Trận hải chiến ở Vịnh Leyte trong Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu từ ngày 23/10/1944 giữa Hải quân Đế quốc Nhật và Hải quân Mỹ tới nay vẫn được coi là cuộc hải chiến lớn nhất lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: BI.Trận hải chiến kịch liệt này chỉ kéo dài vỏn vẹn ba ngày chính thức, những ngày sau đó chỉ là những cuộc xung đột nhỏ lẻ không đáng kể. Tuy nhiên chỉ trong vòng ba ngày, Mỹ đã mất tới 3 tàu sân bay, hai khu trục hạm, vài trăm máy bay và chịu 3.000 thương vong. Nguồn ảnh: BI.Phía Hải quân Đế quốc Nhật Bản thậm chí còn chịu tổn thất nặng nề hơn với bốn tàu sân bay bị đánh chìm tại chỗ, ba thiết giáp hạm, sáu tuần dương hạm hạng nặng, 9 tàu phá thuỷ lôi và chịu thương vong về người lên tới 12.000. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù chịu thiệt hại lớn, tuy nhiên đây vẫn được coi là chiến thắng tuyệt đối dành cho Hải quân Mỹ. Sau trận chiến này, Hải quân Nhật Bản đã gần như bị xoá sổ trong khi số tàu chiến, tàu sân bay và máy bay Mỹ thiệt hại được bổ sung lại rất nhanh chóng. Nguồn ảnh: BI.Thực tế nhiều nhà sử học lại cho rằng, dù thiệt hại nặng và bị thua trong trận này nhưng nếu xét về mặt quân sự nói riêng, nỗ lực của Nhật là cực kỳ đáng tôn trọng khi họ phải đối đầu với một đối thủ đông và nguy hiểm hơn nhiều lần. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể phía Nhật huy động vào trận này tối đa chỉ khoảng 70 tàu các loại trong đó có không ít là tàu cỡ nhỏ như tàu phá lôi hay tuần dương hạm hạng nhẹ và chỉ có tổng cộng khoảng 300 máy bay. Nguồn ảnh: BI.Trong khi đó đối đầu với họ là một hạm đội hùng mạnh với 300 tàu chiến, tàu sân bay và cả tàu ngầm của Hải quân Mỹ cùng với 1500 máy bay. Nguồn ảnh: BI.Việc gây ra được thiệt hại cực lớn cho đối phương với một lực lượng giao tranh bị chịu áp đảo về quân số đã khiến không ít người phải ngả mũ thán phục khả năng chiến đấu và tinh thần quả cảm của những người lính Nhật Bản. Nguồn ảnh: BI.Sở dĩ phía Nhật có thể gây thiệt hại lớn tới như vậy cho Đồng minh thực chất lại do chiến thuật Kamikaze cảm tử của Nhật đã khiến Mỹ bất ngờ và không có khả năng đối phó do quy mô của những cuộc tấn công cảm tử này là quá lớn. Nguồn ảnh: BI.Chính thức kể từ sau trận chiến này, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã rơi vào cảnh "khánh kiệt" và không còn đủ lực lượng để thực hiện bất cứ một chiến dịch quy mô nào khác trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.Tàu sân bay hạng nhẹ Priceton bốc cháy dữ dội sau khi khoang chứa vũ khí của nó bị tấn công bằng... ngư lôi từ tàu ngầm USS Reno. Vụ "quân ta bắn quân mình" xảy ra vào ngày 24/10 - nghĩa là chỉ một ngày sau khi trận chiến bắt đầu. Nguồn ảnh: BI.Tàu Princeton sau đó đã được chữa cháy kịp thời nhưng do nó có hỏng hóc quá lớn ngoài tầm kiểm soát, Princeton sau đó đã bị đánh đắm bởi chính Hải quân Mỹ - như một cách để tránh nó rơi vào tay đối phương. Nguồn ảnh: BI.Cho tới tận ngày nay, vẫn chưa có bất cứ cuộc hải chiến nào có quy mô lớn tương đương như cuộc hải chiến diễn ra vào cuối năm 1944 này. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Khoảnh khắc Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện với Quân Đồng minh.
