Dù vẫn phải đang chịu các lệnh cấm vận vũ khí từ Liên Hợp Quốc lẫn Phương Tây nhưng thị trường xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên vẫn tăng trưởng một cách kỳ lạ trong những năm trở lại gần đây. Tất nhiên ta sẽ không thể nào tìm thấy được bất cứ dấu vết gì từ các hợp đồng vũ khí của Bình Nhưỡng tuy nhiên chúng vẫn hiện hữu trong mọi cuộc xung đột trên thế giới hiện nay trong đó có Syria. Nguồn ảnh: blogspot.com.Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các dòng tên lửa vác vai (MANPADS) gần như tràn ngập khắp Syria khi các kho vũ khí của quân đội chính phủ bị cướp phá. Và trong số đó có cả những quả tên lửa vác vai HT-16PGJ do Triều Tiên chế tạo. Cũng không hiếm hình ảnh các tay súng nổi dậy hay các phần tử khủng bố cầm trên tay những quả tên lửa HT-16PGJ tấn công lại Quân đội chính phủ Syria. Nguồn ảnh: blogspot.com.Việc HT-16PGJ xuất hiện tại Syria đã chứng minh rằng vũ khí Triều Tiên vẫn đang len lỏi khắp Trung Đông và cũng chẳng có báo cáo nào nói rằng chính quyền Damascus đã mua số tên lửa này từ Bình Nhưỡng một cách hợp pháp. Và dĩ nhiên giá thành thấp chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp vũ khí Triều Tiên đứng vững tại thị trường vũ khí Trung Đông. Nguồn ảnh: blogspot.com.Hậu quả là trong thời gian đầu của cuộc chiến các chiến đấu cơ của Quân đội chính phủ Syria liên tục bị bắn hạ bởi tên lửa MANPADS, tuy nhiên con số này giảm dần theo thời gian khi mà số tên lửa mà lực lượng nổi dậy có trong tay ngày càng cạn dần chưa kể tới việc không phải quả tên lửa nào cũng có thể sử dụng được. Nguồn ảnh: blogspot.com.Theo thông tin ban đầu có được thì lô tên lửa HT-16PGJ được Syria mua từ Triều Tiên vào năm 2004, điều này đồng nghĩa với việc chúng vẫn còn khả năng hoạt động khi pin nhiệt của HT-16PGJ vẫn chưa hết hạn sử dụng. Và theo một thống kê không chính thức trước xung đột nổ ra Quân đội chính phủ Syria có trong tay khoảng 600 đơn vị HT-16PGJ. Nguồn ảnh: blogspot.com.Mặc dù HT-16PGJ do Triều Tiền sản xuất nhưng trên thực tế nó là một biến thể sao chép từ các dòng tên lửa MANPADS của Liên Xô, giống như họ đã từng làm với 9K32 Strela-2 vào những năm 1980 hay sau đó là với 9K34 Strela-3 vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên HT-16PGJ lại là một biến thể 9K38 Igla nội địa hóa của Triều Tiên với các tính năng được đánh giá ưu việt hơn Strela-2 hay Strela-3. Nguồn ảnh: altervista.org.Với những gì ta thấy được ở Syria, HT-16PGJ có thiết kế tương tự như biến thể đầu tiên của dòng tên lửa MANPADS 9K310 Igla (SA-16) được Liên Xô giới thiệu vào đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: delphiforums.comCó thiết kế tương tự không có nghĩa HT-16PGJ sở hữu sức mạnh của 9K310 Igla nhất là khi công nghệ pin nhiệt của Triều Tiên không thể so sánh được với Liên Xô, bên cạnh đó là khả năng hoạt động ổn định của tên lửa trong mọi điều kiện. Và nếu pin nhiệt có tuổi thọ ngắn và hoạt động không hiệu quả thì tên lửa sẽ trở nên vô dụng trước khi nó kịp được triển khai. Nguồn ảnh: Outside The BeltwayCho tới nay các thông số kỹ thuật của HT-16PGJ vẫn còn là một ẩn số khi Triều Tiên rất ít công khai khả năng các loại vũ khí của mình, nếu có cũng khá hạn chế. Tuy nhiên với sức mạnh công nghệ của Bình Nhưỡng hiện tại thì HT-16PGJ nhiều khả năng không hề thua kém so với 9K310 Igla-1. Trong ảnh là một trong những bức ảnh hiếm hoi huấn luyện sử dụng HT-16PGJ trong Quân đội Triều Tiên. Nguồn ảnh: jajusibo.comVới biến thể 9K310 Igla-1 của Liên Xô trước đây, nó được trang bị đạn tên lửa 9M313 với đầu dẫn hồng ngoại. So với Strela-3, Igla-1 mang khá nhiều sự thay đổi điển hình như việc tên lửa được tích hợp sẵn hệ thống nhận biết bạn-thù, hệ thống đầu dẫn tự động, tầm bắn tối thiểu được rút ngắn và hiệu suất hoạt động của tên lửa được cải