Bất chấp việc phủ nhận tổn thất của Quân đội Azerbaijan trong cuộc đụng độ mới nhất ở Nagornyi Karabakh, Bộ Quốc phòng Armenia đã tiết lộ video chính thức về hình ảnh một trực thăng quân sự của Không quân Azerbaijan bị phá hủy hoàn toàn.Theo các trang tin địa phương, phương tiện chiến đấu của Azerbaijan đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk. Theo mô tả đúng nghĩa đen, chiếc trực thăng đã bị “xé nát” thành rất nhiều mảnh. Ngoài các bộ phận nổi bật như bánh xe, trục cánh quạt... tất cả phần còn lại của chiếc trực thăng chỉ còn là một đống sắt nát vụn.Dựa vào những hình ảnh trong đoạn video được công bố chính thức, có thể thấy rõ sức phá hủy khủng khiếp của quả đạn tên lửa khi bắn trúng chiếc trực thăng Azerbaijan. Bộ Quốc phòng Armenia chưa xác nhận loại vũ khí phá hủy chiếc trực thăng Azerbaijan có phải là Buk hay không, tuy nhiên, các nguồn tin địa phương tiết lộ rằng một hệ thống phòng không tầm trung đã diệt gọn chiếc trực thăng này.Theo đánh giá thiệt hại và các thông tin về trang bị, vũ khí của Armenia, giới quan sát quốc tế nhận định gần như chắc chắn tên lửa phòng không Buk (chưa rõ phiên bản) là “tác giả” khiến trực thăng Azerbaijan trở thành sắt vụn.Hệ thống tên lửa Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tự hành được phát triển bởi Liên Xô (cũ) và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay trực thăng và cánh cố định, và máy bay không người lái.Hệ thống tên lửa Buk là sự kế thừa của hệ thống NIIP/Vympel 2K12 Kub (tên ký hiệu NATO là SA-6 Gainful). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 và có tên ký hiệu do NATO đặt là Gadfly cũng như tên định danh của Bộ Quốc phòng Mỹ đặt là SA-11.Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống tên lửa Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản đáng chú ý nhất là 9K37M2 Buk-M2.Thông tin Không quân Azerbaijan bị tiêu diệt 3 trực thăng quân sự do xâm phạm không phận Armenia đến nay đã được xác nhận là chính xác. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy ít nhất hai phương tiện chiến đấu nữa của Azerbaijan đã bị bắt hạ bởi lực lượng phòng không Armenia.Trong cuộc đụng độ mới nhất ở Nagornyi Karabakh vừa qua, cần lưu ý rằng cả Armenia và Azerbaijan đều phải chịu thiệt hại rất nặng nề về mặt trang bị, vũ khí. Trong bối cảnh 2 nước đã thực hiện các cuộc điện đàm và các quốc gia khác như Nga đã kêu gọi hòa giải theo phương thức ngoại giao, nhưng tình hình xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Video Xác trực thăng quân sự Azerbaijan bị phá hủy hoàn toàn sau cuộc đụng độ với Armenia - Nguồn: Avia Pro
Bất chấp việc phủ nhận tổn thất của Quân đội Azerbaijan trong cuộc đụng độ mới nhất ở Nagornyi Karabakh, Bộ Quốc phòng Armenia đã tiết lộ video chính thức về hình ảnh một trực thăng quân sự của Không quân Azerbaijan bị phá hủy hoàn toàn.
Theo các trang tin địa phương, phương tiện chiến đấu của Azerbaijan đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk. Theo mô tả đúng nghĩa đen, chiếc trực thăng đã bị “xé nát” thành rất nhiều mảnh. Ngoài các bộ phận nổi bật như bánh xe, trục cánh quạt... tất cả phần còn lại của chiếc trực thăng chỉ còn là một đống sắt nát vụn.
Dựa vào những hình ảnh trong đoạn video được công bố chính thức, có thể thấy rõ sức phá hủy khủng khiếp của quả đạn tên lửa khi bắn trúng chiếc trực thăng Azerbaijan. Bộ Quốc phòng Armenia chưa xác nhận loại vũ khí phá hủy chiếc trực thăng Azerbaijan có phải là Buk hay không, tuy nhiên, các nguồn tin địa phương tiết lộ rằng một hệ thống phòng không tầm trung đã diệt gọn chiếc trực thăng này.
Theo đánh giá thiệt hại và các thông tin về trang bị, vũ khí của Armenia, giới quan sát quốc tế nhận định gần như chắc chắn tên lửa phòng không Buk (chưa rõ phiên bản) là “tác giả” khiến trực thăng Azerbaijan trở thành sắt vụn.
Hệ thống tên lửa Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tự hành được phát triển bởi Liên Xô (cũ) và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay trực thăng và cánh cố định, và máy bay không người lái.
Hệ thống tên lửa Buk là sự kế thừa của hệ thống NIIP/Vympel 2K12 Kub (tên ký hiệu NATO là SA-6 Gainful). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 và có tên ký hiệu do NATO đặt là Gadfly cũng như tên định danh của Bộ Quốc phòng Mỹ đặt là SA-11.
Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống tên lửa Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản đáng chú ý nhất là 9K37M2 Buk-M2.
Thông tin Không quân Azerbaijan bị tiêu diệt 3 trực thăng quân sự do xâm phạm không phận Armenia đến nay đã được xác nhận là chính xác. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy ít nhất hai phương tiện chiến đấu nữa của Azerbaijan đã bị bắt hạ bởi lực lượng phòng không Armenia.
Trong cuộc đụng độ mới nhất ở Nagornyi Karabakh vừa qua, cần lưu ý rằng cả Armenia và Azerbaijan đều phải chịu thiệt hại rất nặng nề về mặt trang bị, vũ khí. Trong bối cảnh 2 nước đã thực hiện các cuộc điện đàm và các quốc gia khác như Nga đã kêu gọi hòa giải theo phương thức ngoại giao, nhưng tình hình xung đột giữa Armenia và Azerbaijan đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.
Video Xác trực thăng quân sự Azerbaijan bị phá hủy hoàn toàn sau cuộc đụng độ với Armenia - Nguồn: Avia Pro