Trận hải chiến ở Vịnh Leyte trong Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu từ ngày 23/10/1944 giữa Hải quân Đế quốc Nhật và Hải quân Mỹ tới nay vẫn được coi là cuộc hải chiến lớn nhất lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: BI.
Trận hải chiến kịch liệt này chỉ kéo dài vỏn vẹn ba ngày chính thức, những ngày sau đó chỉ là những cuộc xung đột nhỏ lẻ không đáng kể. Tuy nhiên chỉ trong vòng ba ngày, Mỹ đã mất tới 3 tàu sân bay, hai khu trục hạm, vài trăm máy bay và chịu 3.000 thương vong. Nguồn ảnh: BI.
Phía Hải quân Đế quốc Nhật Bản thậm chí còn chịu tổn thất nặng nề hơn với bốn tàu sân bay bị đánh chìm tại chỗ, ba thiết giáp hạm, sáu tuần dương hạm hạng nặng, 9 tàu phá thuỷ lôi và chịu thương vong về người lên tới 12.000. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù chịu thiệt hại lớn, tuy nhiên đây vẫn được coi là chiến thắng tuyệt đối dành cho Hải quân Mỹ. Sau trận chiến này, Hải quân Nhật Bản đã gần như bị xoá sổ trong khi số tàu chiến, tàu sân bay và máy bay Mỹ thiệt hại được bổ sung lại rất nhanh chóng. Nguồn ảnh: BI.
Thực tế nhiều nhà sử học lại cho rằng, dù thiệt hại nặng và bị thua trong trận này nhưng nếu xét về mặt quân sự nói riêng, nỗ lực của Nhật là cực kỳ đáng tôn trọng khi họ phải đối đầu với một đối thủ đông và nguy hiểm hơn nhiều lần. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể phía Nhật huy động vào trận này tối đa chỉ khoảng 70 tàu các loại trong đó có không ít là tàu cỡ nhỏ như tàu phá lôi hay tuần dương hạm hạng nhẹ và chỉ có tổng cộng khoảng 300 máy bay. Nguồn ảnh: BI.
Trong khi đó đối đầu với họ là một hạm đội hùng mạnh với 300 tàu chiến, tàu sân bay và cả tàu ngầm của Hải quân Mỹ cùng với 1500 máy bay. Nguồn ảnh: BI.
Việc gây ra được thiệt hại cực lớn cho đối phương với một lực lượng giao tranh bị chịu áp đảo về quân số đã khiến không ít người phải ngả mũ thán phục khả năng chiến đấu và tinh thần quả cảm của những người lính Nhật Bản. Nguồn ảnh: BI.
Sở dĩ phía Nhật có thể gây thiệt hại lớn tới như vậy cho Đồng minh thực chất lại do chiến thuật Kamikaze cảm tử của Nhật đã khiến Mỹ bất ngờ và không có khả năng đối phó do quy mô của những cuộc tấn công cảm tử này là quá lớn. Nguồn ảnh: BI.
Chính thức kể từ sau trận chiến này, Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã rơi vào cảnh "khánh kiệt" và không còn đủ lực lượng để thực hiện bất cứ một chiến dịch quy mô nào khác trên Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: BI.
Tàu sân bay hạng nhẹ Priceton bốc cháy dữ dội sau khi khoang chứa vũ khí của nó bị tấn công bằng... ngư lôi từ tàu ngầm USS Reno. Vụ "quân ta bắn quân mình" xảy ra vào ngày 24/10 - nghĩa là chỉ một ngày sau khi trận chiến bắt đầu. Nguồn ảnh: BI.
Tàu Princeton sau đó đã được chữa cháy kịp thời nhưng do nó có hỏng hóc quá lớn ngoài tầm kiểm soát, Princeton sau đó đã bị đánh đắm bởi chính Hải quân Mỹ - như một cách để tránh nó rơi vào tay đối phương. Nguồn ảnh: BI.
Cho tới tận ngày nay, vẫn chưa có bất cứ cuộc hải chiến nào có quy mô lớn tương đương như cuộc hải chiến diễn ra vào cuối năm 1944 này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Khoảnh khắc Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện với Quân Đồng minh.