Tin tức được công bố vào ngày 21/6 trên tờ “Bình luận quân sự” của Nga có vẻ không mấy nổi bật, nhưng nếu nhìn vào địa điểm, thời gian của cuộc tập trận và lực lượng được triển khai bởi Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, sẽ biết rằng, tín hiệu được gửi đi là phi thường.Chỉ riêng về vị trí, cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga ở gần Hawaii, ngay trước “cửa nhà của Mỹ”. Theo báo chí đưa tin, xét từ các bức ảnh vệ tinh, địa điểm hoạt động của hạm đội Nga cách Honolulu, Hawaii 35 hải lý về phía nam.Cuộc tập trận “tiêu diệt hàng không mẫu hạm địch” trước cửa nước Mỹ đã làm Washinhton chấn động. Quân đội Mỹ nhanh chóng điều tàu sân bay USS Carl Vinson trở lại Hawaii và điều tiêm kích tàng hình F-22 tối tân nhất cất cánh, để đánh chặn máy bay quân sự cỡ lớn của Nga, tham gia cuộc tập trận.Liên quan đến cuộc tập trận lớn gần Hawaii này, Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/6 cho biết, trong cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương, Hải quân Nga đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ tiêu diệt các nhóm tàu sân bay của đối phương.Hai đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương, đang hoạt động gần quần đảo Hawaii, cách quần đảo Kuril khoảng 2.500 hải lý (khoảng 4.600 km) về phía đông nam. Hạm đội Thái Bình Dương đã điều động 20 tàu chiến đến vùng lân cận Hawaii; đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã.Soái hạm của hạm đội Thái Bình Dương của Nga, hiện là “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Hải quân Nga, đó là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Varyag, có lượng choán nước gần 12.000 tấn. Trang bị tên lửa chống hạm SS-N-12 gắn ở hai bên sườn tàu.Tham gia cuộc tập trận này còn có khinh hạm Marshal Shaboshnikov, Ardar Tsidenzapov, khinh hạm hạng nhẹ Perfect và Rumble. Hai đội hình tàu của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tham gia cuộc tập trận, cách nhau 300 hải lý, và vai trò của chúng khác nhau.Ngoài lực lượng tàu nổi, còn có tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương và một số máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 của không quân hải quân tham gia. Tu-142 là loại máy bay tuần tra chống ngầm loại lớn, được phát triển trên cơ sở máy bay ném bom chiến lược Tu-95, có thời gian hoạt động dài và tầm bay xa.Theo truyền thông Nga, máy bay chống ngầm Tu-142M3 lần đầu tiên được chuyển đến sân bay Yeltsovo trên bán đảo Kamchatka và sau đó bay tới khu vực tập trận. Tu-142M3 đã bay trên không trong hơn 14 giờ, với tầm bay khoảng 10.000 km.Trong quá trình di chuyển, máy bay Tu-142M3 được hộ tống suốt chặng đường, bằng máy bay đánh chặn tầm cao MiG-31BM. Cùng lúc đó, máy bay tiếp dầu Il-78, thực hành tiếp nhiên liệu cho Tu-142M3. Việc tiếp nhiên liệu được thực hiện ở độ cao hơn 5.000 mét với tốc độ 500-600 km một giờ.Từ số lượng tàu chiến, tàu ngầm, máy bay…có thể thấy, đây không đơn giản như một cuộc “diễn tập tác chiến phòng không” đơn thuần. Các lực lượng hải quân và không quân Nga, đã phối hợp và nâng cao khả năng tác chiến, đồng thời triển khai mô phỏng tích hợp các hoạt động tác chiến thực tế.Ý định của Nga cũng rất rõ ràng. Qua cuộc tập trận này, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu trên đại dương và có thể bảo vệ các lợi ích quốc phòng và an ninh của Nga từ rất xa; thậm chí trước “cửa nhà” của Mỹ."Cú đấm chủ động" của Nga trước “cửa nhà” Mỹ lần này, cũng cực kỳ hiếm và to lớn theo ý nghĩa chiến lược. Trong lịch sử hiện đại của nước Nga, đây là cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương, ở giữa Thái Bình Dương gần Hawaii, nơi được ví là “hàng không mẫu hạm không thể chìm của Mỹ”.Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, lần đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ, đã cử một đội hình hải quân lớn tới bờ biển phía Tây nước Mỹ và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cách bờ biển nước Nga 5.000 km. Rõ ràng, cuộc tập trận này có ý nghĩa quan trọng và mẫu mực về mặt chính trị.Quần đảo Hawaii là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất của Hải quân Mỹ; cuộc tập trận tiêu diệt tàu sân bay của hải quân Nga, được tổ chức ngay trước căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ, đã gây ra một cú sốc lớn cho người Mỹ.Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ đã tích cực đưa tin về cuộc tập trận của Nga và kêu gọi quân đội Mỹ “cảnh giác cao độ”, khi một số lượng lớn các tàu chiến Nga đã tiếp cận quần đảo Hawaii. Nhiều tờ báo lớn của Mỹ cho rằng, bờ biển phía Tây nước Mỹ, không còn được coi là một khu vực “trú ẩn an toàn”.Như vậy các hoạt động quân sự của Nga ở Thái Bình Dương, sẽ gia tăng hơn nữa. Nếu quân đội Nga tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận ở các địa điểm xa căn cứ, thì sự hiện diện của các tàu nổi, tàu ngầm và máy bay Nga gần bờ biển Hawaii, có thể trở nên phổ biến trong tương lai.Việc Nga kéo quân đến “cửa nhà” tập trận, làm Mỹ “phát hoảng”, họ tức tốc điều 3 tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, lớp Arleigh Burke và một tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển, để theo dõi và giám sát hạm đội Nga; không khí đối đầu diễn ra khá căng thẳng.Trên không, theo truyền thông địa phương ở Hawaii, trong hai ngày 13 và 18/6, máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142 của Nga đã hai lần tiếp cận không phận Hawaii, Mỹ đã phải điều máy bay chiến đấu F-22 để lao lên không trung hai lần. Tuy nhiên, do máy bay Nga không đi vào vùng nhận dạng phòng không, nên F-22 không đánh chặn.Ngoài ra, nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson đang huấn luyện ở vùng biển phía đông Hawaii đã phải báo động chiến đấu. Do quân đội Nga đến tập trận đột ngột, nên tàu Carl Vinson đã phải gấp rút chuyển đến một địa điểm gần Hawaii hơn, theo dõi sát động thái của Nga.Ngoài ra, Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm chống tên lửa ở khu vực Thái Bình Dương vào ngày 21/6. Kế hoạch đã được Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ công bố trước đó, tiến hành thử nghiệm hai hệ thống chống tên lửa chủ lực của Mỹ là Patriot và THAAD.Hơn nữa, hiện có ít nhất ba tàu tình báo của quân đội Mỹ được triển khai ở Thái Bình Dương. Hiện chưa rõ mục đích của việc triển khai 3 tàu tình báo này, là để theo dõi cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Nga, hay để thu thập dữ liệu cho cuộc thử nghiệm chống tên lửa sắp tới, do quân đội Mỹ tiến hành? Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến thăm Việt Nam. Nguồn: QPVN.
Tin tức được công bố vào ngày 21/6 trên tờ “Bình luận quân sự” của Nga có vẻ không mấy nổi bật, nhưng nếu nhìn vào địa điểm, thời gian của cuộc tập trận và lực lượng được triển khai bởi Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, sẽ biết rằng, tín hiệu được gửi đi là phi thường.
Chỉ riêng về vị trí, cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga ở gần Hawaii, ngay trước “cửa nhà của Mỹ”. Theo báo chí đưa tin, xét từ các bức ảnh vệ tinh, địa điểm hoạt động của hạm đội Nga cách Honolulu, Hawaii 35 hải lý về phía nam.
Cuộc tập trận “tiêu diệt hàng không mẫu hạm địch” trước cửa nước Mỹ đã làm Washinhton chấn động. Quân đội Mỹ nhanh chóng điều tàu sân bay USS Carl Vinson trở lại Hawaii và điều tiêm kích tàng hình F-22 tối tân nhất cất cánh, để đánh chặn máy bay quân sự cỡ lớn của Nga, tham gia cuộc tập trận.
Liên quan đến cuộc tập trận lớn gần Hawaii này, Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/6 cho biết, trong cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương ở khu vực trung tâm Thái Bình Dương, Hải quân Nga đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ tiêu diệt các nhóm tàu sân bay của đối phương.
Hai đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương, đang hoạt động gần quần đảo Hawaii, cách quần đảo Kuril khoảng 2.500 hải lý (khoảng 4.600 km) về phía đông nam. Hạm đội Thái Bình Dương đã điều động 20 tàu chiến đến vùng lân cận Hawaii; đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Nga kể từ khi Liên Xô tan rã.
Soái hạm của hạm đội Thái Bình Dương của Nga, hiện là “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Hải quân Nga, đó là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Varyag, có lượng choán nước gần 12.000 tấn. Trang bị tên lửa chống hạm SS-N-12 gắn ở hai bên sườn tàu.
Tham gia cuộc tập trận này còn có khinh hạm Marshal Shaboshnikov, Ardar Tsidenzapov, khinh hạm hạng nhẹ Perfect và Rumble. Hai đội hình tàu của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tham gia cuộc tập trận, cách nhau 300 hải lý, và vai trò của chúng khác nhau.
Ngoài lực lượng tàu nổi, còn có tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương và một số máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142M3 của không quân hải quân tham gia. Tu-142 là loại máy bay tuần tra chống ngầm loại lớn, được phát triển trên cơ sở máy bay ném bom chiến lược Tu-95, có thời gian hoạt động dài và tầm bay xa.
