến đấu Su-27 này sở hữu lực lượng vũ khí đồ sộ lên tới 8 tấn vũ khí bao gồm tên lửa, bom các loại với uy lực mạnh mẽ, cùng với đó là một khẩu pháo GSh-30-1 cùng với 150 viên đạn để hỗ trợ hoả lực.
Qua đó có thể thấy rõ rằng, 2 chiến đấu cơ mà Nga sử dụng cho công tác “hộ tống” máy bay trinh sát Mỹ lần này đều là các tiêm kích tối tân đầy mạnh mẽ, quả không lạ lắm khi có một pha “tranh giành”, khi mà cả 2 đều cảm thấy mình “dư sức” để đối phó với các máy bay trinh sát Mỹ.
Cận cảnh màn áp sát máy bay trinh sát Mỹ của các tiêm kích Nga trên không phận của quốc gia. Nguồn: RT.