Liên quan đến việc ông Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) ký xác nhận sơ yếu lý lịch “bôi xấu” tân sinh viên Ngô Việt A, trú tại xã Duyên Hà khi gia đình chưa đóng đủ tiền xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiền làm đường 300.000 đồng/khẩu, và tiền điện chiếu sáng 130.000 đồng/khẩu (gia đình em Ngô Việt A. có 4 nhân khẩu). Dù A. trình bày do hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa kịp đóng các khoản thu trên, nhưng cán bộ tiếp dân không chấp nhận, vẫn phê vào phần lý lịch học sinh, sinh viên của em với nội dung: "Bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương". Tiếp đó, ông Nguyễn Đăng Huấn – Chủ tịch UBND xã Duyên Hà đã ký, đóng dấu xác nhận.Ghi nhận của PV Kiến Thức, chiều 11/8, nhiều người dân ở xã Duyên Hà cho biết, nhiều hộ gia đình của 4 thôn trong xã nơi đây vẫn chưa đóng tiền hoặc đóng chưa đủ tiền xây dựng đường, dù đã đưa vào sử dụng từ năm 2015 (khởi công năm 2012).Người dân ở xã Duyên Hà cho hay, trước kia đường liên thôn (4 thôn) là đường đất, chỉ rộng khoảng 3m. Từ khi đường được xây dựng mở rộng được khoảng 4m.Do người dân lo sợ số tiền đóng góp "cán bộ bỏ túi" nên họ chưa nộp cho UBND xã Duyên Hà.Dây điện loằng ngoằng trên nhiều đoạn đường liên thôn xã Duyên Hà.Tuy nhiên, mới đưa vào sử dụng được gần 2 năm nhưng nhiều đoạn đường liên thông tại xã Duyên Hà rất gồ ghề, gạch đá, đất cát chất đống ngổn ngang, cỏ dại mọc um tùm.Hơn nữa, một số hộ dân sinh sống gần mặt đường có công trình xây dựng nhà cửa đang cố lấn chiếm sát mép đường liên thôn ở xã Duyên Hà.Cỏ dại mọc um tùm ở nhiều đoạn.Nhiều đoạn đường còn bị đất phủ lớp dày trên bề mặt mà không được xử lý.Trong khi đó, thông tin với PV Kiến Thức, chiều 11/8, ông Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch xã Duyên Hà khẳng định, chi phí làm đường nông thôn mới ở xã, TP Hà Nội hỗ trợ 100% vật liệu xây dựng, UBND huyện Thanh Trì hỗ trợ máy móc, thiết bị và 50% nhân công, sau đó xã Duyên Hà với cả nhân dân họp bàn thỏa thuận tiền đóng góp, rồi thống nhất mỗi nhân khẩu là 300 nghìn đồng.Một số đoạn đường đã bị rạn nứt, các lớp bê tông đã bong ra. Khi PV Kiến Thức đề nghị ông Huấn cung cấp số liệu cụ thể và kế hoạch xây dựng đường nông thôn mới, cũng như các hộ dân chưa đóng góp tiền làm đường thì ông Huấn nói rằng: "Kế toán hiện đang nghỉ phép nên chưa thể cung cấp được".Được biết, gia đình sinh viên Ngô Việt A. ở xóm 4 thôn Đại Lan (xã Duyên Hà) là một trong 30 hộ ở xóm chưa đóng tiền làm đường. Tuy nhiên, bà bà Trần Thanh Hiền - Phó trưởng thôn Đại Lan - cho biết, gia đình cháu Việt A. không thuộc hộ nghèo, nhà có bốn nhân khẩu. Thôn làm đường nông thôn mới, nên mỗi người phải đóng góp 300 nghìn đồng. Như vậy, nhà cháu Việt A. có 4 người, số tiền phải đóng là 1,2 triệu đồng, đến thời điểm gia đình cháu chưa đóng chứ không phải là không đóng góp.
