Theo đó trong đầu những năm 1970, khi các thiết kế sư Liên Xô bắt đầu thiết kế nguyên mẫu đầu tiên của trực thăng tấn công Mil Mi-28 họ đã dựa khá nhiều vào thiết kế thành công của Mil Mi-24. Do đó trong các bản vẽ đầu tiên trực thăng Mi-28 còn được trang bị cả khoang chở quân tương tự như trên Mi-25 ngay sau buồng lái của phi công. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên ngay sau đó, các thiết kế Liên Xô nhận ra việc trang bị một khoang chở quân có khả năng mang theo 8 binh sĩ là điều quá dư thừa đối với một chiếc trực thăng vũ trang chuyên biệt như Mi-28. Mặc dù vậy, các bản cải tiến thiết kế sau này của Mi-28 vẫn giữ lại khả năng chở quân nhưng giảm xuống chỉ còn khoảng 3 binh sĩ. Nguồn ảnh: Sina.Rất nhiều thiết kế đã được cân nhắc, tuy nhiên cuối cùng, vào năm 1977, thiết kế được lựa chọn như chiếc Mi-28 ngày nay lại loại bỏ đi khả năng chở quân. Các thiết kế sư Liên Xô khi đó cũng cho rằng, Mi-28 sẽ được sử dụng song song cùng Mi-24 nên khả năng chở quân như trên Mi-24 sẽ trở nên thừa thãi. Nguồn ảnh: Sina.Sau khi bỏ đi khả năng chở quân, tính năng cơ động trên không và tốc độ tối đa của trực thăng tấn công Mi-28 đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là khả năng cơ động ở độ cao thấp - một tính năng được coi là quan trọng bậc nhất trong việc tấn công các mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.Năm 1982, nguyên mẫu đầu tiên của Mi-28 đã được ra đời và được cất cánh vào ngày 10/11 cùng năm. Mặc dù tới năm 1984, Không quân Liên Xô đã lựa chọn trực thăng đồng trục Ka-50 làm trực thăng chống tăng tuy nhiên, khác với nhiều dự án khác bị cắt bỏ ngân sách trong thời điểm này, Mi-28 vẫn được ưu tiên phát triển và hoàn thiện nốt. Nguồn ảnh: Sina.Dây chuyền sản xuất của Mi-28 bắt đầu được khởi động từ tháng 12/1987. Sau khi Liên Xô tan rã, chương trình Mi-28 sẽ có nguy cơ bị huỷ bỏ vì ngân sách của quân đội dành cho nó là ngày càng ít trong khi khách hàng mua Mi-28 thì chưa thấy đâu do nó không thể cạnh tranh nổi với Ka-50. Nguồn ảnh: Sina.Một loạt các chương trình nâng cấp sau này cho ra đời Mi-28A để xuất khẩu sang Iraq cũng không đạt được thành công do vấn đề chính trị bất ổn. Phải tới năm 1996, phiên bản Mi-28N ra đời với khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm mới khẳng định được sự nguy hiểm của loại trực thăng này. Nguồn ảnh: Sina.Quân đội Nga cuối cùng đã sử dụng đồng thời cả Mi-28N và Ka-50 trong biên chế của mình. Cho tới năm 2015, tổng cộng Không quân Nga đã mua 67 chiếc Mi-28N và các chương trình nghiên cứu để phát triển Mi-28 vẫn tiếp tục. Phiên bản Mi-28D với tính năng tác chiến đêm bị cắt bỏ cũng được ra đời để phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài việc không thể cạnh tranh nổi với Ka-50, thực tế Mi-28 vẫn được đánh giá là một trực thăng rất tốt với độ tin cậy đặc biệt cao. Mi-28 có thể hoạt động tốt ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, bụi bặm hoặc ẩm ướt. Nguồn ảnh: Sina.Mặc dù vậy Mi-28 vẫn có những lỗi không thể chấp nhận được, ví dụ như phần mềm điều khiển lạc hậu và các hệ thống điện tử hoạt động chưa thực sự hoàn hảo. Trong thời gian tác chiến ở Syria vừa rồi, Mi-28 cũng đã gặp rất nhiều sự cố và thậm chí bị rơi, khiến phi công điều khiển thiệt mạng. Phiên bản nâng cấp khắc phục sự cố phần mềm và tăng khả năng hoạt động trong vùng khí hậu sa mạc bụi bặm sau này được Nga phát triển mang tên Mi-28NM và bắt đầu được sử dụng từ tháng 3/2018 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Choáng với dàn trực thăng Mi-28 Havoc của Nga.
