Theo Cục thông tin và truyền thông đại chúng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đơn vị chống tăng của Lữ đoàn đổ bộ đường không cận vệ (thuộc lính dù Nga) đã bắt đầu nhận được hệ thống tên lửa chống tăng Kornet mới nhất. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, dù là lực lượng tác chiến đặc biệt, thế nhưng lâu nay các chiến sĩ của Lữ đoàn đổ bộ cận vệ vẫn phải sử dụng các tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot bị coi là đa quá lỗi thời. Dự kiến, việc huấn luyện chiến thuật với tên lửa mới sẽ bắt đầu vào mùa thu năm nay. Nguồn ảnh: Military-TodayChính thức sản xuất từ năm 1994, tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet đã kịp tham gia hàng loạt cuộc xung đột và chứng minh sức mạnh của mình. Ví như trong cuộc chiến Lebanon 2006, các chiến binh Hezbollah đã sử dụng Kornet tiêu diệt 4 xe tăng Merkava của Israel; tháng 10/2016 các chiến binh IS đã sử dụng Kornet bắn "tung nóc" siêu tăng M1 Abrams của Iraq; tháng 1/2017 tên lửa Kornet lại được sử dụng bắn nát xe tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ... Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminVới những bằng chứng thực chiến đó, sự có mặt của Kornet trong lực lượng lính dù Nga chẳng khác nào “đại bàng có thêm móng vuốt sắc nhọn” có thể khiến lực lượng thiết giáp đối phương “ăn vài cái tát chết người”. Nguồn ảnh: WikipediaTổ hợp tên lửa chống tăng Kornet có tổng trọng lượng 63,7kg gồm bệ phóng 3 chân 9P163-1; kính ngắm hồng ngoại 1PN79-1 và đạn tên lửa 9M133 (nặng 27kg gồm cả container ống phóng). Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminĐạn tên lửa 9M133 có chiều dài 1.200mm, đường kính thân 152mm, trang bị đầu nổ chống tăng mặng 4,6kg với ngòi nổ tiếp xúc. Đầu nổ của 9M133 được đánh giá có khả năng xuyên 1.200mm thép sau giáp phản ứng nổ ERA. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminKíp chiến đấu tổ hợp chỉ cần đến 2 lính bộ binh là đủ, so với Fagot việc sử dụng Kornet có khi còn dễ hơn và an toàn hơn nhiều nhờ hệ thống dẫn đường thế hệ mới. Nguồn ảnh: WikipediaKornet sử dụng hệ thống điều khiển laser SACLOS (người Nga gọi là hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động bám sát đạn bằng hồng ngoại dùng phương pháp bắn 3 điểm, hay ngắn là hệ thống điều khiển bán tự động), tia laser được chiếu đến mục tiêu bởi xạ thủ, các mục tiêu cần phải liên tục được chiếu tia laser và một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống điều khiển có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động và chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm. Trong ảnh, đuôi đạn có cảm biến thu tín hiệu laser phản xạ từ mục tiêu để lái đạn. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminTên lửa Kornet đạt tầm bắn 100-5.500m. Đáng chú ý, theo một số nguồn tin, tên lửa có khả năng bay theo quỹ đạo hướng vào nóc tháp pháo như tên lửa Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaVideo Kornet bắn "banh xác" M1 Abrams. Nguồn: RT
Theo Cục thông tin và truyền thông đại chúng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, đơn vị chống tăng của Lữ đoàn đổ bộ đường không cận vệ (thuộc lính dù Nga) đã bắt đầu nhận được hệ thống tên lửa chống tăng Kornet mới nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, dù là lực lượng tác chiến đặc biệt, thế nhưng lâu nay các chiến sĩ của Lữ đoàn đổ bộ cận vệ vẫn phải sử dụng các tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot bị coi là đa quá lỗi thời. Dự kiến, việc huấn luyện chiến thuật với tên lửa mới sẽ bắt đầu vào mùa thu năm nay. Nguồn ảnh: Military-Today
Chính thức sản xuất từ năm 1994, tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet đã kịp tham gia hàng loạt cuộc xung đột và chứng minh sức mạnh của mình. Ví như trong cuộc chiến Lebanon 2006, các chiến binh Hezbollah đã sử dụng Kornet tiêu diệt 4 xe tăng Merkava của Israel; tháng 10/2016 các chiến binh IS đã sử dụng Kornet bắn "tung nóc" siêu tăng M1 Abrams của Iraq; tháng 1/2017 tên lửa Kornet lại được sử dụng bắn nát xe tăng Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ... Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Với những bằng chứng thực chiến đó, sự có mặt của Kornet trong lực lượng lính dù Nga chẳng khác nào “đại bàng có thêm móng vuốt sắc nhọn” có thể khiến lực lượng thiết giáp đối phương “ăn vài cái tát chết người”. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet có tổng trọng lượng 63,7kg gồm bệ phóng 3 chân 9P163-1; kính ngắm hồng ngoại 1PN79-1 và đạn tên lửa 9M133 (nặng 27kg gồm cả container ống phóng). Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Đạn tên lửa 9M133 có chiều dài 1.200mm, đường kính thân 152mm, trang bị đầu nổ chống tăng mặng 4,6kg với ngòi nổ tiếp xúc. Đầu nổ của 9M133 được đánh giá có khả năng xuyên 1.200mm thép sau giáp phản ứng nổ ERA. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Kíp chiến đấu tổ hợp chỉ cần đến 2 lính bộ binh là đủ, so với Fagot việc sử dụng Kornet có khi còn dễ hơn và an toàn hơn nhiều nhờ hệ thống dẫn đường thế hệ mới. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kornet sử dụng hệ thống điều khiển laser SACLOS (người Nga gọi là hệ thống điều khiển vô tuyến bán tự động bám sát đạn bằng hồng ngoại dùng phương pháp bắn 3 điểm, hay ngắn là hệ thống điều khiển bán tự động), tia laser được chiếu đến mục tiêu bởi xạ thủ, các mục tiêu cần phải liên tục được chiếu tia laser và một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống điều khiển có thể chống được các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động và chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm. Trong ảnh, đuôi đạn có cảm biến thu tín hiệu laser phản xạ từ mục tiêu để lái đạn. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Tên lửa Kornet đạt tầm bắn 100-5.500m. Đáng chú ý, theo một số nguồn tin, tên lửa có khả năng bay theo quỹ đạo hướng vào nóc tháp pháo như tên lửa Javelin của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video Kornet bắn "banh xác" M1 Abrams. Nguồn: RT