Liên quan đến việc ông Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch xã Duyên Hà (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) ký xác nhận sơ yếu lý lịch “bôi xấu” tân sinh viên Ngô Việt A, trú tại xã Duyên Hà khi gia đình chưa đóng đủ tiền xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiền làm đường 300.000 đồng/khẩu, và tiền điện chiếu sáng 130.000 đồng/khẩu (gia đình em Ngô Việt A. có 4 nhân khẩu). Dù A. trình bày do hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa kịp đóng các khoản thu trên, nhưng cán bộ tiếp dân không chấp nhận, vẫn phê vào phần lý lịch học sinh, sinh viên của em với nội dung: "Bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương". Tiếp đó, ông Nguyễn Đăng Huấn – Chủ tịch UBND xã Duyên Hà đã ký, đóng dấu xác nhận.
Ghi nhận của PV Kiến Thức, chiều 11/8, nhiều người dân ở xã Duyên Hà cho biết, nhiều hộ gia đình của 4 thôn trong xã nơi đây vẫn chưa đóng tiền hoặc đóng chưa đủ tiền xây dựng đường, dù đã đưa vào sử dụng từ năm 2015 (khởi công năm 2012).
Người dân ở xã Duyên Hà cho hay, trước kia đường liên thôn (4 thôn) là đường đất, chỉ rộng khoảng 3m. Từ khi đường được xây dựng mở rộng được khoảng 4m.
Do người dân lo sợ số tiền đóng góp "cán bộ bỏ túi" nên họ chưa nộp cho UBND xã Duyên Hà.
Dây điện loằng ngoằng trên nhiều đoạn đường liên thôn xã Duyên Hà.
Tuy nhiên, mới đưa vào sử dụng được gần 2 năm nhưng nhiều đoạn đường liên thông tại xã Duyên Hà rất gồ ghề, gạch đá, đất cát chất đống ngổn ngang, cỏ dại mọc um tùm.
Hơn nữa, một số hộ dân sinh sống gần mặt đường có công trình xây dựng nhà cửa đang cố lấn chiếm sát mép đường liên thôn ở xã Duyên Hà.
Cỏ dại mọc um tùm ở nhiều đoạn.
Nhiều đoạn đường còn bị đất phủ lớp dày trên bề mặt mà không được xử lý.
Trong khi đó, thông tin với PV Kiến Thức, chiều 11/8, ông Nguyễn Đăng Huấn - Chủ tịch xã Duyên Hà khẳng định, chi phí làm đường nông thôn mới ở xã, TP Hà Nội hỗ trợ 100% vật liệu xây dựng, UBND huyện Thanh Trì hỗ trợ máy móc, thiết bị và 50% nhân công, sau đó xã Duyên Hà với cả nhân dân họp bàn thỏa thuận tiền đóng góp, rồi thống nhất mỗi nhân khẩu là 300 nghìn đồng.
Một số đoạn đường đã bị rạn nứt, các lớp bê tông đã bong ra. Khi PV Kiến Thức đề nghị ông Huấn cung cấp số liệu cụ thể và kế hoạch xây dựng đường nông thôn mới, cũng như các hộ dân chưa đóng góp tiền làm đường thì ông Huấn nói rằng: "Kế toán hiện đang nghỉ phép nên chưa thể cung cấp được".
Được biết, gia đình sinh viên Ngô Việt A. ở xóm 4 thôn Đại Lan (xã Duyên Hà) là một trong 30 hộ ở xóm chưa đóng tiền làm đường. Tuy nhiên, bà bà Trần Thanh Hiền - Phó trưởng thôn Đại Lan - cho biết, gia đình cháu Việt A. không thuộc hộ nghèo, nhà có bốn nhân khẩu. Thôn làm đường nông thôn mới, nên mỗi người phải đóng góp 300 nghìn đồng. Như vậy, nhà cháu Việt A. có 4 người, số tiền phải đóng là 1,2 triệu đồng, đến thời điểm gia đình cháu chưa đóng chứ không phải là không đóng góp.