Lực lượng không quân Mỹ đang tìm cách gây áp lực nhằm phản đối quyết định của quốc hội, khi cho những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor “nghỉ hưu” vào năm 2023. Dự kiến sẽ có 32 chiếc máy bay hoặc 17% phi đội được đánh dấu để cắt giảm khỏi biên chế trong năm nay.Kế hoạch cho tiêm kích tàng hình F-22 “nghỉ hưu” lần đầu tiên được công bố vào tháng 3/2022, một năm sau khi lực lượng không quân xác nhận rằng chiếc máy bay chiến đấu này đã khắc phục tất cả những sự cố và có khả năng hoạt động rất tốt.Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đưa ra một lập luận quan trọng để cho F-22 “nghỉ hưu” là chi phí vận hành và yêu cầu bảo trì rất lớn, điều này không chỉ khiến tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của F-22 rất thấp, mà chi phí bỏ ra để duy trì phi đội F-22 hoạt động sẽ tốn hơn cả việc sản xuất máy bay mới.Các chuyên gia của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tính toán và cho biết rằng, việc duy trì phi đội ước tính khoảng 184 chiếc F-22 phục vụ trong sáu năm rưỡi cho đến năm 2030 sẽ tiêu tốn của lực lượng không quân 9 tỷ đô la.F-22 ban đầu được dự định phát triển với chi phí vận hành thấp hơn so với F-15, tuy nhiên F-22 lại trở thành chiếc máy bay có chi phí vận hành cao nhất trong lực lượng không quân Mỹ với chi phí hoạt động lên tới gần 70.000 USD mỗi giờ, gấp đôi chi phí cho một máy bay tương đương với F-15.Một yếu tố khác làm tăng chi phí duy trì hoạt động của những chiếc F-22 là sự lỗi của hệ thống điện tử hàng không, thậm chí hạn chế hơn so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư từ đầu những năm 2000 và kém xa so với các đối thủ thế hệ thứ năm như F-35 và J-20.Điều này khiến khả năng chiến đấu trên không của F-22 bị đánh giá rất thấp, đặc biệt là do thiếu các liên kết dữ liệu cập nhật. Liên quan đến sự lỗi thời của F-22, đặc biệt là khi so sánh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của đối thủ Trung Quốc, các chuyên gia của Lầu Năm Góc đã đưa ra nhiều nhận định khiêm tốn.Phó Tham mưu trưởng phụ trách Kế hoạch và Chương trình, Trung tướng Richard G. Moore, nói với ban hàng không chiến thuật của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện rằng, “Dựa trên những vũ khí tiên tiến nhất mà F-22 Block 20 có thể mang theo hiện nay, nó không thể cạnh tranh với J-20, bởi những vũ khí tối tân nhất mà Trung Quốc trang bị loại máy bay này”.Ông nhấn mạnh rằng việc nâng cấp những chiếc F-22 sẽ “ngốn nhiều chi phí và rất tốn thời gian”. Theo ông Moore, các khoản tiết kiệm từ việc cắt giảm chương trình F-22 sẽ cho phép có thêm kinh phí để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu - một chương trình đang được Mỹ thai nghén nhằm tìm ra đối trọng với J-20 và các máy bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.Chính lý do chi phí vận hành cao, tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp và chi phí nâng cấp tốn kém đã dẫn đến quyết định của quốc hội Mỹ - cho phi đội F-22 nghỉ hưu. Đặc biệt là khi so sánh với máy bay F-15EX cũng như F-35, nếu nâng cấp những chiếc máy bay này sẽ giúp nâng cao khả năng không đối không và hiệu quả hơn nhiều về chi phí.F-35 và J-20 có những lợi thế rất đáng kể về hệ thống điện tử hàng không so với F-22, bao gồm các radar tinh vi hơn và sử dụng hệ thống khẩu độ phân tán - những tính năng mà ngay cả những nâng cấp tốn kém cho F-22 cũng sẽ không thể giải quyết được.F-22 có tầm bay thấp hơn nhiều so với các loại máy bay chiến đấu cùng kích cỡ, đây cũng là một hạn chế nghiêm trọng, đặc biệt là ở mặt trận Thái Bình Dương, nơi F-35 và F-15 tầm xa hơn sẽ có khả năng hoạt động tốt hơn mà không cần quá phụ thuộc vào máy bay tiếp nhiên liệu trên không.Sự lỗi thời của F-22 còn thể hiện ở các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không do tính linh hoạt hạn chế của máy bay, có nghĩa là F-22 không thể mang tên lửa chống hạm hoặc các tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến cho phép nó hoạt động trong các vai trò khác như F-15 đã làm.Tuy nhiên, việc cho F-22 “nghỉ hưu” vẫn gây tranh cãi vì nhiều lý do. Mỹ sẽ thiếu đi một loại máy bay chiến đấu được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên quốc hội Mỹ vất rất quyết tâm thực hiện quyết định cho F-22 loại biên, bất chấp những phản đối.