thiện để tăng tầm bắn. Nguồn ảnh: blogspot.com.Dù vậy 9K310 Igla-1 hay HT-16PGJ vẫn bị đánh giá đã quá lỗi thời trong chiến tranh hiện đại, nó có thể bắn hạ được các máy bay cũ kỹ của Không quân Syria nhưng đối với máy bay Nga lại là một chuyện khác. Bên cạnh đó tại Syria còn xuất hiện nhiều dòng tên lửa phòng không vác vai khác như Strela-2M, Strela-3 có nguồn gốc từ Liên Xô và FN-6 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: The Daily Beast.Biến thể tên lửa vác vai Igla hiện đại nhất của Nga hiện nay là 9K338 Igla-S được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2004 trên cơ sở cải tiến 9K38 Igla. Igla-S có thể hạ mục tiêu ở cự li đến 6.000m ở độ cao từ 3,5-4km, với đầu tự dẫn được cải tiến nhiều về khả năng vô hiệu hóa các biện pháp đối phó từ đối phương. Nguồn ảnh: suggest-keywords.Trong ảnh, hai biến thể 9K338 Igla-S và 9K310 Igla-1. Với biến thể 9K338 Igla-S nó có trọng lượng 19kg trong đó đạn tên lửa là 11.7kg và nó được trang bị một đầu đạn nặng 2.5kg. Nguồn ảnh: suggest-keywords.Dù là một mẫu tên lửa phòng không cá nhân nhưng Igla-S cũng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng cơ giới khác nhau như tích hợp trên các tổ hợp pháo phòng không tự hành, xe tăng, tàu chiến và cả trực thăng vũ trang. Nguồn ảnh: Imgur.
Dù vẫn phải đang chịu các lệnh cấm vận vũ khí từ Liên Hợp Quốc lẫn Phương Tây nhưng thị trường xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên vẫn tăng trưởng một cách kỳ lạ trong những năm trở lại gần đây. Tất nhiên ta sẽ không thể nào tìm thấy được bất cứ dấu vết gì từ các hợp đồng vũ khí của Bình Nhưỡng tuy nhiên chúng vẫn hiện hữu trong mọi cuộc xung đột trên thế giới hiện nay trong đó có Syria. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, các dòng tên lửa vác vai (MANPADS) gần như tràn ngập khắp Syria khi các kho vũ khí của quân đội chính phủ bị cướp phá. Và trong số đó có cả những quả tên lửa vác vai HT-16PGJ do Triều Tiên chế tạo. Cũng không hiếm hình ảnh các tay súng nổi dậy hay các phần tử khủng bố cầm trên tay những quả tên lửa HT-16PGJ tấn công lại Quân đội chính phủ Syria. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Việc HT-16PGJ xuất hiện tại Syria đã chứng minh rằng vũ khí Triều Tiên vẫn đang len lỏi khắp Trung Đông và cũng chẳng có báo cáo nào nói rằng chính quyền Damascus đã mua số tên lửa này từ Bình Nhưỡng một cách hợp pháp. Và dĩ nhiên giá thành thấp chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp vũ khí Triều Tiên đứng vững tại thị trường vũ khí Trung Đông. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Hậu quả là trong thời gian đầu của cuộc chiến các chiến đấu cơ của Quân đội chính phủ Syria liên tục bị bắn hạ bởi tên lửa MANPADS, tuy nhiên con số này giảm dần theo thời gian khi mà số tên lửa mà lực lượng nổi dậy có trong tay ngày càng cạn dần chưa kể tới việc không phải quả tên lửa nào cũng có thể sử dụng được. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Theo thông tin ban đầu có được thì lô tên lửa HT-16PGJ được Syria mua từ Triều Tiên vào năm 2004, điều này đồng nghĩa với việc chúng vẫn còn khả năng hoạt động khi pin nhiệt của HT-16PGJ vẫn chưa hết hạn sử dụng. Và theo một thống kê không chính thức trước xung đột nổ ra Quân đội chính phủ Syria có trong tay khoảng 600 đơn vị HT-16PGJ. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Mặc dù HT-16PGJ do Triều Tiền sản xuất nhưng trên thực tế nó là một biến thể sao chép từ các dòng tên lửa MANPADS của Liên Xô, giống như họ đã từng làm với 9K32 Strela-2 vào những năm 1980 hay sau đó là với 9K34 Strela-3 vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên HT-16PGJ lại là một biến thể 9K38 Igla nội địa hóa của Triều Tiên với các tính năng được đánh giá ưu việt hơn Strela-2 hay Strela-3. Nguồn ảnh: altervista.org.