Theo đó trong đầu những năm 1970, khi các thiết kế sư Liên Xô bắt đầu thiết kế nguyên mẫu đầu tiên của trực thăng tấn công Mil Mi-28 họ đã dựa khá nhiều vào thiết kế thành công của Mil Mi-24. Do đó trong các bản vẽ đầu tiên trực thăng Mi-28 còn được trang bị cả khoang chở quân tương tự như trên Mi-25 ngay sau buồng lái của phi công. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên ngay sau đó, các thiết kế Liên Xô nhận ra việc trang bị một khoang chở quân có khả năng mang theo 8 binh sĩ là điều quá dư thừa đối với một chiếc trực thăng vũ trang chuyên biệt như Mi-28. Mặc dù vậy, các bản cải tiến thiết kế sau này của Mi-28 vẫn giữ lại khả năng chở quân nhưng giảm xuống chỉ còn khoảng 3 binh sĩ. Nguồn ảnh: Sina.
Rất nhiều thiết kế đã được cân nhắc, tuy nhiên cuối cùng, vào năm 1977, thiết kế được lựa chọn như chiếc Mi-28 ngày nay lại loại bỏ đi khả năng chở quân. Các thiết kế sư Liên Xô khi đó cũng cho rằng, Mi-28 sẽ được sử dụng song song cùng Mi-24 nên khả năng chở quân như trên Mi-24 sẽ trở nên thừa thãi. Nguồn ảnh: Sina.
Sau khi bỏ đi khả năng chở quân, tính năng cơ động trên không và tốc độ tối đa của trực thăng tấn công Mi-28 đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là khả năng cơ động ở độ cao thấp - một tính năng được coi là quan trọng bậc nhất trong việc tấn công các mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Sina.
Năm 1982, nguyên mẫu đầu tiên của Mi-28 đã được ra đời và được cất cánh vào ngày 10/11 cùng năm. Mặc dù tới năm 1984, Không quân Liên Xô đã lựa chọn trực thăng đồng trục Ka-50 làm trực thăng chống tăng tuy nhiên, khác với nhiều dự án khác bị cắt bỏ ngân sách trong thời điểm này, Mi-28 vẫn được ưu tiên phát triển và hoàn thiện nốt. Nguồn ảnh: Sina.
Dây chuyền sản xuất của Mi-28 bắt đầu được khởi động từ tháng 12/1987. Sau khi Liên Xô tan rã, chương trình Mi-28 sẽ có nguy cơ bị huỷ bỏ vì ngân sách của quân đội dành cho nó là ngày càng ít trong khi khách hàng mua Mi-28 thì chưa thấy đâu do nó không thể cạnh tranh nổi với Ka-50. Nguồn ảnh: Sina.
Một loạt các chương trình nâng cấp sau này cho ra đời Mi-28A để xuất khẩu sang Iraq cũng không đạt được thành công do vấn đề chính trị bất ổn. Phải tới năm 1996, phiên bản Mi-28N ra đời với khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm mới khẳng định được sự nguy hiểm của loại trực thăng này. Nguồn ảnh: Sina.
Quân đội Nga cuối cùng đã sử dụng đồng thời cả Mi-28N và Ka-50 trong biên chế của mình. Cho tới năm 2015, tổng cộng Không quân Nga đã mua 67 chiếc Mi-28N và các chương trình nghiên cứu để phát triển Mi-28 vẫn tiếp tục. Phiên bản Mi-28D với tính năng tác chiến đêm bị cắt bỏ cũng được ra đời để phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài việc không thể cạnh tranh nổi với Ka-50, thực tế Mi-28 vẫn được đánh giá là một trực thăng rất tốt với độ tin cậy đặc biệt cao. Mi-28 có thể hoạt động tốt ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, bụi bặm hoặc ẩm ướt. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù vậy Mi-28 vẫn có những lỗi không thể chấp nhận được, ví dụ như phần mềm điều khiển lạc hậu và các hệ thống điện tử hoạt động chưa thực sự hoàn hảo. Trong thời gian tác chiến ở Syria vừa rồi, Mi-28 cũng đã gặp rất nhiều sự cố và thậm chí bị rơi, khiến phi công điều khiển thiệt mạng. Phiên bản nâng cấp khắc phục sự cố phần mềm và tăng khả năng hoạt động trong vùng khí hậu sa mạc bụi bặm sau này được Nga phát triển mang tên Mi-28NM và bắt đầu được sử dụng từ tháng 3/2018 vừa rồi. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Choáng với dàn trực thăng Mi-28 Havoc của Nga.