Lực lượng không quân Mỹ đang tìm cách gây áp lực nhằm phản đối quyết định của quốc hội, khi cho những chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor “nghỉ hưu” vào năm 2023. Dự kiến sẽ có 32 chiếc máy bay hoặc 17% phi đội được đánh dấu để cắt giảm khỏi biên chế trong năm nay.
Kế hoạch cho tiêm kích tàng hình F-22 “nghỉ hưu” lần đầu tiên được công bố vào tháng 3/2022, một năm sau khi lực lượng không quân xác nhận rằng chiếc máy bay chiến đấu này đã khắc phục tất cả những sự cố và có khả năng hoạt động rất tốt.
Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đưa ra một lập luận quan trọng để cho F-22 “nghỉ hưu” là chi phí vận hành và yêu cầu bảo trì rất lớn, điều này không chỉ khiến tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của F-22 rất thấp, mà chi phí bỏ ra để duy trì phi đội F-22 hoạt động sẽ tốn hơn cả việc sản xuất máy bay mới.
Các chuyên gia của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tính toán và cho biết rằng, việc duy trì phi đội ước tính khoảng 184 chiếc F-22 phục vụ trong sáu năm rưỡi cho đến năm 2030 sẽ tiêu tốn của lực lượng không quân 9 tỷ đô la.
F-22 ban đầu được dự định phát triển với chi phí vận hành thấp hơn so với F-15, tuy nhiên F-22 lại trở thành chiếc máy bay có chi phí vận hành cao nhất trong lực lượng không quân Mỹ với chi phí hoạt động lên tới gần 70.000 USD mỗi giờ, gấp đôi chi phí cho một máy bay tương đương với F-15.
Một yếu tố khác làm tăng chi phí duy trì hoạt động của những chiếc F-22 là sự lỗi của hệ thống điện tử hàng không, thậm chí hạn chế hơn so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư từ đầu những năm 2000 và kém xa so với các đối thủ thế hệ thứ năm như F-35 và J-20.
Điều này khiến khả năng chiến đấu trên không của F-22 bị đánh giá rất thấp, đặc biệt là do thiếu các liên kết dữ liệu cập nhật. Liên quan đến sự lỗi thời của F-22, đặc biệt là khi so sánh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của đối thủ Trung Quốc, các chuyên gia của Lầu Năm Góc đã đưa ra nhiều nhận định khiêm tốn.
Phó Tham mưu trưởng phụ trách Kế hoạch và Chương trình, Trung tướng Richard G. Moore, nói với ban hàng không chiến thuật của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện rằng, “Dựa trên những vũ khí tiên tiến nhất mà F-22 Block 20 có thể mang theo hiện nay, nó không thể cạnh tranh với J-20, bởi những vũ khí tối tân nhất mà Trung Quốc trang bị loại máy bay này”.
Ông nhấn mạnh rằng việc nâng cấp những chiếc F-22 sẽ “ngốn nhiều chi phí và rất tốn thời gian”. Theo ông Moore, các khoản tiết kiệm từ việc cắt giảm chương trình F-22 sẽ cho phép có thêm kinh phí để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu - một chương trình đang được Mỹ thai nghén nhằm tìm ra đối trọng với J-20 và các máy bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.
Chính lý do chi phí vận hành cao, tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu thấp và chi phí nâng cấp tốn kém đã dẫn đến quyết định của quốc hội Mỹ - cho phi đội F-22 nghỉ hưu. Đặc biệt là khi so sánh với máy bay F-15EX cũng như F-35, nếu nâng cấp những chiếc máy bay này sẽ giúp nâng cao khả năng không đối không và hiệu quả hơn nhiều về chi phí.
F-35 và J-20 có những lợi thế rất đáng kể về hệ thống điện tử hàng không so với F-22, bao gồm các radar tinh vi hơn và sử dụng hệ thống khẩu độ phân tán - những tính năng mà ngay cả những nâng cấp tốn kém cho F-22 cũng sẽ không thể giải quyết được.
F-22 có tầm bay thấp hơn nhiều so với các loại máy bay chiến đấu cùng kích cỡ, đây cũng là một hạn chế nghiêm trọng, đặc biệt là ở mặt trận Thái Bình Dương, nơi F-35 và F-15 tầm xa hơn sẽ có khả năng hoạt động tốt hơn mà không cần quá phụ thuộc vào máy bay tiếp nhiên liệu trên không.
Sự lỗi thời của F-22 còn thể hiện ở các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không do tính linh hoạt hạn chế của máy bay, có nghĩa là F-22 không thể mang tên lửa chống hạm hoặc các tổ hợp tác chiến điện tử tiên tiến cho phép nó hoạt động trong các vai trò khác như F-15 đã làm.
Tuy nhiên, việc cho F-22 “nghỉ hưu” vẫn gây tranh cãi vì nhiều lý do. Mỹ sẽ thiếu đi một loại máy bay chiến đấu được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên quốc hội Mỹ vất rất quyết tâm thực hiện quyết định cho F-22 loại biên, bất chấp những phản đối.