Với những gì ta thấy được ở Syria, HT-16PGJ có thiết kế tương tự như biến thể đầu tiên của dòng tên lửa MANPADS 9K310 Igla (SA-16) được Liên Xô giới thiệu vào đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: delphiforums.com
Có thiết kế tương tự không có nghĩa HT-16PGJ sở hữu sức mạnh của 9K310 Igla nhất là khi công nghệ pin nhiệt của Triều Tiên không thể so sánh được với Liên Xô, bên cạnh đó là khả năng hoạt động ổn định của tên lửa trong mọi điều kiện. Và nếu pin nhiệt có tuổi thọ ngắn và hoạt động không hiệu quả thì tên lửa sẽ trở nên vô dụng trước khi nó kịp được triển khai. Nguồn ảnh: Outside The Beltway
Cho tới nay các thông số kỹ thuật của HT-16PGJ vẫn còn là một ẩn số khi Triều Tiên rất ít công khai khả năng các loại vũ khí của mình, nếu có cũng khá hạn chế. Tuy nhiên với sức mạnh công nghệ của Bình Nhưỡng hiện tại thì HT-16PGJ nhiều khả năng không hề thua kém so với 9K310 Igla-1. Trong ảnh là một trong những bức ảnh hiếm hoi huấn luyện sử dụng HT-16PGJ trong Quân đội Triều Tiên. Nguồn ảnh: jajusibo.com
Với biến thể 9K310 Igla-1 của Liên Xô trước đây, nó được trang bị đạn tên lửa 9M313 với đầu dẫn hồng ngoại. So với Strela-3, Igla-1 mang khá nhiều sự thay đổi điển hình như việc tên lửa được tích hợp sẵn hệ thống nhận biết bạn-thù, hệ thống đầu dẫn tự động, tầm bắn tối thiểu được rút ngắn và hiệu suất hoạt động của tên lửa được cải thiện để tăng tầm bắn. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Dù vậy 9K310 Igla-1 hay HT-16PGJ vẫn bị đánh giá đã quá lỗi thời trong chiến tranh hiện đại, nó có thể bắn hạ được các máy bay cũ kỹ của Không quân Syria nhưng đối với máy bay Nga lại là một chuyện khác. Bên cạnh đó tại Syria còn xuất hiện nhiều dòng tên lửa phòng không vác vai khác như Strela-2M, Strela-3 có nguồn gốc từ Liên Xô và FN-6 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: The Daily Beast.
Biến thể tên lửa vác vai Igla hiện đại nhất của Nga hiện nay là 9K338 Igla-S được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2004 trên cơ sở cải tiến 9K38 Igla. Igla-S có thể hạ mục tiêu ở cự li đến 6.000m ở độ cao từ 3,5-4km, với đầu tự dẫn được cải tiến nhiều về khả năng vô hiệu hóa các biện pháp đối phó từ đối phương. Nguồn ảnh: suggest-keywords.
Trong ảnh, hai biến thể 9K338 Igla-S và 9K310 Igla-1. Với biến thể 9K338 Igla-S nó có trọng lượng 19kg trong đó đạn tên lửa là 11.7kg và nó được trang bị một đầu đạn nặng 2.5kg. Nguồn ảnh: suggest-keywords.
Dù là một mẫu tên lửa phòng không cá nhân nhưng Igla-S cũng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng cơ giới khác nhau như tích hợp trên các tổ hợp pháo phòng không tự hành, xe tăng, tàu chiến và cả trực thăng vũ trang. Nguồn ảnh: Imgur.