Theo truyền thông Nga, máy bay chống ngầm Tu-142M3 lần đầu tiên được chuyển đến sân bay Yeltsovo trên bán đảo Kamchatka và sau đó bay tới khu vực tập trận. Tu-142M3 đã bay trên không trong hơn 14 giờ, với tầm bay khoảng 10.000 km.
Trong quá trình di chuyển, máy bay Tu-142M3 được hộ tống suốt chặng đường, bằng máy bay đánh chặn tầm cao MiG-31BM. Cùng lúc đó, máy bay tiếp dầu Il-78, thực hành tiếp nhiên liệu cho Tu-142M3. Việc tiếp nhiên liệu được thực hiện ở độ cao hơn 5.000 mét với tốc độ 500-600 km một giờ.
Từ số lượng tàu chiến, tàu ngầm, máy bay…có thể thấy, đây không đơn giản như một cuộc “diễn tập tác chiến phòng không” đơn thuần. Các lực lượng hải quân và không quân Nga, đã phối hợp và nâng cao khả năng tác chiến, đồng thời triển khai mô phỏng tích hợp các hoạt động tác chiến thực tế.
Ý định của Nga cũng rất rõ ràng. Qua cuộc tập trận này, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu trên đại dương và có thể bảo vệ các lợi ích quốc phòng và an ninh của Nga từ rất xa; thậm chí trước “cửa nhà” của Mỹ.
"Cú đấm chủ động" của Nga trước “cửa nhà” Mỹ lần này, cũng cực kỳ hiếm và to lớn theo ý nghĩa chiến lược. Trong lịch sử hiện đại của nước Nga, đây là cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương, ở giữa Thái Bình Dương gần Hawaii, nơi được ví là “hàng không mẫu hạm không thể chìm của Mỹ”.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, lần đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ, đã cử một đội hình hải quân lớn tới bờ biển phía Tây nước Mỹ và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cách bờ biển nước Nga 5.000 km. Rõ ràng, cuộc tập trận này có ý nghĩa quan trọng và mẫu mực về mặt chính trị.
Quần đảo Hawaii là căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất của Hải quân Mỹ; cuộc tập trận tiêu diệt tàu sân bay của hải quân Nga, được tổ chức ngay trước căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ, đã gây ra một cú sốc lớn cho người Mỹ.
Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ đã tích cực đưa tin về cuộc tập trận của Nga và kêu gọi quân đội Mỹ “cảnh giác cao độ”, khi một số lượng lớn các tàu chiến Nga đã tiếp cận quần đảo Hawaii. Nhiều tờ báo lớn của Mỹ cho rằng, bờ biển phía Tây nước Mỹ, không còn được coi là một khu vực “trú ẩn an toàn”.
Như vậy các hoạt động quân sự của Nga ở Thái Bình Dương, sẽ gia tăng hơn nữa. Nếu quân đội Nga tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận ở các địa điểm xa căn cứ, thì sự hiện diện của các tàu nổi, tàu ngầm và máy bay Nga gần bờ biển Hawaii, có thể trở nên phổ biến trong tương lai.
Việc Nga kéo quân đến “cửa nhà” tập trận, làm Mỹ “phát hoảng”, họ tức tốc điều 3 tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, lớp Arleigh Burke và một tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển, để theo dõi và giám sát hạm đội Nga; không khí đối đầu diễn ra khá căng thẳng.
Trên không, theo truyền thông địa phương ở Hawaii, trong hai ngày 13 và 18/6, máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142 của Nga đã hai lần tiếp cận không phận Hawaii, Mỹ đã phải điều máy bay chiến đấu F-22 để lao lên không trung hai lần. Tuy nhiên, do máy bay Nga không đi vào vùng nhận dạng phòng không, nên F-22 không đánh chặn.
Ngoài ra, nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson đang huấn luyện ở vùng biển phía đông Hawaii đã phải báo động chiến đấu. Do quân đội Nga đến tập trận đột ngột, nên tàu Carl Vinson đã phải gấp rút chuyển đến một địa điểm gần Hawaii hơn, theo dõi sát động thái của Nga.
Ngoài ra, Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm chống tên lửa ở khu vực Thái Bình Dương vào ngày 21/6. Kế hoạch đã được Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ công bố trước đó, tiến hành thử nghiệm hai hệ thống chống tên lửa chủ lực của Mỹ là Patriot và THAAD.
Hơn nữa, hiện có ít nhất ba tàu tình báo của quân đội Mỹ được triển khai ở Thái Bình Dương. Hiện chưa rõ mục đích của việc triển khai 3 tàu tình báo này, là để theo dõi cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Nga, hay để thu thập dữ liệu cho cuộc thử nghiệm chống tên lửa sắp tới, do quân đội Mỹ tiến hành? Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến thăm Việt Nam. Nguồn: QPVN.